Ông Tập Cận Bình và tấm áp phích quảng cáo về Giấc Mộng Trung Hoa - Ảnh của AFP.
Bài đọc liên quan:
Từ lý thuyết Tam Cương của Khổng Khâu, mấy ngàn năn trước Trung Hoa đã được thống nhất 2 lần: Nhà Hán và nhà Tần. Nền Cộng hòa non trẻ được Tôn Dật Tiên đặt nền móng sau khi hạ bệ hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, khi mà đất nước Trung Hoa bị chia cắt do phương Tây.
Lần thứ 3 Trung Hoa được thống nhất trở lại gần đây 1949, là do Mao. Nhưng Mao đã phá hủy nền Cộng hòa non trẻ mà Tôn Dật Tiên đã xây dựng sau khi hạ bệ nhà Thanh, để mang Trung Hoa trở lại chế độ phong kiến xưa cũ dưới hình thức cộng sản mang màu sắc Trung Hoa.
Hoàn cảnh chính trị Trung Hoa hiện nay cũng giống như Pháp vào thế kỷ XVIII, khi Nã Phá Luân kéo nước Pháp trở lại nền quân chủ chuyên chế sau khi nền Cộng hòa non trẻ ra đời năm 1789.
Quy luật của triết học đã khẳng định: "kinh tế quyết định chính trị, và chính trị sẽ tác động đến kinh tế". Một nền chính trị đơn nguyên tập quyền như Trung Hoa chỉ là chiếc áo chật khoát trên mình của một gả khổng lồ về kinh tế.
Vì thế cho nên cách đây 2 năm ông Lý Khắc Cường - thủ tướng Trung Hoa đã đưa ra Chiến lược kinh tế - Likonomics. Likonomics gồm 3 mục tiêu - Không kích thích kinh tế - No stimulus; Giảm nợ - Deleveraging; và Cải cách cơ cấu - Structural Reform.
Theo tổng kết của World Bank năm 2013 nợ công của Trung Hoa chiếm 121% GDP, nhưng chỉ 1 năm sau, vào cuối 2014, thì theo McKinsey Global Institute khối nợ công này tăng thêm hơn gấp đôi tương đương với 282% GDP Trung Hoa.
Từ thời loài người có mặt trên trái đất, và biết sống thành cộng đồng đến nay, các hình thái chính trị xã hội loài người thi nhau ra đời. Từ đơn nguyên tập quyền, đến đa nguyên tập quyền, rồi đa nguyên tản quyền, chưa có hình thái xã hội nào tiêu diệt được tham nhũng cường quyền, mà chỉ có đa nguyên tản quyền làm giảm thiểu tối đa tham nhũng cường quyền mà thôi.
Nền chính trị đơn nguyên tập quyền là mảnh đất màu mỡ nhất để nuôi dưỡng tham nhũng cường quyền. Theo Business Insider, chỉ trong 2 năm đả hổ diệt ruồi của ông Tập Cận Bình đã làm cho các quan tham tuồn ra khỏi Trung Hoa đến 1250 tỷ đô la để tìm quê hương mới.
Với những con số trên, sau 2 năm hoạt động Likonomics xem như phá sản, không thể kéo kinh tế Trung Hoa đang đi xuống chưa thấy đáy như tôi đã tiên liệu 2 năm trước trong bài Likonomic tiến thoái lưỡng nan.
Trung Hoa đang chuẩn bị cuộc họp quốc hội để đưa ra chính sách và pháp luật mới cho thời kỳ mới, trong lúc kinh tế lẫn chính trị Trung Hoa đang rối ren. Cách đây 3 hôm, ngày 25/02/2015, Nhân dân nhật báo Trung Hoa giới thiệu một bài xã luận trên trang nhất 2000 chữ, về chiến lược chính trị của ông Tập Cận Bình - Tứ Toàn: Four Comprehensives - nhằm nâng đở kinh tế đang trên đà thất bại của Chiến lược kinh tế của thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tứ toàn là gì? Nó có nghĩa là bốn cải cách toàn diện về kinh tế chính trị để nhằm khôi phục kinh tế Trung Hoa. Bốn toàn diện đó là: Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện; Cải cách sâu sắc toàn diện; Quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện; Quản lý đảng nghiêm ngặt toàn diện, nhằm thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa" như lời ông Tập khi đọc diễn văn nhậm chức.
Tất cả những cái gọi là Tứ Toàn của ông Tập đều là những câu khẩu hiệu có tính tuyên truyền hơn là hiện thực. Còn nhớ cách đây gần 20 năm, khi ông cựu thủ tướng Chu Dung Cơ đã từng tuyên bố, nếu chủ tịch Giang Trạch Dân tham nhũng thì ông cũng bắt bỏ tù. Nhưng ông Chu Dung Cơ cũng chỉ ngồi ghế hành pháp của mình chỉ đúng một nhiệm kỳ từ 1998 đến 2003, là về vườn, giờ chỉ ngồi làm thơ dạy đời nói bóng gió, tham nhũng ở Trung Hoa ngày càng tăng.
Gần đây lại có thông tin các tham quan đang đoàn kết lại, đặt mua súng trường bắn tỉa để thủ tiêu ông Tập. Vấn đề thủ tiêu ông Tập không phải là dễ dàng. Nó cũng giống như chuyện ông Tập không thể diệt được tham nhũng ở một nền chính trị đơn nguyên tập quyền.
Không thể có một nền tư pháp đúng nghĩa trong một nền chính trị đơn nguyên tập quyền, vì không thể có tam quyền phân lập, nên cái tam toàn của ông Tập - Quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện - là hoàn toàn phá sản khi nó vừa thoát ra khỏi cửa miệng của ông. Chỉ mới đây thôi, ngày 26/02/2015, Tân Hoa Xã đã đưa tin Tòa án nhân dân tối cao Trung Hoa khuyến cáo các nhà tư pháp cao cấp Trung Hoa hãy tránh xa mô hình tư pháp độc lập, thì làm gì có pháp luật ở Trung Hoa?
Cái tứ toàn - Quản lý đảng nghiêm ngặt toàn diện - cũng phá sản khi chưa ráo mực 2000 chữ trên tờ Nhân dân nhật báo Trung Hoa, khi quyền quản lý ấy lại thuộc về đảng cầm quyền. Hay nói cách khác chính đảng cộng sản ở Trung Hoa là đảng độc nhất nắm mọi quyền quản lý và cái trị thì lấy cái gì để quản lý lại đảng cộng sản ở Trung Hoa?
Nhất toàn - Xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện - chỉ là ý tưởng của ông Hồ Cẩm Đào, xã hội văn minh hài hòa. Điều này thì có thể, nhưng cũng chỉ như hiện nay. Nó chỉ dành cho tham quan và chính khách, người dân Trung Hoa không thể có quyền sống, đừng nói đến quyền mưu cầu hạnh phúc.
Nhị tòan - Cải cách toàn diện sâu sắc - chẳng khác nào là một câu chém gió của thế giới ảo internet. Cải cách cái gì, nếu không là đa nguyên tản quyền cho nền chính trị Trung Hoa? Từ 1949 đến nay, nền chính trị Trung Hoa vẫn là đa nguyên, nhưng giả hiệu, vì các đảng phái khác chỉ để làm kiểng, và cũng do đảng viên cộng sản ở Trung Hoa nắm và hoạt động theo cương lĩnh và nghị quyết của đảng cộng sản.
Tóm lại, tứ toàn của Tập Cận Bình bất khả thi, nếu Trung Hoa không chuyển mô hình chính trị từ đơn nguyên tập quyền sang đa nguyên tản quyền.
Asia Clinic, 15h47' ngày thứ Bảy, 28/02/2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét