Bài đọc liên quan:
+ Biện chứng kinh tế và chính trị Việt đương đại
+ Tái cơ cấu cái gì?
+ Nhìn đến 2013
+ Thử hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và giải pháp cho nghịch lý
+ Khi độc quyền kinh doanh là một sự tự nhiên (1)
Mấy tháng nay báo chí và các nhà kinh tế bàn chuyện hạ lãi suất trần trong ngân hàng để vực nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Theo tôi, cần nhìn nguyên nhân vì sao có lãi suất trần ngân hàng cao. Nó là nguyên nhân hay là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong điều hành kinh tế vĩ mô?
Nghị quyết 11/2011 đã ra đời để làm chuyện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Trong đó, có một công việc cụ thể là thu hút tiền đồng vào ngân hàng, bằng cách nâng tỷ lệ lãi suất cao của ngân hàng nhà nước, để giảm lượng tiền lưu thông ngoài xã hội, hòng giảm sức mua, đưa đến giảm giá hàng hoá, chống lạm phát. Đó là nguyên tắc cơ bản của bàn tay vô hình theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường tự do. Nhưng, đời lại có chữ nhưng nghịch lý.
+ Biện chứng kinh tế và chính trị Việt đương đại
+ Tái cơ cấu cái gì?
+ Nhìn đến 2013
+ Thử hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và giải pháp cho nghịch lý
+ Khi độc quyền kinh doanh là một sự tự nhiên (1)
Mấy tháng nay báo chí và các nhà kinh tế bàn chuyện hạ lãi suất trần trong ngân hàng để vực nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Theo tôi, cần nhìn nguyên nhân vì sao có lãi suất trần ngân hàng cao. Nó là nguyên nhân hay là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong điều hành kinh tế vĩ mô?
Nghị quyết 11/2011 đã ra đời để làm chuyện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Trong đó, có một công việc cụ thể là thu hút tiền đồng vào ngân hàng, bằng cách nâng tỷ lệ lãi suất cao của ngân hàng nhà nước, để giảm lượng tiền lưu thông ngoài xã hội, hòng giảm sức mua, đưa đến giảm giá hàng hoá, chống lạm phát. Đó là nguyên tắc cơ bản của bàn tay vô hình theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường tự do. Nhưng, đời lại có chữ nhưng nghịch lý.
Nhưng là kinh tế Việt Nam hiện nay không phải là kinh tế thị trường tự do theo quy luật cung cầu. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có bàn tay hữu hình của chính trị chi phối, bằng các nắm đấm thép theo đường lối bao cấp của chủ nghĩa Marx Lenin - với cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên việc chi tiêu vô tội vạ trong suốt từ 2007 đến nay của các nắm đấm thép, học theo các tập đoàn tư bản của Hàn Quốc, mà lại được nhà nước bảo kê bằng thuế của dân, chứ không là các tổng công ty tư nhân tự lực, tự cường như ở Hàn Quốc.
Hậu quả của các đứa con được nuông chiều đã đẩy đến tình trạng lạm phát 18,58% trong năm 2011 là điều hiển nhiên. Hơn 50 ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện để phá sản - chưa tính những doanh nghiệp nợ xấu không được phép phá sản - vì không xoay được vốn, trong khi lãi suất kịch trần có lúc lên đến gần 30%/năm cũng là điều hiển nhiên. Nó ảnh hưởng đến tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investement) năm 2012 giảm chỉ bằng 65% so với năm 2011 cũng là điều hiển nhiên. Câu chuyện thất nghiệp gia tăng hơn 11% ở thành phố năng động nhất - Sài Gòn - theo tổng kết cuối năm 2011 cũng là điều hiển nhiên, không tránh khỏi.
Song, điều đáng bàn ở đây là, lãi suất trần của ngân hàng nhà nước đưa ra là quyết định của ngân hàng nhà nước hoàn toàn độc lập với lạm phát với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu. Lại nếu, điều hành tiền tệ không vì các nắm đấm thép được cưng chiều, mà vì lợi ích xã hội thì câu chuyện lãi suất trần không còn là quan trọng. Vì tiền do ngân hàng nhà nước in ra, chỉ tốn giấy mực, thì ngân hàng nhà nước qui định lãi suất trần là 1% hay 0,5%/năm ngân hàng nhà nước cũng không bị lỗ. Đây là sai lầm nghiêm trọng trong chính sách điều hành tiền tệ không được độc lập với ngân hàng.
Nước Nhật, ngân hàng trung ương quy định trần lãi suất 0% trong nhiều năm nay. Nước Mỹ - Fed, cục dự trữ liên bang quốc gia - cũng quy định trần lãi suất 0,25% trong nhiều năm qua. Khủng hoảng kinh tế của Mỹ là do lún sâu và các cuộc chiến và thất nghiệp gia tăng, không phải vì đầu tư sai chỗ. Khủng hoảng của Nhật là do thiên tai, không vì thất nghiệp và lạm phát. Họ không khủng hoảng vì lạm phát như ở Việt Nam.
Hay nói cách khác, lạm phát và đồng tiền Việt mất giá là do sử dụng tiền không đúng mục đích, vì tha hoá và tham nhũng tạo ra. Tiền từ tham nhũng ào ạt tung ra thị trường để mua vàng và Mỹ kim. Nó làm mất giá đồng tiền Việt. Tiền từ tham nhũng tung ra thị trường mua hàng hoá vô tội vạ, đến nỗi một tô phở bằng 1 tháng lương công nhân mới làm ra lạm phát.
Hậu quả là lạm phát vì tham nhũng, cuối cùng lấy lý do để neo đậu trần lãi suất cao. Không biết các nhà chiến lược kinh tế đất nước dùng trần lãi suất để giết chết các doanh nghiệp đang làm ăn chân chính, hay là giúp làm tăng trưởng tín dụng cho hệ thống ngân hàng hòng cứu các nắm đấm thép vỡ nợ? Kết quả này là tự bóp chết nền kinh tế, nó sẽ kéo theo những hệ luỵ, như diễn biến trong 10 ngày qua của năm 2012.
Trong khi đó, hiện nợ xấu đã lên đến 350 ngàn tỷ đồng. Trong đó 70% tương đương với 250 ngàn tỷ đồng đang bị đóng băng trong bất động sản. Nó làm mất lòng tin các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nó đưa đến ngân hàng thì thiếu thanh khoản và tham nhũng bủa vây. Chứng khoán thì tuột giá. Bất động sản đóng băng dẫn đến lừa đảo, đi tù để trả nợ vì phá sản. Tình trạng tức nước vỡ bờ do nạn lộng quyền chiếm đất của cán bộ của đảng. Trộm cướp gia tăng, Án hành chính ở đô thị lớn tăng đột biến, v.v...
Một vòng xoắn bệnh lý của nền kinh tế Việt trong nửa thập niên qua là: tổng công ty độc quyền của đảng đưa đến chi tiêu vô tội vạ, dẫn đến tham nhũng, từ tham nhũng đưa đến lạm phát. Vì lạm phát phải nâng lãi suất trần và siết chặt tín dụng. Điều này dẫn đến kinh tế suy thoái. Muốn hết suy thoái kinh tế thì lại phải chi tiêu vô tội vạ để có tham nhũng.
Hậu quả là lạm phát vì tham nhũng, cuối cùng lấy lý do để neo đậu trần lãi suất cao. Không biết các nhà chiến lược kinh tế đất nước dùng trần lãi suất để giết chết các doanh nghiệp đang làm ăn chân chính, hay là giúp làm tăng trưởng tín dụng cho hệ thống ngân hàng hòng cứu các nắm đấm thép vỡ nợ? Kết quả này là tự bóp chết nền kinh tế, nó sẽ kéo theo những hệ luỵ, như diễn biến trong 10 ngày qua của năm 2012.
Trong khi đó, hiện nợ xấu đã lên đến 350 ngàn tỷ đồng. Trong đó 70% tương đương với 250 ngàn tỷ đồng đang bị đóng băng trong bất động sản. Nó làm mất lòng tin các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nó đưa đến ngân hàng thì thiếu thanh khoản và tham nhũng bủa vây. Chứng khoán thì tuột giá. Bất động sản đóng băng dẫn đến lừa đảo, đi tù để trả nợ vì phá sản. Tình trạng tức nước vỡ bờ do nạn lộng quyền chiếm đất của cán bộ của đảng. Trộm cướp gia tăng, Án hành chính ở đô thị lớn tăng đột biến, v.v...
Một vòng xoắn bệnh lý của nền kinh tế Việt trong nửa thập niên qua là: tổng công ty độc quyền của đảng đưa đến chi tiêu vô tội vạ, dẫn đến tham nhũng, từ tham nhũng đưa đến lạm phát. Vì lạm phát phải nâng lãi suất trần và siết chặt tín dụng. Điều này dẫn đến kinh tế suy thoái. Muốn hết suy thoái kinh tế thì lại phải chi tiêu vô tội vạ để có tham nhũng.
Như vậy, câu chuyện lãi suất trần cao hay thấp không làm ảnh hưởng đến lạm phát ở nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên nhân lạm phát của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt nam là, do cơ cấu chính trị sai đưa đến cơ cấu kinh tế sai làm ra tham nhũng. Nó sai nên đã có người đề nghị xoá các nắm đấm thép bằng cách tư nhân hoá vì nó là những con nợ triền miên như Vinashin, EVN, PVN, Vietnam Airline, v.v... làm nên sụp đổ kinh tế nước nhà.
Nhưng ông đương kim thủ tướng lại cho rằng, “Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô”. Và còn tăng cường phát triển những nắm đấm thép vàng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược của đảng về nhân lực lãnh đạo, khi lãnh đạo không hiểu biết thế nào là điều hành kinh tế thị trường tự do, nên quay lại kinh tế bao cấp sau đổi mới.
Nhưng ông đương kim thủ tướng lại cho rằng, “Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô”. Và còn tăng cường phát triển những nắm đấm thép vàng. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược của đảng về nhân lực lãnh đạo, khi lãnh đạo không hiểu biết thế nào là điều hành kinh tế thị trường tự do, nên quay lại kinh tế bao cấp sau đổi mới.
Thế thì, sửa lại cơ cấu chính trị bằng một hiến pháp hợp thời đại, để đảng lãnh đạo có đối trọng kềm chế sự tha hoá của đảng. Hay là cứ giữ cơ cấu chính trị sai lầm, để giữ khẩu hiệu mỵ dân là Việt Nam đang đi theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa bao giờ có trên thế giới, nên lấy dân tộc và đất nước làm vật thí nghiệm. Nhưng lại là mãnh đất màu mỡ để bản chất xấu xa của con người phát triển tươi tốt?
Asia Clinic, 10h03' ngày thứ Tư, 11/01/2012
0 nhận xét:
Đăng nhận xét