CHÙA NGỌC HOÀNG MỘT GÓC NHÌN - Phần 1

Chùa Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
 

 Cổng chùa vào buổi trưa nắng

 

Từ trong sân chùa nhìn ra ngoài

 

 Từ bên ngoài nhìn vào bên trong sân chùa
Chùa Ngọc Hoàng được thành lập từ năm 1892 do một người Hoa tên Lưu Minh chủ xướng. Năm 1900, công cuộc xây cất chùa hoàn thành, nhưng đến năm 1906 mới làm lễ khánh thành.


 Chùa khởi nguyên tên là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là "chùa Đa Kao", năm 1982 chùa gia nhập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với hòa thượng Thích Vĩnh Khương chủ trì, mới đổi tên thành Phước Hải Tự, nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.

 

Sân chùa được tỏa mát bởi nhiều cây cổ thụ, khiến cho sân chùa luôn mát mẻ dù là vào buồi trưa.




 

Các kiến trúc cơ bản của chùa Ngọc Hoàng.

Trong sân chùa Ngọc Hoàng, ngoài hai hồ nuôi cá và rùa, có một miếu thờ Hộ Pháp và một nhà bát giác che chiếc đỉnh lớn đúc bằng xi măng giả đồng dành cho khách hành hương thắp nhang trước khi vào chùa cũng như ra khỏi chùa.


 

 Miếu thờ và tượng Hộ pháp


Hồ nuôi cá

Hồ thả rùa, chi chít rùa lên phơi nắng trong đó có nhiều rùa tai đỏ.


 
Nhà bát giác che chiếc đỉnh lớn đúc bằng xi măng giả đồng
Chùa Ngọc Hoàng có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ. 


Gian đầu tiên là cổng vào với nhiều chi tiết điêu khắc tinh xảo.






Gian ở giữa liền với cổng vào, là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có:

 

Thổ địa thần(bên trái cửa vào),

 

Môn Quan thần (bên phải cửa vào)


 

Phật Dược Sư, tượng phật duy nhất bằng gỗ trầm đặt trong lồng kính, ở giữa chánh điện.

 

 Thanh Long đại tướng (bên phải) 

  
và Phục Hổ đại tướng (bên trái), tượng to bằng người thật.

Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, . Hầu hết các tượng thờ ở đây đều bằng gỗ, một số ít làm bằng giấy bồi. Riêng tượng của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất trong chùa. Đầu tượng Ngọc Hoàng đội mão lớn có mái che (mũ miện hay mão bình thiên) trước trán. Hai tay Ngọc Hoàng cầm lịnh tiễn(hốt). Mặt Ngọc Hoàng bình thản, không vui cũng không buồn, mắt trong tư thế mở nhưng không thấy rõ tròng mắt, mũi dời và to. Khuôn mặt tượng Ngọc Hoàng hình chữ điền, hai má cao và rộng, có bốn chòm râu tỏa dài xuống ngang vai. Ngọc Hoàng mặc áo choàng rộng, hai tay áo phủ tận đến các ngón tay. áo được chạm nối dính hến vào tượng với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo làm nổi bật đường nét trang trí trên thân áo với một con rồng uốn lượn.



 

Ở gian thờ Ngọc Hoàng có sáu pho tượng chính: bên phải gồm ba vị, với giữa là Quan Phu Tử (chủ về việc võ) và hai bên là Thiên Tướng và Thiên Thần.






Tại gian thờ Ngọc Hoàng, khi đến khấn thì có việc đổ dầu để châm đèn và khấn cầu bình an cho người khấn vái. Việc này được những người làm công quả của nhà chùa sẽ làm giúp khách thập phương khi khấn vái.

Những chai đựng dầu.


Ánh sáng và các bức điêu khắc.



 

Bên trái cung thờ Ngọc Hoàng là cung thờ Bắc Đế, tức Huyền Võ hay Trấn Võ và các vị tướng.


 

Bên phải cung thờ Ngọc Hoàng là cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm.



 


Ở gian thờ có nơi làm việc của những người làm công quả. Hai cụ đang ngồi viết một điều gì đó.




 


TB:Trong bài viết có sử dụng một số thông tin trên google nên cũng có thể chưa chính xác, mong mọi người góp ý.

Mời xem tiếp Phần 2

Bố susu
03-2012 
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét