Xin cảm ơn người dịch bài này và cảm ơn tác giả bài viết sự thật về cuộc chiến Việt Nam.
Bài viết gốc: Sleeping With theEnemy
Bài viết gốc: Sleeping With theEnemy
Nguồn của bài dịch: Chăn gối với kẻ thù
Lời người dịch: Xin mời quý vị đọc một bài viết của một cựu sĩ quan Hoa Kỳ đã từng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, cựu bộ trưởng Bộ Hải Quân Hoa Kỳ và hiện là thượng nghị sĩ liên bang của Hoa Kỳ, nói lên quan điểm về cuộc chiến Việt Nam. Thú thật, cho đến bây giờ mới thấy một người Mỹ trí thức có đầy đủ hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam đã viết một bài chân thật, rất đáng kính trọng và rất đáng đưa vào lịch sử của Hoa Kỳ để cho con cháu người dân Hoa Kỳ được hiểu rõ hơn cuộc chiến Việt Nam mà trước đây những kẻ viết lịch sử Hoa Kỳ đã thiếu dữ kiện sống để viết.
THG
Biết giải thích như thế nào với những đứa con của tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói ồn ào nhất của những người cùng tuổi, cùng thời với tôi lại nhắm mục đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa Kỳ, để xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Giờ đây nhìn lại, ngay cả chúng ta, những người đã trải qua giai đoạn này, cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu, lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm những con vi khuẩn nầy.
Sau khi Tổng Thống Nixon từ chức vào tháng Tám 1974, cuộc bầu cử mùa Thu năm ấy mang lại 76 tân dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 8 thượng nghị sĩ. Đại đa số những dân cử chân ướt, chân ráo này đã tranh cử dựa trên cương lãnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ được xem như những ứng viên yếu kém trước khi Nixon từ chức, vài người không xứng đáng thấy rõ, chẳng hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa từng có một nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.
Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate này diễu hành vào thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau này trở thành điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ: Chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn Nam Việt Nam. Không nên lầm lẫn ở chỗ này – đây không phải là sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết của những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam hai năm trước rồi, và đã tròn bốn năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.
Bởi những lý do mà không một viện dẫn lịch sử nào có thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, cánh Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh gục nền Dân Chủ còn phôi thai của Nam Việt Nam. Phụ tá sau này của Tòa Bạch Ốc Harold Ickes và nhiều người khác trong “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh” – có một lúc được giúp đỡ bởi một người tuổi trẻ nhiều tham vọng: Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những khoản tài trợ của Quốc Hội nhằm giúp miền Nam Việt Nam tự bảo vệ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những con ác quỷ trong chánh quyền Nam Việt Nam. Những đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục thêm vào những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ.
Rồi đến đầu năm 1975 Quốc Hội Watergate giáng một đơn chí tử xuống các nước Đông Dương không Cộng Sản. Tân Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và Cam Bốt của Tổng Thống Gerald Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho quân đội Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ. Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris 1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam, đến tháng Ba phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ viện trợ quân sự bổ sung cho Nam Việt Nam và Cam Bốt.
Trong các cuộc tranh luận, luận điệu của phe Tả phản chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị chiến tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia này dưới sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi dân biểu Christopher Dodd, tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc chữa của các đồng viện, lên giọng đầy điệu bộ “gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm nhục chữ nghĩa… Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể trao cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức.”
Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại trong vòng chỉ có hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu những cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn một phần ba dân số của quốc gia này, như sau: “Chính phủ cảnh cáo rằng nếu chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm máu hiện nay.”
Trên chiến trường Việt Nam việc chấm dứt viện trợ quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ. Các cấp chỉ huy quân đội của miền Nam Việt Nam đã được đảm bảo về việc viện trợ trang thiết bị khi người Mỹ rút quân – tương tự như những viện trợ Hoa Kỳ vẫn dành cho Nam Hàn và Tây Đức – và đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc Bắc Việt, nếu Bắc Việt tấn công miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ đang mở mắt trừng trừng nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong lúc khối Sô Viết và Trung Cộng vẫn tiếp tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.
Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa choáng váng vừa mất tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để đối phó với những sự thiếu thốn trang thiết bị cần thiết, quân đội chính quy miền Bắc được tái trang bị đầy đủ lập tức phát động cuộc tổng tấn công. Bắt giữ được nhiều đơn vị bị cô lập, quân Bắc Việt tràn xuống vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày.
Những năm về sau, tôi đã phỏng vấn những người lính miền Nam Việt Nam còn sống sót trong những cuộc giao tranh, nhiều người đã bị trải qua hơn chục năm trong các trại tù tập trung của Cộng Sản sau khi cuộc chiến chấm dứt. Những điệp khúc này không bao giờ chấm dứt:
- “Tôi không còn đạn dược.”
- “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.”
- “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.”
- “Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa khi phải nghe những lời kêu gọi xin tiếp viện.”
Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự xụp đổ này cho thấy có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục được thấy rõ trong nhiều vấn để mà chúng ta đang phải đương đầu ngày nay. Đối với những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và những người cùng quan điểm chánh trị với họ, đây là là một tháng đen tối và tuyệt vọng.
Những khuôn mặt mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc Việt là những khuôn mặt rất thật và quen thuộc, không phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi họ đeo và bám vào thân trực thăng hay phi cơ một cách tuyệt vọng, có thể là những người chúng ta quen biết hoặc đã từng giúp đỡ. Ngay cả đối với những kẻ không còn niềm tin vào khả năng đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt cuộc chiến.
Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc chiến và lớn lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả khi họ thơ mộng hoá những ý định của người Cộng Sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ trách nhiệm của mình trong sự xụp đổ này bằng những phê phán quân đội Nam Việt Nam đầy tính sa lông, hay là công khai reo mừng.
Ở trung tâm Luật Khoa của Đại Học Georgetown nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng trợn ném bỏ các điều cam kết về hòa bình và bầu cử trong Hiệp Định Paris 1973, và tiếng xe tăng của Bắc Việt trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ để thực sự ăn mừng.
Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan trong năm 1997. Thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của phong trào phản chiến đã cố gắng không ngừng nghỉ trong những năm theo sau sự rút quân của Mỹ. George McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương trình “Crossfire” của CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể thắng được ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến lược của mình, ứng cử viên Tổng Thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, đã bình luận rằng: “Anh không hiểu là tôi KHÔNG MUỐN chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?” Ông McGovern không chỉ có một mình. Ông ta là phần tử của một nhóm nhỏ, nhưng vô cùng có ảnh hưởng lớn trong chính trường. Sau cùng họ đã đạt được điều họ muốn.
Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn cho không khí hân hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải thưởng điện ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ba tuần trước khi miền Nam xụp đổ.
Giải phim tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một phim tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn hóa Hoa Kỳ cũng như những cố gắng của chúng ta để hỗ trợ cho sự chiến đấu cho nền Dân Chủ của miền Nam Việt Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider (người thủ diễn một vai trong câu chuyện của David Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng thừng trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản của mình.
Đứng trước máy vi âm ông ta nói:
- “Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở đây, vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.”
Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood xảy ra – dù giờ đây đã được họ cố tình quên đi. Trong lúc quốc gia Việt Nam, mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi từ kẻ thù của chúng ta, đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều quyền lực nhất của Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.
Chúng ta, những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó, nhìn lại cái khoảnh khắc này của năm 1975 với sự sửng sốt không nguôi và không bao giờ quên được. Họ là ai mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta? Sao họ lại có thể chống lại chính những người đồng hương của mình một cách dữ tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh chiến thắng của kẻ thù Cộng Sản, kẻ đã làm thiệt mạng 58,000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ trương ủng hộ Dân Chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?
Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào của Hollywood nói về số phận của những con người biến mất sau bức màn tre của Việt Nam. Không ai đề cập đến những trại tù tập trung cải tạo mà hàng triệu chiến binh miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ, 56,000 người đã thiệt mạng, 250,000 bị giam hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người nào chỉ trích việc cưỡng bách di dân, tham nhũng, đàn áp những người bất đồng chính kiến, cướp đất, cướp nhà của dân hay là chế độ Công An trị mà hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng kém về nghệ thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn tả các chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong những khung cảnh có thật.
Tại sao? Bởi vì cộng đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc loại đỉnh cao trí tuệ trong xã hội, chưa bao giờ yêu thương, kính phục, hay ngay cả thông cảm với những con người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên đường phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn ra về việc lịch sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam như thế nào? Những kẻ chế diễu chính sách của chính quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ thù, cái kẻ thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không muốn được nhớ đến như là những kẻ quá đỗi ngây thơ và lầm lẫn.
Giữa những người dân Mỹ bình thường, thái độ của họ trong khoảng thời gian rối ren này lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau những tin tức bị thanh lọc và những bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công dân của chúng ta đồng ý với chúng ta, những người đang chiến đấu, hơn là với những kẻ làm suy yếu cuộc chiến đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả như là thành phần nổi loạn chống chiến tranh.
Như được tường trình lại trong bài “Ý Kiến Quần Chúng”, những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến khi Hoa Kỳ chấm dứt sự tham dự chiến tranh ỏ Việt Nam cho thấy tuổi trẻ Mỹ thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu bền hơn bất cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng 1 năm 1973, khi 68 phần trăm dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát hiện này cho thấy giới trẻ nói chung rõ ràng là không cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn là George McGovern bằng tỷ lệ 52% so với 46 phần trăm.
Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ những người chống đối này, mà ngày nay đang thống lãnh giới báo chí và giới khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm 1970 đã được ủng hộ quần chúng mạnh mẽ. Sự xâm nhập này đã gây ra sự phản đối rộng khắp ở các sân trường đại học, kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người chết ở Kent State University. Theo những kết quả thăm dò dư luận của Harris gần 6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý kiến, trong cùng bản thăm dò này vào tháng 5 năm 1970, ủng hộ tái oanh tạc Bắc Việt, một thái độ cho thấy sự bác bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.
Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi bẩn thường xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp học, như là những chiến binh miễn cưỡng và thất bại, vẫn được những người dân Mỹ bình thường tôn trọng. Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980, ủy quyền bởi Veterans Administration), 73 phần trăm công chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý với câu phát biểu: “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là QUÂN ĐỘI CHÚNG TA ĐƯỢC YÊU CẦU CHIẾN ĐẤU TRONG MỘT CUỘC CHIẾN MÀ CÁC LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ Ở WASHINGTON KHÔNG CHO HỌ ĐƯỢC PHÉP CHIẾN THẮNG”, 70 phần trăm những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu: “Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ.” Trọn 91 phần trăm những người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian ở trong quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa, ngay cả nếu biết rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.
Bản thăm dò này còn có cái gọi là “nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chánh trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.
Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình nguyện. Trong số những người tử trận: 86 phần trăm là da trắng, 12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2 phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng khi sau này sẽ bị lịch sử phán xét.
Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong Tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.
Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt, sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn “ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng” trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm đã vùi thây dưới đáy biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của hàng triệu người bị giết bởi những người Cộng Sản “giải phóng quân.”
Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê hương của em.
THG
Biết giải thích như thế nào với những đứa con của tôi rằng khi tôi mười mấy, đôi mươi, những tiếng nói ồn ào nhất của những người cùng tuổi, cùng thời với tôi lại nhắm mục đích phá nát những nền tảng của xã hội Hoa Kỳ, để xây dựng lại một xã hội dựa theo quan điểm đầy tự mãn của họ. Giờ đây nhìn lại, ngay cả chúng ta, những người đã trải qua giai đoạn này, cũng không hiểu được tại sao lại có những kẻ với trình độ học vấn cao, đa số sinh ra từ gia đình thượng lưu, lại có thể gieo rắc những tư tưởng phá hoại làm nhiễm độc bầu không khí của thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970. Ngay cả Quốc Hội cũng bị nhiễm những con vi khuẩn nầy.
Sau khi Tổng Thống Nixon từ chức vào tháng Tám 1974, cuộc bầu cử mùa Thu năm ấy mang lại 76 tân dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 8 thượng nghị sĩ. Đại đa số những dân cử chân ướt, chân ráo này đã tranh cử dựa trên cương lãnh của Mc Govern. Nhiều người trong số họ được xem như những ứng viên yếu kém trước khi Nixon từ chức, vài người không xứng đáng thấy rõ, chẳng hạn như Tom Downey, 26 tuổi, thuộc New York, người chưa từng có một nghề ngỗng gì và vẫn còn ở nhà với mẹ.
Cái gọi là Quốc Hội hậu Watergate này diễu hành vào thành phố với một sứ mệnh vô cùng quan trọng mà sau này trở thành điểm tập hợp cho cánh Tả của Hoa Kỳ: Chấm dứt sự giúp đỡ của nước Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào cho chính quyền đang bị vây khốn Nam Việt Nam. Không nên lầm lẫn ở chỗ này – đây không phải là sự kêu gào thanh niên Mỹ đừng đi vào cõi chết của những năm trước đây. Những người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Việt Nam hai năm trước rồi, và đã tròn bốn năm không có một người Mỹ nào bị tử trận.
Bởi những lý do mà không một viện dẫn lịch sử nào có thể bào chữa được, ngay cả sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, cánh Tả vẫn tiếp tục những cố gắng để đánh gục nền Dân Chủ còn phôi thai của Nam Việt Nam. Phụ tá sau này của Tòa Bạch Ốc Harold Ickes và nhiều người khác trong “Chiến Dịch Kiểm Soát Tài Chánh” – có một lúc được giúp đỡ bởi một người tuổi trẻ nhiều tham vọng: Bill Clinton – làm việc để cắt toàn bộ những khoản tài trợ của Quốc Hội nhằm giúp miền Nam Việt Nam tự bảo vệ. Liên Hiệp Hoà Bình Đông Dương, điều hành bởi David Dellinger và được quảng bá bởi Jane Fonda và Tom Hayden, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội suốt năm 1973 và 1974, đi khắp các khuôn viên đại học Mỹ, tập hợp sinh viên để chống lại điều được cho là những con ác quỷ trong chánh quyền Nam Việt Nam. Những đồng minh của họ trong Quốc Hội liên tục thêm vào những tu chính án để chấm dứt sự viện trợ của Hoa Kỳ cho những người Việt Nam chống Cộng Sản, ngăn cấm cả đến việc sử dụng không lực để giúp những chiến binh Nam Việt Nam đang bị tấn công bởi các đơn vị bộ đội chánh quy Bắc Việt được khối Sô Viết và Trung Cộng yểm trợ.
Rồi đến đầu năm 1975 Quốc Hội Watergate giáng một đơn chí tử xuống các nước Đông Dương không Cộng Sản. Tân Quốc Hội lạnh như băng từ chối lời yêu cầu gia tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và Cam Bốt của Tổng Thống Gerald Ford. Ngân khoản dành riêng này sẽ cung cấp cho quân đội Cam Bốt và Nam Việt Nam đạn dược, phụ tùng thay thế, và vũ khí chiến thuật cần thiết để tiếp tục cuộc chiến tự vệ. Bất chấp sự kiện là Hiệp Định Paris 1973 đặc biệt đòi hỏi phải cung cấp “viện trợ để thay thế trang thiết bị quân sự vô giới hạn” cho Nam Việt Nam, đến tháng Ba phe Dân Chủ trong Quốc Hội biểu quyết với tỷ số áp đảo, 189-49, chống lại bất kỳ viện trợ quân sự bổ sung cho Nam Việt Nam và Cam Bốt.
Trong các cuộc tranh luận, luận điệu của phe Tả phản chiến gồm toàn những lời lên án các đồng minh đang bị chiến tranh tàn phá của Hoa Kỳ. Và đầy những hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp cho các quốc gia này dưới sự cai trị của chế độ Cộng Sản. Rồi dân biểu Christopher Dodd, tiêu biểu cho sự ngây thơ hết thuốc chữa của các đồng viện, lên giọng đầy điệu bộ “gọi chế độ Lon Nol là đồng minh là làm nhục chữ nghĩa… Tặng vật lớn nhất mà đất nước chúng ta có thể trao cho nhân dân Cam Bốt là hòa bình, không phải súng. Và cách tốt nhất để đạt được mục đích này là chấm dứt viện trợ quân sự ngay lập tức.”
Sau khi trở thành chuyên gia đối ngoại trong vòng chỉ có hai tháng kể từ lúc thôi bú mẹ, Tom Downey chế diễu những cảnh cáo về tội ác diệt chủng sắp sửa xảy ra ở Cam Bốt, cái tội ác đã giết hơn một phần ba dân số của quốc gia này, như sau: “Chính phủ cảnh cáo rằng nếu chúng ta rời bỏ các quốc gia ấy thì sẽ có tắm máu. Nhưng những cảnh cáo cho việc tắm máu trong tương lai không thể biện minh cho việc kéo dài việc tắm máu hiện nay.”
Trên chiến trường Việt Nam việc chấm dứt viện trợ quân trang, quân cụ là một tin làm kinh ngạc và bất ngờ. Các cấp chỉ huy quân đội của miền Nam Việt Nam đã được đảm bảo về việc viện trợ trang thiết bị khi người Mỹ rút quân – tương tự như những viện trợ Hoa Kỳ vẫn dành cho Nam Hàn và Tây Đức – và đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tái oanh tạc Bắc Việt, nếu Bắc Việt tấn công miền Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973. Bây giờ thì họ đang mở mắt trừng trừng nhìn vào một tương lai bất định khủng khiếp, trong lúc khối Sô Viết và Trung Cộng vẫn tiếp tục yểm trợ cho Cộng Sản Bắc Việt.
Trong lúc quân đội Nam Việt Nam, vừa choáng váng vừa mất tinh thần, tìm cách điều chỉnh lại lực lượng để đối phó với những sự thiếu thốn trang thiết bị cần thiết, quân đội chính quy miền Bắc được tái trang bị đầy đủ lập tức phát động cuộc tổng tấn công. Bắt giữ được nhiều đơn vị bị cô lập, quân Bắc Việt tràn xuống vùng đồng bằng trong vòng có 55 ngày.
Những năm về sau, tôi đã phỏng vấn những người lính miền Nam Việt Nam còn sống sót trong những cuộc giao tranh, nhiều người đã bị trải qua hơn chục năm trong các trại tù tập trung của Cộng Sản sau khi cuộc chiến chấm dứt. Những điệp khúc này không bao giờ chấm dứt:
- “Tôi không còn đạn dược.”
- “Tôi chỉ còn 3 quả đạn pháo cho mỗi khẩu một ngày.”
- “Tôi không còn gì để phát cho binh sĩ của tôi.”
- “Tôi phải tắt máy truyền tin, bởi vì tôi không thể nào chịu đựng được nữa khi phải nghe những lời kêu gọi xin tiếp viện.”
Phản ứng của Hoa Kỳ trước sự xụp đổ này cho thấy có hai nhóm khác nhau, và điều này vẫn còn tiếp tục được thấy rõ trong nhiều vấn để mà chúng ta đang phải đương đầu ngày nay. Đối với những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam, và đối với gia đình, bạn bè, và những người cùng quan điểm chánh trị với họ, đây là là một tháng đen tối và tuyệt vọng.
Những khuôn mặt mà chúng ta thấy đang chạy trốn sự tấn công của Bắc Việt là những khuôn mặt rất thật và quen thuộc, không phải đơn thuần là những hình ảnh truyền hình. Những thân người xoay trong không gian như những bông tuyết, rơi xuống chết thảm khốc sau khi họ đeo và bám vào thân trực thăng hay phi cơ một cách tuyệt vọng, có thể là những người chúng ta quen biết hoặc đã từng giúp đỡ. Ngay cả đối với những kẻ không còn niềm tin vào khả năng đánh bại Cộng Sản, đây không phải là cách để chấm dứt cuộc chiến.
Đối với những kẻ từng trốn tránh cuộc chiến và lớn lên tin rằng đất nước chúng ta là quỷ dữ, và ngay cả khi họ thơ mộng hoá những ý định của người Cộng Sản, những tuần lễ sau cùng này đã chối bỏ trách nhiệm của mình trong sự xụp đổ này bằng những phê phán quân đội Nam Việt Nam đầy tính sa lông, hay là công khai reo mừng.
Ở trung tâm Luật Khoa của Đại Học Georgetown nơi tôi đang theo học, việc Bắc Việt trắng trợn ném bỏ các điều cam kết về hòa bình và bầu cử trong Hiệp Định Paris 1973, và tiếng xe tăng của Bắc Việt trên đường phố Sài Gòn được xem như là một cái cớ để thực sự ăn mừng.
Sự chối bỏ trách nhiệm vẫn còn tràn lan trong năm 1997. Thực ra cái kết cuộc này chính là mục tiêu của phong trào phản chiến đã cố gắng không ngừng nghỉ trong những năm theo sau sự rút quân của Mỹ. George McGovern, thẳng thắn hơn nhiều người, công khai tuyên bố với người viết trong lúc nghỉ khi thâu hình cho chương trình “Crossfire” của CNN vào năm 1995. Sau khi tôi đã lý luận rằng cuộc chiến rõ ràng là có thể thắng được ngay cả vào giai đoạn cuối nếu chúng ta thay đổi chiến lược của mình, ứng cử viên Tổng Thống năm 1972, người tình nguyện đi Hà Nội bằng đầu gối, đã bình luận rằng: “Anh không hiểu là tôi KHÔNG MUỐN chúng ta chiến thắng cuộc chiến đó sao?” Ông McGovern không chỉ có một mình. Ông ta là phần tử của một nhóm nhỏ, nhưng vô cùng có ảnh hưởng lớn trong chính trường. Sau cùng họ đã đạt được điều họ muốn.
Có lẽ không còn minh chứng nào lớn hơn cho không khí hân hoan chung quanh chiến thắng của Cộng Sản là giải thưởng điện ảnh năm 1975, được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ba tuần trước khi miền Nam xụp đổ.
Giải phim tài liệu hay nhất được trao cho phim Hearts and Minds, một phim tuyên truyền độc ác tấn công những giá trị văn hóa Hoa Kỳ cũng như những cố gắng của chúng ta để hỗ trợ cho sự chiến đấu cho nền Dân Chủ của miền Nam Việt Nam. Các nhà sản xuất Peter Davis và Bert Schneider (người thủ diễn một vai trong câu chuyện của David Horowitz) cùng nhau nhận giải Oscar. Schneider thẳng thừng trong việc công nhận sự ủng hộ những người Cộng Sản của mình.
Đứng trước máy vi âm ông ta nói:
- “Thật là ngược đời khi chúng ta đang ở đây, vào thời điểm mà Việt Nam sắp được giải phóng.”
Rồi giây phút đáng kinh ngạc nhất của Hollywood xảy ra – dù giờ đây đã được họ cố tình quên đi. Trong lúc quốc gia Việt Nam, mà nhiều người Mỹ đã đổ máu và nước mắt để bảo vệ, đang tan biến dưới bánh xích của xe tăng, Schneider lôi ra một điện tín được gởi từ kẻ thù của chúng ta, đoàn đại biểu Cộng Sản Việt Nam ở Paris, và đọc to lên lời chúc mừng cho phim của mình. Không một phút giây do dự, những kẻ nhiều quyền lực nhất của Hollywood đứng dậy hoan nghênh việc Schneider đọc bức điện tín này.
Chúng ta, những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam hoặc là những người ủng hộ những cố gắng ở đó, nhìn lại cái khoảnh khắc này của năm 1975 với sự sửng sốt không nguôi và không bao giờ quên được. Họ là ai mà cuồng nhiệt đến thế để đầu độc cái nhìn của thế giới về chúng ta? Sao họ lại có thể chống lại chính những người đồng hương của mình một cách dữ tợn đến thế? Sao họ có thể đứng dậy để hoan nghênh chiến thắng của kẻ thù Cộng Sản, kẻ đã làm thiệt mạng 58,000 người Mỹ và đè bẹp một đồng minh chủ trương ủng hộ Dân Chủ? Làm sao có thể nói rằng chúng ta và họ đang sống trong cùng một đất nước?
Từ lúc ấy đến nay, không một lời nào của Hollywood nói về số phận của những con người biến mất sau bức màn tre của Việt Nam. Không ai đề cập đến những trại tù tập trung cải tạo mà hàng triệu chiến binh miền Nam Việt Nam đã bị giam giữ, 56,000 người đã thiệt mạng, 250,000 bị giam hơn 6 năm, nhiều người bị giam đến 18 năm. Không người nào chỉ trích việc cưỡng bách di dân, tham nhũng, đàn áp những người bất đồng chính kiến, cướp đất, cướp nhà của dân hay là chế độ Công An trị mà hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Thêm vào đó, ngoại trừ phim Hamburger Hill có ý tốt nhưng kém về nghệ thuật, người ta chỉ hoài công nếu muốn tìm một phim thuộc loại có tầm vóc diễn tả các chiến binh Hoa Kỳ ở Việt Nam với đầy đủ danh dự và trong những khung cảnh có thật.
Tại sao? Bởi vì cộng đồng làm phim, cũng như những kẻ thuộc loại đỉnh cao trí tuệ trong xã hội, chưa bao giờ yêu thương, kính phục, hay ngay cả thông cảm với những con người đã nghe theo tiếng gọi của đất nước, lên đường phục vụ. Và vào lúc mà một cuộc chiến âm thầm nhưng không ngừng nghỉ đang diễn ra về việc lịch sử sẽ ghi nhớ đất nước chúng ta tham dự ở Việt Nam như thế nào? Những kẻ chế diễu chính sách của chính quyền, trốn lính, và tích cực ủng hộ kẻ thù, cái kẻ thù mà sau cùng trở nên tàn độc và thối nát, không muốn được nhớ đến như là những kẻ quá đỗi ngây thơ và lầm lẫn.
Giữa những người dân Mỹ bình thường, thái độ của họ trong khoảng thời gian rối ren này lành mạnh hơn nhiều. Đằng sau những tin tức bị thanh lọc và những bóp méo về Việt Nam, thực tế là những công dân của chúng ta đồng ý với chúng ta, những người đang chiến đấu, hơn là với những kẻ làm suy yếu cuộc chiến đấu này. Khá thú vị là điều nầy đặc biệt đúng với tuổi trẻ Mỹ, mà giờ đây vẫn còn được mô tả như là thành phần nổi loạn chống chiến tranh.
Như được tường trình lại trong bài “Ý Kiến Quần Chúng”, những kết quả thăm dò của Gallup từ năm 1966 cho đến khi Hoa Kỳ chấm dứt sự tham dự chiến tranh ỏ Việt Nam cho thấy tuổi trẻ Mỹ thực ra ủng hộ cuộc chiến Việt Nam lâu bền hơn bất cứ lứa tuổi khác. Ngay cả cho đến tháng 1 năm 1973, khi 68 phần trăm dân Mỹ trên 50 tuổi tin rằng chuyện gởi quân sang Việt Nam là một sai lầm, chỉ có 49 phần trăm những người tuổi từ 25 đến 29 đồng ý. Những phát hiện này cho thấy giới trẻ nói chung rõ ràng là không cực đoan, điều này đã được củng cố thêm bằng kết quả bầu cử năm 1972 – trong đó lứa tuổi từ 18 đến 29 ưa thích Richard Nixon hơn là George McGovern bằng tỷ lệ 52% so với 46 phần trăm.
Tương tự như vậy, mặc dù trong quá khứ những người chống đối này, mà ngày nay đang thống lãnh giới báo chí và giới khoa bảng, đã khăng khăng nói ngược với thực tế, sự xâm nhập vào Cam Bốt năm 1970 đã được ủng hộ quần chúng mạnh mẽ. Sự xâm nhập này đã gây ra sự phản đối rộng khắp ở các sân trường đại học, kể cả một vụ xung đột làm cho bốn người chết ở Kent State University. Theo những kết quả thăm dò dư luận của Harris gần 6 phần 10 dân Mỹ tin rằng sự xâm nhập vào Cam Bốt là đúng đắn. Đa số được hỏi ý kiến, trong cùng bản thăm dò này vào tháng 5 năm 1970, ủng hộ tái oanh tạc Bắc Việt, một thái độ cho thấy sự bác bỏ hoàn toàn phong trào phản chiến.
Các cựu chiến binh Việt Nam, dù bị bôi bẩn thường xuyên trên phim ảnh, trong các bản tin, và trong các lớp học, như là những chiến binh miễn cưỡng và thất bại, vẫn được những người dân Mỹ bình thường tôn trọng. Trong một nghiên cứu toàn diện nhất từ trước đến giờ về những cựu chiến binh Việt Nam (Harris Survey, 1980, ủy quyền bởi Veterans Administration), 73 phần trăm công chúng và 89 phần trăm cựu chiến binh Việt Nam đồng ý với câu phát biểu: “Vấn đề rắc rối ở Việt Nam là QUÂN ĐỘI CHÚNG TA ĐƯỢC YÊU CẦU CHIẾN ĐẤU TRONG MỘT CUỘC CHIẾN MÀ CÁC LÃNH TỤ CHÍNH TRỊ Ở WASHINGTON KHÔNG CHO HỌ ĐƯỢC PHÉP CHIẾN THẮNG”, 70 phần trăm những người từng chiến đấu ở Việt Nam không đồng ý với câu phát biểu: “Những gì chúng ta gây ra cho nhân dân Việt Nam thật đáng xấu hổ.” Trọn 91 phần trăm những người đã từng phục vụ chiến đấu ở Việt Nam nói rằng họ hãnh diện đã phục vụ đất nước, và 74 phần trăm nói rằng họ thấy thoải mái với thời gian ở trong quân đội. Hơn nữa, 71 phần trăm những người phát biểu ý kiến cho thấy họ sẵn sàng chiến đấu ở Việt Nam một lần nữa, ngay cả nếu biết rằng cái kết quả chung cuộc vẫn như thế và sự giễu cợt sẽ đổ lên đầu họ khi họ trở về.
Bản thăm dò này còn có cái gọi là “nhiệt kế đo cảm giác,” để đo lường thái độ của công chúng đối với những nhóm người khác nhau, với thang điếm từ 1 đến 10. Cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam được chấm điểm 9.8 trên thang điểm này. Bác sĩ được 7.9, phóng viên truyền hình 6.1, chánh trị gia 5.2, những người biểu tình chống chiến tranh 5.0, kẻ trốn quân dịch và chạy sang Canada được cho 3.3.
Trái ngược với những câu chuyện huyền thoại được dai dẳng phổ biến, hai phần ba những người phục vụ ở Việt Nam là quân tình nguyện chứ không phải bị động viên, và 77 phần trăm những người tử trận là quân tình nguyện. Trong số những người tử trận: 86 phần trăm là da trắng, 12.5 phần trăm người Mỹ gốc Phi Châu và 1.2 phần trăm thuộc các chủng tộc khác. Những cáo buộc rất phổ biến như là chỉ có dân thuộc các nhóm thiểu số và người nghèo được giao cho những công tác khó khăn trong quân đội khi ở Việt Nam là điều sai lạc. Sự bất quân bình trong cuộc chiến, thực ra chỉ đơn giản là do những thành phần đặc quyền đặc lợi trốn tránh trách nhiệm của mình, và chính những người này kể từ thời gian ấy đã kiên trì bôi bẩn những kinh nghiệm về cuộc chiến để nhằm tự bào chữa cho chính mình, phòng khi sau này sẽ bị lịch sử phán xét.
Thế còn những kẻ không những đã hiểu sai ý nghĩa một cuộc chiến, mà còn không hiểu nổi dân tộc của mình, những kẻ thuộc thành phần tinh hoa của xã hội đó bây giờ ra sao? Bây giờ họ đang ở đâu nếu không phải ở trong Tòa Bạch Ốc? Trên vấn đề lịch sử quan yếu này, cái vấn đề đã xác định thế hệ của chúng ta, họ dấu mình thật kín. Họ nên dấu mình như thế.
Đối với những kẻ đã đem cuộc hành trình tuổi trẻ đánh bạc trên cái ý tưởng rằng tổ quốc mình là một lực lượng ác quỷ, sau khi nhận ra sự ngây thơ của mình trong những năm sau năm 1975, chắc họ phải có một cảm giác rất kinh khủng. Thật là sáng mắt, sáng lòng cho những kẻ đã tỉnh thức, đã tự vượt qua được phản ứng chối tội, để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân miền Nam Việt Nam chạy trốn “ngọn lửa tinh nguyên của cách mạng” trên những con tàu ọp ẹp, sự chạy trốn mà chắc chắn 50 phần trăm đã vùi thây dưới đáy biển, hoặc là nhìn thấy những hình ảnh truyền hình của hàng ngàn chiếc sọ người Cam Bốt nằm lăn lóc trên những cánh đồng hoang, một phần nhỏ của hàng triệu người bị giết bởi những người Cộng Sản “giải phóng quân.”
Thực vậy, chúng ta hãy thẳng thắn nhìn nhận. Thật đáng tủi nhục biết bao khi nhìn vào khuôn mặt của một thương binh, hay là nghe diễn từ tốt nghiệp của một học sinh thủ khoa người Mỹ gốc Việt Nam, mà người cha quá cố của em đã chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, cho một lý tưởng mà bọn họ công khai mỉa mai, chế diễu, và xem thường. Và thật là một điều đáng xấu hổ khi chúng ta có một hệ thống chính quyền đã để cho em học sinh đó thành công nhanh chóng ở đây, mà lại không thực hiện được một hệ thống như vậy ở quê hương của em.
Tư gia, 23h17' ngày thứ Năm, 22/11/2011
0 nhận xét:
Đăng nhận xét