Bài đọc liên quan:
Cảnh báo thẩm mỹ da bằng tế bào gốc
Sơ lược Nobel y học 2011
Giáo dục y tế cộng đồng bệnh vảy nến
Cần hiểu đúng thực phẩm chức năng và nước uống Collagen
Làm y khoa hay làm chính trị?
Tôi sẽ không viết bài này nếu như không có bài "Dốt lại thích khoe chữ" của vị bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng ở viện 103 tại Hà Nội với những "học hàm học vị" đầy mình, nhưng kiến thức y học cơ bản lại không được trang bị. Bài này được một nặc danh vào đăng lên blog của tôi ở đây. Và nó cũng được nickname Sao Việt đăng lên ở facebook của cô ấy.
Cảnh báo thẩm mỹ da bằng tế bào gốc
Sơ lược Nobel y học 2011
Giáo dục y tế cộng đồng bệnh vảy nến
Cần hiểu đúng thực phẩm chức năng và nước uống Collagen
Làm y khoa hay làm chính trị?
Tôi sẽ không viết bài này nếu như không có bài "Dốt lại thích khoe chữ" của vị bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng ở viện 103 tại Hà Nội với những "học hàm học vị" đầy mình, nhưng kiến thức y học cơ bản lại không được trang bị. Bài này được một nặc danh vào đăng lên blog của tôi ở đây. Và nó cũng được nickname Sao Việt đăng lên ở facebook của cô ấy.
Muốn hiểu về công nghệ tế bào gốc thì ít nhất bất kỳ một bác sĩ y khoa nào cũng phải có kiến thức căn bản của 3 lĩnh vực chuyên môn sau: thứ nhất là, di truyền học (Genetics). Thứ hai là, phôi thai học trong y khoa (Embryology). Và thứ ba là, miễn dịch học (Immunology). Đó là chưa kể đến phải có một kiến thức căn bản vững vàng về những môn y học cơ sở khác như: Vi sinh học (Microbiology), Sinh Lý học (Physiology) và Sinh hoá học (Biochemistry), v.v... Bây giờ tôi xin ngắn gọn và tóm tắt sự bế tắc của y học hiện đại về công nghệ tế bào gốc còn nằm ở đâu? Và vì sao bác sĩ quân y viện 103 Hà Nội chưa hiểu về công nghệ này, nên đang đi theo con đường bá nghiệp làm tiền bằng nghề y.
Về di truyền học, khi một hợp tử được thụ tinh từ một nửa bộ nhiễm sắc thể của cha cho hoà chung với một nửa bộ nhiễm sắc thể của mẹ cho - tế bào gốc - sẽ nhân đôi thành nhiều tế bào gốc như nhau để sau đó biệt hoá thành các cơ quan cụ thể cho từng cá thể như: mắt, mũi, miệng, lông, móng, da, cơ, xương, tế bào máu, tim, gan, v.v... Rồi thành một phôi thai và một con người sau khi sinh ra. Một nguyên lý mà ai đã từng qua chương trình sinh học phổ thông trung học cũng dễ thấy là, tế bào gốc của tôi có chất liệu di truyền khác với tế bào gốc của ngay cả anh/em ruột của tôi - có nghĩa là, tế bào gốc của ai thì chỉ có người đó dùng mới là không phải vật lạ đối với cơ thể mình. Một nguyên lý thứ hai là, đã là tế bào gốc của tôi/hay của bạn thì, ở bất kỳ nơi đâu trong cơ thể tôi nó cũng có cùng một chất liệu di truyền như nhau, nó chỉ khác nhau ở chỗ là vị trí của tế bào gốc đó nằm ở cơ quan nào để làm nhiệm vụ biệt hoá thành cơ quan đó mà thôi. Có nghĩa là chỉ có một loại tế bào gốc được phân bổ nhiệm vụ đến từng cơ quan. Để dễ hiểu ta cứ tưởng tượng một loại lính hải quân, nhưng được giao tuần tra biển khác vị trí địa lý với tuần tra trên sông.
Về phôi thai học, như tôi đã viết trong bài phản biện về việc Thẩm mỹ da bằng tế bào gốc cách nay 2 tháng trên blog này. Có lẽ không nên nhắc lại cho dài dòng.
Về mặt miễn dịch học, như đã viết trong nhiều bài. Trong đó bài giải Nobel y học 2011 và bài Cần hiểu đúng về thực phẩm chức năng và nước uống Collagen. Đại khái là, bất kỳ vật gì không phải là của cơ thể mình mà, được đưa vào cơ thể mình đều được hải quan cửa khẩu kiểm tra phù hợp thì nhận, không phù hợp thì thải ra ngoài. Đó là 2 mặt của một vấn đề sức khoẻ của cơ thể con người. Nó rất quan trọng trong điều trị bệnh bằng cấy, ghép hoặc chống bệnh AIDS cũng như ung thư, hay bệnh tự miễn như tôi đã viết trong bài bệnh vảy nến, v.v... Ngoài ra, cứ mỗi phút đồng hồ ta đang sống có ít nhất hơn 10 tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể. Nhưng nhờ hệ thống miễn dịch cơ thể của chúng ta còn tốt, nên chúng tiêu diệt và dọn dẹp sạch môi trường cơ thể không bị ung thư. Khi hệ thống miễn dịch yếu đi, ung thư xuất hiện. Đây cũng lại là 2 mặt của một vấn đề trong chữa trị bệnh ung thư đang còn bế tắc hiện nay.
Nhìn ở góc độ 3 bộ phận trên tôi xin ví dụ, khi một bệnh nhân ung thư ví dụ như ung thư bạch cầu (Leukemia) dùng công nghệ tế bào gốc tự thân để điều trị thì sẽ tốt hơn vì không bị loại ghép. Nhưng, có 2 việc có tính nhị nguyên làm cản trở trong quá trình điều trị thất bại bằng ghép tế bào gốc tự thân. Thứ nhất là, khi một cơ thể đã bị ung thư rồi thì hệ thống miễn dịch tự lọc tế bào ung thư sinh ra của cơ thể đã quá yếu kém. Nên ung thư càng trẻ thì càng ác tính, khó chữa. Thứ hai là, người càng trẻ thì tế bào gốc càng trẻ và khỏe, nên người lớn hơn 40 tuổi hầu như giá trị tế bào gốc bị lão hóa khó lòng làm mầm để chữa bệnh. Và ung thư ở người tuổi già lại hiền hơn ở người trẻ. Điều này sẽ tốt hơn khi dùng tế bào gốc người khác gần giống với chất liệu di truyền của người bệnh, nhưng lại gặp vấn đề loại ghép.
Chính vì thế, cuộc họp thường niên vào tháng 02/2010 của các nhà khoa học trên thế giới thuộc hiệp hội vì tiến bộ khoa học để phục vụ cộng đồng (AAAS), giáo sư chủ nhiệm phòng thí nghiệm mang tên ông: Irving Weissman Laboratory của trường Y khoa thuộc Stanford University Hoa Kỳ - một trong những cha đẻ công nghệ tế bào gốc - đã tuyên bố: "Lập ngân hàng tế bào gốc từ dây rốn là trò lừa bịp"! được Thông Tấn Xã Việt Nam đăng tải.
Nếu ai đã từng xem phim Hàn Quốc: Chuyện tình Harvard, để ý một chút sẽ thấy cô sinh viên y khoa Lee Soo In do diễn viên Kim Tae Hui đóng ở những tập cuối, cô ta bị mắc bệnh Leukemia (Ung thư bạch cầu). Có một người nữ phương Tây có bộ gene di truyền gần giống với Lee Soo In. Và tỷ lệ này rất hiếm, chỉ có tế bào gốc của cô này mới có thể cứu cho cô bác sỹ trẻ Lee Soo In. Vì dùng tế bào gốc chính cơ thể của người bệnh hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải ở khả năng khỏe mạnh về hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép và năng đỡ cơ thể yếu kém dễ bị tái phát và thất bại. Nhưng khi dùng tế bào gốc của người khác thì sẽ bị loại ghép phải dùng thuốc chống loại ghép. Nó lại làm suy yếu miễn dịch và ung thư dễ tái phát. Một bộ phim tình cảm của Hàn Quốc, nhưng họ làm có cố vấn chuyên môn tốt hơn là bác sĩ quân y của ta làm thẩm mỹ da bằng tế bào gốc. Nhưng dù sao phim vẫn là phim. Việc điều trị ung thư bạch cầu cho đến nay vẫn còn bế tắc vì những gì đã giải thích ở trên.
Thế thì, khi bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng bảo là có "nhiều loại tế bào gốc khác nhau" là đã sai với kiến thức căn bản hàn lâm do Viện sức khỏe Hoa Kỳ (The National Institutes of Health: NIH) đã công bố: Stem Cell Basics. Và liệu tế bào gốc của ông bác sĩ quân y có sống được trong môi trường hộp kem thoa mặt không? Giả sử như nó sống được thì tế bào gốc của người khác có chất liệu di truyền đưa vào một người khác thì có bị loại ghép theo nguyên lý miễn dịch học của giải Nobel y học năm nay không? Hay là ông bác sĩ quân y sẽ là một ứng cử viên Nobel y học cho những thập niên tới? Khi mà ông đi làm lại những gì các bác sỹ thẩm mỹ trên thế giới đã làm hơn 1 thập kỷ qua và bây giờ họ vẫn đang mò mẩm nghiên cứu chưa ra về vấn đề thẩm mỹ da bằng tế bào gốc, nhưng bác sĩ Phan Toàn Thắng đã ứng dụng để kiếm tiền?
Thêm một giả sử nữa rằng thì là mà tại sao sản phẩm tế bào gốc của bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng là sản phẩn tốt, hiệu quả cao - thực chất là collagen tự chế không liên quan gì đến tế bào gốc - mà ông lại liên kết với việc bán hàng đa cấp? Một ngành buôn bán mà, người bán hàng không ăn lương mà chỉ ăn hoá hồng trên giá bán của hàng hoá. Một loại kinh doanh phi đạo đức đang bị cả thế giới e dè và lên tiếng!
Như vậy thì, ai dốt mà lại thích khoe chữ để theo bá nghiệp y khoa để làm tiền? Tôi chỉ khuyên ông bác sĩ quân y nên làm đúng nghề và đúng y đức để sống bằng một lương tâm đúng tinh thần Hippocrates khi tuyên thệ lúc ra trường thuốc. Hay là sau này đào tạo y khoa Việt Nam không còn được vinh hạnh đứng ra tuyên thệ những lời thề của Hippocrates nên ông không giữ được mình chăng?
Asia Clinic, 16h10' ngày Chúa Nhật, 30/10/2011
Nhìn ở góc độ 3 bộ phận trên tôi xin ví dụ, khi một bệnh nhân ung thư ví dụ như ung thư bạch cầu (Leukemia) dùng công nghệ tế bào gốc tự thân để điều trị thì sẽ tốt hơn vì không bị loại ghép. Nhưng, có 2 việc có tính nhị nguyên làm cản trở trong quá trình điều trị thất bại bằng ghép tế bào gốc tự thân. Thứ nhất là, khi một cơ thể đã bị ung thư rồi thì hệ thống miễn dịch tự lọc tế bào ung thư sinh ra của cơ thể đã quá yếu kém. Nên ung thư càng trẻ thì càng ác tính, khó chữa. Thứ hai là, người càng trẻ thì tế bào gốc càng trẻ và khỏe, nên người lớn hơn 40 tuổi hầu như giá trị tế bào gốc bị lão hóa khó lòng làm mầm để chữa bệnh. Và ung thư ở người tuổi già lại hiền hơn ở người trẻ. Điều này sẽ tốt hơn khi dùng tế bào gốc người khác gần giống với chất liệu di truyền của người bệnh, nhưng lại gặp vấn đề loại ghép.
Chính vì thế, cuộc họp thường niên vào tháng 02/2010 của các nhà khoa học trên thế giới thuộc hiệp hội vì tiến bộ khoa học để phục vụ cộng đồng (AAAS), giáo sư chủ nhiệm phòng thí nghiệm mang tên ông: Irving Weissman Laboratory của trường Y khoa thuộc Stanford University Hoa Kỳ - một trong những cha đẻ công nghệ tế bào gốc - đã tuyên bố: "Lập ngân hàng tế bào gốc từ dây rốn là trò lừa bịp"! được Thông Tấn Xã Việt Nam đăng tải.
Nếu ai đã từng xem phim Hàn Quốc: Chuyện tình Harvard, để ý một chút sẽ thấy cô sinh viên y khoa Lee Soo In do diễn viên Kim Tae Hui đóng ở những tập cuối, cô ta bị mắc bệnh Leukemia (Ung thư bạch cầu). Có một người nữ phương Tây có bộ gene di truyền gần giống với Lee Soo In. Và tỷ lệ này rất hiếm, chỉ có tế bào gốc của cô này mới có thể cứu cho cô bác sỹ trẻ Lee Soo In. Vì dùng tế bào gốc chính cơ thể của người bệnh hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải ở khả năng khỏe mạnh về hệ thống miễn dịch sau khi cấy ghép và năng đỡ cơ thể yếu kém dễ bị tái phát và thất bại. Nhưng khi dùng tế bào gốc của người khác thì sẽ bị loại ghép phải dùng thuốc chống loại ghép. Nó lại làm suy yếu miễn dịch và ung thư dễ tái phát. Một bộ phim tình cảm của Hàn Quốc, nhưng họ làm có cố vấn chuyên môn tốt hơn là bác sĩ quân y của ta làm thẩm mỹ da bằng tế bào gốc. Nhưng dù sao phim vẫn là phim. Việc điều trị ung thư bạch cầu cho đến nay vẫn còn bế tắc vì những gì đã giải thích ở trên.
Thế thì, khi bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng bảo là có "nhiều loại tế bào gốc khác nhau" là đã sai với kiến thức căn bản hàn lâm do Viện sức khỏe Hoa Kỳ (The National Institutes of Health: NIH) đã công bố: Stem Cell Basics. Và liệu tế bào gốc của ông bác sĩ quân y có sống được trong môi trường hộp kem thoa mặt không? Giả sử như nó sống được thì tế bào gốc của người khác có chất liệu di truyền đưa vào một người khác thì có bị loại ghép theo nguyên lý miễn dịch học của giải Nobel y học năm nay không? Hay là ông bác sĩ quân y sẽ là một ứng cử viên Nobel y học cho những thập niên tới? Khi mà ông đi làm lại những gì các bác sỹ thẩm mỹ trên thế giới đã làm hơn 1 thập kỷ qua và bây giờ họ vẫn đang mò mẩm nghiên cứu chưa ra về vấn đề thẩm mỹ da bằng tế bào gốc, nhưng bác sĩ Phan Toàn Thắng đã ứng dụng để kiếm tiền?
Thêm một giả sử nữa rằng thì là mà tại sao sản phẩm tế bào gốc của bác sĩ quân y Phan Toàn Thắng là sản phẩn tốt, hiệu quả cao - thực chất là collagen tự chế không liên quan gì đến tế bào gốc - mà ông lại liên kết với việc bán hàng đa cấp? Một ngành buôn bán mà, người bán hàng không ăn lương mà chỉ ăn hoá hồng trên giá bán của hàng hoá. Một loại kinh doanh phi đạo đức đang bị cả thế giới e dè và lên tiếng!
Như vậy thì, ai dốt mà lại thích khoe chữ để theo bá nghiệp y khoa để làm tiền? Tôi chỉ khuyên ông bác sĩ quân y nên làm đúng nghề và đúng y đức để sống bằng một lương tâm đúng tinh thần Hippocrates khi tuyên thệ lúc ra trường thuốc. Hay là sau này đào tạo y khoa Việt Nam không còn được vinh hạnh đứng ra tuyên thệ những lời thề của Hippocrates nên ông không giữ được mình chăng?
Asia Clinic, 16h10' ngày Chúa Nhật, 30/10/2011
0 nhận xét:
Đăng nhận xét