MƯA TRÊN PHỐ HUẾ

Bài viết này Minh tui xin tặng riêng chị linalol, trong suốt chuyến hành trình lần này chị đã cùng chia sẻ, đồng hành cùng với mình. cám ơn chị một lần nữa nhé.Đến với Huế sau khi vượt đèo Hải Vân và hứng trọn cơn mưa ngày càng nặng hạt.Tranh thủ ăn trưa, nghỉ ngơi nhóm chúng tui đi thăm Đại nội.Trước giờ chưa biết cung vua ra sao nay đến đây thì phải đi cho biết.Mà ra Huế mà không đến đây coi như chưa ra Huế nhỉ?????

 
Kỳ Đài nhìn từ Ngọ Môn


Còn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt Nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình.Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6(1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng,  Kỳ Đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử Kỳ Đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.

 
 Ghi dấu đủ kiểu trước Ngọ Môn.

Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1833). Ngọ Môn có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhật trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng quy về hướng Ngọ, cũng là hướng Nam, theo Dịch học là hướng dành cho bậc vua Chúa.

 
 Hàng cột vững chắc

  
Điện Thái Hòa nhìn từ sân Đại triều

  
 Trước điện Thái Hòa.

Điện Thái Hòa và  sân Đại triều Nghi.
Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng quang, sinh nhật vua, những buổi tiếp đón sứ thần chính thức và các buổi Đại triều được tổ chức 2 lần vào mồng 1 và 15 âm lịch hằng tháng. Trong chế độ phong kiếncung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam  và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.

 
 Một hành lang trong Tử cấm thành.

  
 Các rường cột mới được trùng tu

  
Chụp hình trước cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ tên ban đầu là cung Trường Thọ, các tên khác là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ; được bắt đầu xây dựng năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng Thái Hậu của triều Nguyễn.

 
 Máng xối rất cầu kì

 
 Thế Tổ Miếu

Thế Tổ Miếu còn được gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố. Nữ giới trong triều (kể cả Hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.
 
 Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam hoàng thành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837. Mỗi đình có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh và Huyền Đỉnh.
 
 Tường thành dài hun hút.

  
Điện Thái Hòa nhìn từ trên lầu của Ngọ Môn

 
 Lại ghi dấu một tấm tại đây

  
  Phá phách

  
 Chụp lại Cột cờ trước khi ra về

  
 Nhóm chúng tôi.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét