CHÙA NGỌC HOÀNG MỘT GÓC NHÌN - Phần 2

Sau khi tham quan gian chính giữa thờ Ngọc Hoàng, Minh tui bước qua dãy hành lang bên trái để bước qua gian bên trái.


Một hành lang vắng lặng



Họa tiết trên tường ở hành lang bên trái


Gian bên trái từ ngoài vào, theo thứ tự từ trước ra sau có những hương án với các tượng thờ sau:
Gian đầu tiên thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu trong các tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ. Đây là gian cầu tự cho những người hiếm muộn. Theo như Minh tui được biết ở chùa Ngọc Hoàng việc cầu con rất linh nghiệm.








Kim Hoa thánh mẫu và mười hai bà mụ



Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, với mười bức chạm gỗ với cảnh mười cửa ngục phân bổ đều mỗi bên vách năm bức. Nối liền gian Thập Điện với gian Kim Hoa thính mẫu, có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Địa Tạng Vương bồ tát (biểu tượng cho sự cứu rỗi), Hoạt Vô Thường, Tư Mạng sứ quân và Dẫn Hồn Tiền (biểu tượng sự dẫn dắt, phân biệt linh bổ lành dữ).






Tượng Hoạt Vô Thường

Kế đến là gian thờ Thần Tài: Trang phục đồ tạng, biểu tượng mang hết sự rủi ro vào mình và ban phát tài lộc cho nhân gian. Tượng đứng cuối gian Thập Điện, tay cầm một cái rổ đựng các gói giấy đỏ bọc mảnh giấy nhỏ ghi hai chữ Hán "Tài Thần" bên trong để khách hành hương xin lộc.



Gian nối liền với gian Thập Điện có các tượng thờ: Nhị Vị song án, Mã tướng quân, Thành Hoàng, Lỗ Ban và Thái Tuế.

Gian thờ Thái Tuế thần


Gian thờ Lỗ Ban


Gian thờ Thành Hoàng


Nhị vị song án và Mã tướng quân










Minh tui thấy nhiều người khi cầu nguyện xong đều lắc chuông thật to, chắc là cầu mong mọi điều nguyện cầu của mình được chấp thuận.
Gian cuối cùng (hiện không còn cho khách vào chiêm bái) gồm hai hương án thờ Thạch Cẩm Đương (tục thờ đá của người Hoa) và thờ Ông Tà (tục thờ đá của người Khmer).


Đến đây thì Minh tui chỉ chụp được gian thờ gian thờ ông thổ địa và thần tài thôi.

Bên phải gian thờ Ngọc Hoàng là phòng khách của chùa, sau phòng này có cầu thang lên lầu.
Nơi đây thờ phụng: Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân, Hộ pháp và Tổ Lưu Minh - người lập chùa. Từ lâu chùa Ngọc Hoàng là một trong những cơ sở tín ngưỡng dân gian thu hút đông đảo khách hành hương chiêm bái.
Nơi thờ tự các vị sáng lập và trụ trì các đời của chùa.


Gian thờ Quan thánh đế quân

Bước lên cầu thang là đến Điện Quan âm









 

Bàn thờ Đạt Ma sư tổ
 

Vào những ngày rằm, mùng một âm lịch, nhất là vào các ngày rằm lớn trong năm (15/1 âm lịch, 15/7 âm lịch, 15/10 âm lịch) khách đến lễ chùa đông đến hàng vạn người.

Tui rất thích những bóng cây cổ thụ tron sân chùa, thật mát mẻ dù rằng giữa trưa nóng bức.
 

Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách đông nhất là dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào địp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an. Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngoài...


 

Trong các cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng có thể xem là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái rất đông đảo.

TB:Trong bài viết có sử dụng một số thông tin trên google nên cũng có thể chưa chính xác, mong mọi người góp ý.


Bố susu
03-2012
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét