TẦM NHÌN DÀI HẠN CỦA BÀ ANGELA MERKEL

Bài viết gốc: Angela Merkel's Vision Thing(1)

Bài viết của Joseph Nye, một cựu trợ lý bộ trưởng quốc phòng thời tổng thống Bill Clinton, là một giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của cuốn Tương lai của quyền lực (The Future of Power).

CAMBRIDGE – Khi những cuộc chiến đấu của Châu Âu để cứu đồng Euro, âm thanh của các dàn hợp xướng phàn nàn càng phát ra to hơn về sự lãnh đạo yếu kém của những nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhiều người đã chỉ trích rằng, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thất bại trong việc thúc đẩy một tầm nhìn châu Âu, tương tự như của người tiền nhiệm và người cố vấn của bà - ông Helmut Kohl. Liệu các nhà phê bình có đúng không?

Một phần những hiệu quả của các nhà lãnh đạo đã làm là truyền đạt một tầm nhìn mang lại ý nghĩa thực tế cho những chính sách và truyền cảm hứng cho những người khác để hỗ trợ các chính sách này (và những người kiến ​​nghị ra chúng). Đây là một trong những cách mà các nhà lãnh đạo làm để tạo ra các mục tiêu chia sẻ và tiếp sinh lực cho hành động chung. Thông thường, một tầm nhìn như vậy cung cấp một kịch bản cho tương lai, có nghĩa là để khuyến khích thay đổi, mặc dù nó cũng có thể giữ nguyên hiện trạng - hoặc như quá khứ – vì cái hấp dẫn của bảo thủ không muốn thay đổi.

làm bằng cách nào, mà không có tầm nhìn, thì đều khó khăn để lãnh đạo những người khác ở bất cứ nơi đâu. Frederick Smith - CEO của Federal Express - đã cho rằng "nhiệm vụ chính của lãnh đạo là truyền đạt tầm nhìn và các giá trị của một tổ chức."

Nhưng người ta cần phải thận trọng về những tầm nhìn của mình. Đôi khi các nhà lãnh đạo nghĩ rằng tầm nhìn có thể giải quyết hầu hết vấn đề của họ, nhưng tầm nhìn sai lầm - một tầm nhìn quá tham vọng - có thể làm hỏng việc. Cựu tổng thống George H.W. Bush – Ông Bush cha(ND) - đã sai lầm (và là sai lầm của bản thân ông ấy) không có cái mà ông gọi là “tầm nhìn dài hạn”(“The Vision Thing”). Khi bị nhân viên của ông thúc ép và cởi mở hơn thì, Ông trả lời: "Không phải do tôi sai lầm".

Sau cú sốc của những cuộc tấn công vào các tổ chức khủng bố hồi tháng 9 năm 2001, con trai của ông, tổng thống George W. Bush, đã phát triển một tầm nhìn đầy tham vọng hơn rất nhiều. Là một trong những cựu cố vấn, Ông ta đã "không thể cưỡng lại để rút ra các ý tưởng lớn như dân chủ hóa Trung Đông, Những Ý tưởng lớn lại đứng vị thế đối lập với sự thận trọng nhỏ trong cuộc chơi của cha ông". Tuy vậy, ông Bush cha đã có một chính sách đối ngoại tốt hơn.

Một số lãnh đạo có tham vọng nghĩ rằng họ phải công bố một tầm nhìn đáng nễ đến với những người ủng hộ họ. Tuy nhiên, trong thực tế, một tầm nhìn thành công thường phát sinh từ nhu cầu của nhóm, sau đó được xây dựng và kết nối lại bỡi nhà lãnh đạo. Ví dụ, tầm nhìn của Martin Luther King, Jr, được thể hiện trong bài phát biểu của mình "I Have a Dream", là gốc rễ sâu xa không chỉ ở những giá trị công khai của Mỹ về bình đẳng và hòa nhập, mà còn trong kinh nghiệm của người Mỹ gốc Phi về sự bị lệ thuộc và bị loại trừ khỏi đời sống.

Đồng thời, áp lực cũng làm cho một tầm nhìn của một nhà lãnh đạo có thể bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Một chủ tịch trường đại học đã nói: "Mọi người đều hỏi, tầm nhìn của bạn là gì? Nhưng bạn sẽ xúc phạm đến nhiều người và gặp rắc rối bỡi cách trả lời quá nhanh. Phản ứng thông minh ngay từ đầu là: "Bạn nghĩ gì?" và sau đó nên lắng nghe trước khi bạn nói lên tầm nhìn của bạn".

Một tầm nhìn thành công phải có sức hấp dẫn đối với những nhóm khác nhau cả những người theo quan điểm của bạnnhững người đã đặt cược tương lai của họ vào bạn. Chơi với nhau tốt không có nghĩa là có thể ngồi làm việc với nhau được. Và, để được bền vững, một tầm nhìn thành công cũng phải là một đánh giá chính xác tình hình mà nhóm phải đối mặt. Các nhà lãnh đạo phải có được những câu hỏi ngay trước khi đề xuất câu trả lời. Việc chọn các mục tiêu và kết nối các thành viên trong một tầm nhìn, cái lãnh đạo cần không phải chỉ thu hút các các tín đồ của họ, mà còn phải hiểu bối cảnh họ đã chọn lựa. Hay nói đúng nghĩa là các lãnh đạo phải có khả năng đánh giá thực tế chính xác.

Tính rõ ràng của một tầm nhìn thay đổi với các loại lãnh đạo khác nhau khi vào cuộc. Các nhà lãnh đạo phong trào xã hội có thể làm cho tầm nhìn của mình ra với cộng đồng lớn hơn so với các công chức văn phòng. Một nhà lãnh đạo phong trào có thể thúc đẩy một tầm nhìn có tác động với cộng đồng đi xa bằng các cộng sự của mình, một thủ tướng nhiều mục tiêu và trách nhiệm để làm, phải duy trì vấn đề đối thoại liên tục với công chúng, mà lại không được xa rời công chúng. Sau khi cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore bị thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2000, ông trở thành một nhà lãnh đạo của phong trào xã hội để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, và phong cách của ông phải thay đổi cho phù hợp với thực tế để trở thành một nhà truyền cảm hứng và tiên tri việc của ông sẽ làm.

Các nhà phân tích đánh giá tầm nhìn một nhà lãnh đạo chính phủ là đánh giá về mặt mà lãnh đạo có tạo ra một sự cân bằng hợp lý giữa chủ nghĩa hiện thực và các nguy cơ, lãnh đạo có cân bằng được các mục tiêu với năng lực của mình hay không. Bất cứ ai cũng có thể tạo ra những ước muốn, nhưng những tầm nhìn hiệu quả phải đi với sự cảm hứng có tính khả thi.

Ví dụ, những người chỉ trích cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, thừa nhận rằng khả năng của ông tầm nhìn là một trong những điểm mạnh của ông ta như là một nhà lãnh đạo, nhưng phàn nàn về đức tính thiếu sự quan tâm đến những chi tiết nhỏ. Tương tự như vậy, thế kỷ XX, hai tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson và George W. Bush, được xem là có một tầm nhìn chính sách đối ngoại đầy tham vọng, nhưng là những người thiếu sự tinh tế và định hình lại tầm nhìn của họ khi họ gặp phải những thách thức trong lúc thực hiện quyền lực. Cả hai ông đều phát huy dân chủ, nhưng cả hai đã thực hiện nó theo cách bị phản tác dụng dữ dội làm cho nó trở thành chống lại thúc đẩy dân chủ.

Tất nhiên, sự thận trọng là chưa đủ. Đôi khi các nhà lãnh đạo cần mở rộng ranh giới của chủ nghĩa hiện thực để truyền cảm hứng đến người ủng hộkêu gọi nỗ lực lớn từ bên ngoài, như Winston Churchill đã làm ở Anh vào năm 1940(2). Tuy nhiên, không có một mức một độ thận trọng nào được dựa trên sự hiểu biết về bối cảnh, tầm nhìn từ lớn đến đại qui môcách cắt xén các giá trị thực tế mà họ tìm cách thúc đẩy cho tầm nhìn của mình được hiện thực.

Giống như Franklin Roosevelt, người đã hành động rất thận trọng trong việc cố gắng thuyết phục
quan điểm ​​của người Mỹ để từ bỏ chú nghĩa biệt lập trong những năm 1930s, bà Merkel đã tiến hành thận trọng về tiết kiệm đồng Euro. phải đối mặt với thái độ hoài nghi của công chúng về việc sử dụng các quỹ của nước Đức để giải cứu nền kinh tế Hy Lạp. Liên minh của bà bị chia rẻ về vấn đề này, và đảng của bà đã bị thất bại trong cuộc bầu cử toàn quốc. Nếu hành động mạnh dạn hơn, có thể đã mất đi nhiều sự hỗ trợ hơn, nhưng các bước đi để dẫn đến sự đồng ý của bà vẫn không đủ để trấn an thị trường.

Tuy nhiên, vào cuối tháng Mười vừa qua, cuối cùng bà Merkel cũng đã nói rõ một tầm nhìn về tương lai của châu Âu, bà đã thuyết phục được Hạ viện Đức(German Bundestag)(3) đồng ý một gói các biện pháp để cứu đồng Euro. Cho dù bà đã chờ đợi quá lâu - và cho dù tầm nhìn của sẽ được chứng minh một cách thuyết phục – nhưng tầm nhìn ấy sẽ được xác định trong những tháng tới.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Vision Thing: Còn gặp các chữ như: The Vision Thing hay That Vision Thing. Đây là cách chơi chữ của ông tổng thống Bush cha - Georgia H. W. Bush - khi ông yêu cầu nước Mỹ phải tiến hành chiến dịch Bão táp Sa mạc đánh vào Iraq của Saddam Hussein. Nhưng sau cùng chiến dịch này bị thất bại vào năm 1991. Khi bị chỉ trích sai lầm ông cho rằng ông không sai lầm mà, vấn đề của ông là “The Vision Thing”. Có thể dịch đúng nghĩa theo ý ông là: “Tầm nhìn dài hạn”.

2. Tháng 5/1940: khi Đức đánh Pháp chớp nhoáng xuyên qua các quốc gia. Thủ tướng Anh lúc đó là Chamberlain đã không còn được dân chúng tin tưởng và không có khả năng điều hành trong chiến tranh. Chamberlain từ chức, và Winston Churchill được chỉ định. Ông Churchill đã lập ra một chính phủ gồm tất cả các thành viên của mọi đảng phái chính trị nước Anh lúc bấy giờ để tập hợp sức mạnh toàn dân tộc cho cuộc chiến. Với tư duy của đảng Bảo Thủ, ông cương quyết không đầu hàng Đức, mà còn giữ lập trường buộc Đức Quốc Xã phải đầu hàng vô điều kiện. Ông nắm cả bộ quốc phòng và giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc. Đặc biệt ông trao quyền cho bạn và là người thân tín của ông, nhà công nghiệp và chủ báo, Nam tước Beaverbrook, chịu trách nhiệm sản xuất máy bay. Nhờ sự nhạy bén đáng kinh ngạc của Beaverbrook nước Anh nhanh chóng tăng tốc độ sản xuất máy bay tới mức làm thay đổi cục diện chiến trường. Ông đã giúp nước Anh vượt qua khó khăn và chiến thắng nhờ biết truyền cảm hứng đến tinh thần dân tộc và sức chiến đấu.

Những bài phát biểu ngắn của Winston Churchill là cảm hứng to lớn cho tinh thần chiến đấu của nước Anh. Bài phát biểu đầu tiên của ông ở cương vị thủ tướng rất nổi tiếng với tên gọi " “Blood, sweat and tears” (“Máu, mồ hôi và nước mắt") với câu nói nổi tiếng: "Tôi không có gì để cống hiến ngoài máu, sự vất vả, nước mắt và mồ hôi" (I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat). Ông đã hành động đúng theo đó và tiếp tục có hai bài phát biểu nổi tiếng khác ngay trước trận không chiến của nước Anh với Đức. Trong một bài này có câu nói bất hủ, "Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta, dù với bất kỳ giá nào, chúng ta sẽ chiến đấu trên các bãi biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên đất liền, chúng ta sẽ chiến đấu trên các cánh đồng và trên các đường phố, chúng ta sẽ chiến đấu trên những quả đồi; chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng". Bài phát biểu kia cũng có một câu nổi tiếng "Vì thế chúng ta hãy can đảm để thực hiện những nghĩa vụ của mình, và hãy hành động để dù Đế chế Anh và Khối thịnh vượng chung của nó tồn tại hàng nghìn năm nữa, mọi người vẫn nói, Đây chính là giờ phút tuyệt vời nhất của họ". Khi trận chiến nước Anh ở thời đỉnh điểm, sự can đảm của ông trước tình thế với câu nói đáng ghi nhớ với các phi công Anh: "Never in the field of human conflict was so much owed by so many to so few", khiến ông được các phi công chiến đấu Đồng minh đặt tên hiệu là “The Few”.

3. Bundestag: Quốc hội là cơ quan lập pháp nước Đức gồm hạ viện và thượng viện. Hạ viện Đức gọi là Bundestag. Thượng viện Đức gọi là Bundesrat.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 16h42' ngày thứ Ba, 08/11/2011
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét