Tôn giáo hay Tông giáo

Hiểu chữ Tôn giáo và Tông giáo

Chữ Religion trong tiếng Anh, từ này lại có nguồn gốc từ tiếng La-tinh là religare có nghĩa là trói chặt (hay cột chặt); từ này có liên hệ với từ lig có nghĩa là trói, buộc, nó còn liên quan đến từ leg có nghĩa là chiếm lấy, tụ họp hay tuân giữ [1]. Có thể hiểu là: một người theo một tín ngưỡng nào đó, nghĩa là tình nguyện trói buộc mình để vâng theo sự đòi hỏi của đấng thần linh nào đó. Nhưng từ này trong cả tiếng Hán và tiếng Việt đều không có. Về sau các học giả phải “mượn tạm” chữ tông () ở trong chữ tông miếu, hay tổ tông trong tiếng Hán, ghép với chữ giáo () có nghĩa là dạy dỗ, giáo dục, truyền thụ lại kiến thức ... để thể hiện “nội hàm” của từ religion trong tiếng Anh hay religare trong tiếng La-tinh, với ý nghĩa: tông giáo là nói đến việc dạy bảo con cháu tại nơi thờ phượng tổ tông để con cháu sau này lớn lên biết lễ nghĩa, sống hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà, tổ tiên [2].


Sau này vào thời nhà Nguyễn (đời vua Thiệu Trị), do vua có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông vì thế chữ tông giáo phải đọc chệch đi thànhtôn giáo [3]; cũng vì tục lệ kiêng tên húy của vua mà ở xứ “Đàng trong” chữ “phúc” cũng phải nói chệch đi là “phước”. Từ đó trở đi trong cả ngôn ngữ giao tiếp lẫn học thuật của người Việt cho đến tận ngày nay đều dùng tôn giáo để dịch chữ religion (hoặc religious).[4]

Tham khảo

  1.  Paul Wright. Các Dân Tộc Và Tín Ngưỡng Của Họ. Tài Liệu Đào Tạo Của: International Correspondence Institute. 1987. Trg 16.
  2.  Lý Nhạc Nghị. Tìm Về Cội Nguồn Chữ Hán. NXB Thế Giới. 1997. Trg 767.
  3.  Theo http://www.hanviet.org/. (2/04/2015).
  4. http://www.chiaseniemtin.org/

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét