Bài đọc liên quan:
+ Nhân trị hay vi hiến pháp trị?
+ Hiến pháp và thực tế Việt Nam
+ Hiến pháp, tên nước và chiếc mặt nạ của thể chế chính trị
Biểu quyết hiến pháp sửa đổi 1992 diễn ra sáng hôm nay có 4 kỷ lục thế giới đáng để quan tâm, và sẽ đi vào lịch sử dân tộc, dù tương lai đất nước này có như thế nào. Nên phải ghi ra đây để cho hậu thế.
Kỷ lục thứ nhất là, đúng 9h53' hôm nay có 488 đại biếu quốc hội, chiếm 97,99% tham gia bấm nút biểu quyết hiến pháp 1992 sửa đổi chỉ trong 9". Một kỷ lục biểu quyết có thể ghi vào Guinness toàn cầu.
Kết thúc biểu quyết chỉ có 2 người không biểu quyết. Với tỷ lệ 97.59% tán thành hiến pháp sửa đổi, không có ai không tán thành, chỉ có 2 người không biểu quyết. Một kết quả đồng thuận cao mà không có bất kỳ một tổ chức của chính quyền lập pháp nào trên thế giới có thể đồng thuận cao như thế. Một kỷ lục Guinness thứ hai.
Ngay cả Hoa Kỳ, hay bất cứ quốc gia văn minh trên thế giới nào cũng không thể có con số trong mơ như thế này. Nó nói lên nhiều điều đáng phải suy nghĩ. Nhưng có một điều đáng để lo ngại là, sao lúc nào sự đồng thuận của các chính khách đều rất cao, mà tình hình xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa lại không được như biểu quyết?
Đây là thời khắc lịch sử của dân tộc. Hiến pháp Việt Nam thời đại mới thay đổi như thay áo. Vì sau chỉ 68 năm mà nước Việt có đến 5 hiến pháp khác nhau: 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Kỷ lục Guinness thứ 3 của một quốc gia non trẻ chỉ mới 68 năm thành lập mà thay đổi hiến pháp đến 5 lần. Trung bình 13 năm 7 tháng 06 ngày thì hiến pháp nước Việt thời đại mới thay đổi một lần.
Kỷ lục thứ tư và quan trọng nhất là, chưa bao giờ hiến pháp được tôn trọng bằng nghị quyết của đảng cầm quyền như ông tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đã tuyên bố. Thế thì, mất 40 ngày và trung bình mỗi ngày tiêu tốn 1 tỷ đồng để bàn định thay đổi hiến pháp để làm gì?
Kỷ lục thứ tư và quan trọng nhất là, chưa bao giờ hiến pháp được tôn trọng bằng nghị quyết của đảng cầm quyền như ông tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đã tuyên bố. Thế thì, mất 40 ngày và trung bình mỗi ngày tiêu tốn 1 tỷ đồng để bàn định thay đổi hiến pháp để làm gì?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét