LỄ DẠM NGÕ

Nhà chuẩn bị có lễ dạm ngỏ của chú em nhưng vì xa cách về địa lý nên có một số điều lo lắng, chuẩn bị xảy ra không giống như đám cưới của Bố susu 6 năm trước đây.
Vì là lễ dạm ngỏ nên nhà trai cũng cần có một số lễ vật mang qua nhà gái, do nhà gái cách xa nên nhà trai rất băn khoăn về việc quà cáp như thế nào cho xứng và cũng tiện việc mang theo trên đường. (Lần dạm ngỏ của Bố susu thì có mâm trầu cau, rượu và bánh kem nhưng do 2 gia đình không nhau nên cũng tiện cho việc đi lại.)
Rất may, thời đại này chuyện gì khó giải quyết thì ta tham vấn Mr.Google và sau khi tìm hiểu nhiều nơi thì đã quyết định là cặp rượu, cặp trà và hộp bánh cho lần dạm ngỏ này của chú em. (bình thường phải có mâm trầu cau thì phải).
Thế là cũng bớt lo, chỉ lo đường xa đi lại mệt mỏi cho ông bà nội của nhok susu.

Nhân tiện cũng tìm hiều thêm một chút về lễ dạm hỏi trong phong tục cưới của dân tộc ta. Trong quá trình cưới truyền thống, cô dâu chú rể Việt Nam sẽ trải qua 3 nghi lễ quan trọng, theo thứ tự là dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu.
Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên cho việc cưới xin của 2 bạn trẻ, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, trong buổi gặp gỡ này nhà trai sẽ đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. Ngày nay, dạm ngõ không còn phức tạp mà giản tiện đi nhiều nhưng vẫn có các thủ tục, lễ vật cần thiết.
Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong lễ dạm ngõ. Ảnh internet.

1. Lễ vật không thể thiếu trong ngày dạm ngõ
- Bởi dạm ngõ là buổi gặp gỡ mang ý nghĩ văn hóa nhiều hơn ý nghĩa nghi thức nên nhà trai chỉ cần chuẩn bị một cơi trầu và cau, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức tương tự như tráp đón dâu, ngoài ra, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện.
2. Thành phần tham gia lễ dạm ngõ
Lễ chạm ngõ là buổi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình, không cần rườm rà nên thành phần chủ yếu là người thân thiết.
- Thành phần tham dự bao gồm:
+ Nhà trai: Bố mẹ nhà trai, chú rể, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác...
+ Nhà gái: Bố mẹ nhà gái, cô dâu, có thể có thêm người thân ruột thịt trong gia đình tham dự.
Cũng tùy vào điều kiện và văn hóa từng nhà, lễ dạm ngõ tại nhiều gia đình chỉ có cha mẹ hai bên gặp gỡ nhau và đôi uyên ương. Ngoài ra, đôi bạn trẻ có thể mời thêm một số bạn bè thân tới dự.
Ngày nay, lễ dạm ngõ đã có nhiều thay đổi. Nếu ngày xưa, dạm ngõ được coi là lễ đầu để đôi trai gái, gia đình xem mắt thì thời nay nó chỉ là một hình thức để hai họ cùng nhau bàn bạc chuyện hôn nhân. Vì thế, việc tiến hành lễ này cũng không còn bắt buộc mà phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như điều kiện về địa lý, hay một số gia đình cũng bỏ qua để quá trình chuẩn bị cưới được tiện lợi và nhanh gọn hơn.


BỐ SUSU
06-2014
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét