ĐÊM NAY, TRĂNG NỬA TỐI

Theo báo đài thông báo rằng tối 28/11 sẽ có hiện tượng nguyệt thực nửa tối sẽ diễn ra và Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn hiện tượng này.
Mấy ngày nay công việc nhiều phải lo tăng ca không biết tối có về sớm để chụp trăng đc không nhưng cũng đem theo máy để canh chụp.
Cũng may công việc kết thúc sớm hơn dự định nên mình cũng đc về sớm, về sớm là 7g tối đó nhé :)


Trăng sánh đôi với tòa nhà cao tầng


Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi trăng đi vào vùng nửa tối (Penumbra) tạo ra bởi trái đất. Còn nguyệt thực toàn phần hay một phần là khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của hành tinh chúng ta.
Khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần, bề mặt của mặt trăng sẽ tối sẫm toàn bộ hay một phần, nguyệt thực nửa tối khó nhận biết hơn vì trăng chỉ tối hơn một chút so với các ngày rằm thông thường. Thay vì sáng rõ, trăng sẽ có màu nhạt hơn giống như bị một lớp mây mỏng che phủ.

Đây là hình ảnh cận cảnh ông trăng chụp vào khoảng 7g15 









Theo giờ Việt Nam, Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối lúc 19h15’, đạt cực đại lúc 21h34’ và đi ra lúc 22h51'. Thời gian quan sát như vậy là nằm gọn trong cả buổi tối nên rất thuận lợi. Tuy vậy, khoảng thời gian quan sát tốt nhất hiện tượng này là từ 21h00 đến 22h00. Cùng với Việt Nam, phần lớn khu vực châu Á Thái Bình Dương và Alaska đều có cơ hội quan sát hiện tượng này.
Và đây là hình ảnh cận cảnh ông trăng vào khoảng 9h15 tối










Đố ai kiếm được cây đa
Đố ai kiếm được chú Cuội
Đố ai không thấy chị Hằng


Cuối cùng là trăng vẫn sáng vằng vặc, sáng trưng cả một góc trời dù rằng bầu trời cũng có nhiều mây.

Miêu tả hiện tượng nguyệt thực nửa tối (hình ảnh sưu tầm)

Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua phần bóng Trái Đất che khuất ánh sáng Mặt Trời (gồm bóng tối và bóng nửa tối).
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua phần bóng Trái Đất
che khuất ánh sáng Mặt Trời (gồm bóng tối và bóng nửa tối).


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét