SỰ CHUYỂN HƯỚNG CỦA MIẾN ĐIỆN


Bài viết cùng tác giả:

Bài liên quan:

Bài viết gốc: Burma’sTurn

Joseph E. Stiglitz là giáo sư tại Đại học Columbia University, một người đoạt giải Nobel kinh tế, và là tác giả của cuốn Rơi tự do: Thị trường tự do sự sa lầycủa nền kinh tế toàn cầu(Freefall: Free Markets and the Sinking of the Global Economy).

YANGON - Myanmar (Miến Điện), nơi mà sự thay đổi chính trị đã bị trầm buồn lặng lẽtrongnửa thế kỷqua, một nhàlãnh đạo mới đang cố gắng nắm lấy quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ bên trong. Chính phủ đã giải phóng tù nhân chính trị, đã tổ chức các cuộc bầu cử (bằngđa nguyên trong cách thực hiện), đã bắt đầu cải cách kinh tế, và mạnh mẽ tán tỉnh đầu tư nước ngoài.

Dễ hiểu thôi, cộng đồng quốc tế, từ lâu đã trừng phạt chế độ độc đoán của Myanmar, nên vẫn còn thận trọng. Cải cách đang được đưa đến quánhanh mà ngay cả các chuyên gia nổi tiếng trên cả đất nước Miến Điệncũngkhông chắc chắn về những gì họđang làm.

Nhưng nó quárõ ràng với tôi rằng thời điểm này trong lịch sử Miến Điệnmột cơ hội thực sự cho sự thay đổi vĩnh viễn - một cơ hội mà cộng đồng quốc tế không được bỏ lỡ. Đó là thời khắccho thế giới chuyển độngcác chương trình nghị sự cho Miến Điện tiếnvề phía trước, không chỉ bằng cách cung cấp hỗ trợ, mà còn phảiloại bỏ các hình thức xử phạt đã trở thành một trở ngại cho sự chuyển đổi của Miến Điện.

Cho đến nay, chuyển đổiđó, đã bắt đầu sau cuộc bầu cử lập pháp vào tháng Mười Mộtnăm 2010, rất ngoạn mục. Với quân đội, họ đã độc nắm quyền lực từ năm 1962, hiện còn giữ lại khoảng 25% số ghế, có lo ngại rằng cuộc bầu cử sẽ là trò diễn tuồng. Nhưng chính phủ mớilên đã cố gắng hết sức mìnhđể đáp lại nhữngmối quan tâm cơ bản của công dân Miến Điệntốt hơn nhiều lần so với những gìđã được tiên liệu.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống mới, Thein Sein, các cơ quan chức năng đã đáp ứngnhững lời kêu gọi cho một cỡi mởchính trị và kinh tế. Tiến bộ đã được thực hiện trên thỏa thuận hòa bình với quân nổi dậy của dân tộc thiểu số - những cuộc xung đột bắt nguồn từ trong chiến lược chia đề trịnắm quyền lựccủa chủ nghĩa thực dân, cái mà những nhà cầm quyền sau khi được trảđộc lập vẫnduy trì trong hơn sáu thập kỷ qua. Người đoạt giải Nobel Bà Aung San Suu Kyi đã không chỉ được trả tự dotừ việc bịquản thúc tại gia, hiện đang còn ráo riết vận động cho một ghế quốc hội trong cuộc bầu cử tháng tư.

Trên mặt trận kinh tế, minh bạch chưa từng thấy đã được trình bày trongtiếntrình chi tiêu ngân sách. Chi phí chăm sóc y tế và giáo dục đã được tăng gấp đôi, mặc dù trênmột mặt bằngthấp. Sự hạn chế cấp phép trong một số lĩnh vực quan trọng đã được nới lỏng. Chính phủ đã cam kết chuyển độngtheo hướng thống nhất hệ thống tỷ giá hối đoái phức tạp.

Tinh thần của hy vọng trong nước có thểsờ thấy được, mặc dù một số người lớn tuổi vẫn còn thận trọng, vì họđã từng nhìn thấy những khoảnh khắc nới lỏngrõ ràng đến và đi trước đócủa chế độ độc tài. Có lẽ đó là lý do tại sao một số cộng đồng quốc tế còndo dự về việc giảm bớt sự cô lập đối vớiMiến Điện. Tuy nhiên, hầu hết nhận thức rằng,Miến Điện nếu những thay đổi được kiểm soáttốt, đất nước này sẽ hội nhậpvào một tiến trìnhkhông thể đảo ngược.

Trong tháng Hai, tôi tham gia một hội thảo tại Yangon (Rangoon) và ở thủ đô mới đượcxây dựng gần đâyNaypyidaw(1) –được tổ chức bởi một trong những nhà kinh tế hàng đầu của Miến Điện -U Myint(2). Các sự kiện là trọngyếu, do nhờ vào ở cả hai yếu tố số lượng cử tọa lớn và tích cực tham gia(hơn một ngàn ở Yangon), vớicác bài thuyết trình đầy chu đáo và cảm độngbỡi2 nhà kinh tế nổi tiếng thế giới của Miến Điện, những người đã rời bỏ đất nước trong những năm 1960svà đã trở lại đầu tiên sauhơn bốn thập kỷtha hương.

Đồng nghiệp của tôi Đại học Columbia -Ronald Findlay – đã giới thiệu cho tôi lưu ý đếnmột trong hai người này, Hla Myint 91 tuổi(3), người đã giữ vị trímột giáo sư tại Trường Kinh tế London, là cha đẻ của phát minh ra chiến lược phát triển thành công nhất của một nền kinh tế mở và tăng trưởng xuất khẩu. Một chiến lược mà đã được thực hiện chi tiết trên toàn châu Á trong những thập kỷ gần đây, đáng chú ý nhất là ở Trung Quốc. Có lẽ bây giờ, cuối cùng nó cũng đã trở lại quê nhà.

Tôi đã cómột bài thuyết trình tại Miến Điệnvào tháng Mười Hai năm 2009. Vào thời điểm đó, họphải cẩn thận, nhữngnhạy cảmcủa chính phủ, ngay cả về phương cách để điều chỉnh những vấn đề của quốc gia nghèo đói, kémnăng suất nông thôn, và lực lượng lao động không có tay nghề. Bây giờ thận trọng đã được thay thế bởi một nhận thứccấp bách trong việc đối phó với những thách thức khác, và những ý thức về sự cần thiết cho các dạng hỗ trợ khác và kỹ thuật. (So với dân số và thu nhập của mình, Miến Điệnlà một trong những nướcnhận hỗ trợ quốc tế nhỏ nhất thế giới.)

Có nhiều cuộc tranh luận về cái màgiải thích được tốc độ thay đổinhanh chónghiện nay của Miến Điện. Có lẽ các nhà lãnh đạo nhận ra rằng đất nước này, đã có một thời lànước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, và đã và đang tụt hậu xa so vớicác nước láng giềng. Có lẽ họ đã nghe thông điệp của mùa xuân Ả Rập, hoặc chỉ đơn giản hiểu rằng, với hơn ba triệu người Miến Điện sống ở nước ngoài, là cái màkhông thể cô lập được quốc gia với phần còn lại của thế giới hoặc ngăn chặn những ý tưởng đang rò rỉ sangtừ các nước láng giềng. Dù là lý do gì thì, thay đổi đang xảy ra, và cơ hội mà Miến Điệnthể hiệnlà không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, nhiều lệnh trừngphạt quốc tế, bất cứ vai trò gì của những lệnh trừng phạt nàytrong quá khứ, bây giờ dường như phản tác dụng. Ví dụ, biện pháp trừng phạt tài chínhđối với Miến Điện,ngăn cản sự phát triển một hệ thống tài chính hiện đại và minh bạch, để hòa nhậpvới phần còn lại của thế giới. Nền kinh tế dựa trên sử dụng tiền mặt sẽ đem đến hậuquả nhưlà một lời mời mọc đối vớitham nhũng.

Tương tự như vậy, những hạn chế mà nóngăn chặn các công ty trách nhiệm xã hội ở các nước công nghiệp tiên tiến đếnkinh doanh tại Miến Điện,khiến những công ty thận trọng đã rời bỏ thị trườngmở cửa. Chúng ta nên hoan nghênh mong muốn Miến Điệnđể họ đượchướng dẫn và tư vấn từ các tổ chức đa phương và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc;thay vì, chúng tacứ tiếp tục hạn chế vai trò của các tổ chức này có thể tham giatrong quá trình chuyển đổi của đất nướcnày.

Bất cứ khi nào chúng ta từ chốihỗ trợ hoặc trừngphạt, chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn thận về những người mang gánh nặng trong việc mang lạinhững thay đổi mà chúng ta tìm kiếmở Miến Điện. Mở cửa thương mại trong nông nghiệp và dệt may - và thậm chí cung cấp cácloạiưu đãi đã từng giúp đỡcho các nước nghèo khác - có khả năng sẽ mang lại lợi íchtrực tiếp cho 70% dân số Miến Điện là nông dân nghèo, cũng như tạo công ăn việc làm mớicho họ. Giàu có và hùng cườngcó thể phá vỡ các biện pháp trừng phạt tài chính, mặc dù phải trả giá;thường dânkhông thể dễ dàng thoát khỏi sự ảnh hưởngcủa tình trạng hạ đẳng của quốc tế(international-pariah status).

Chúng tađã nhìn thấy mùa xuân Ả Rập trổ hoa ngập ngừng một vài quốc gia;ở những quốc giakhác, Mùa Xuân Ả Rậpvẫn còn chưa chắc chắn liệu nó sẽ mang lại quảngọt. Quátrình chuyển đổicủa Miến Điệntrong một số cách bình yênhơn, mà không có sự phô trương của Twitter và Facebook, nhưng nó rất hiện thực- và không kém phần xứng đáng để hỗ trợ.

Bản quyền: Project Syndicate, 2012.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:
1. Naypyidaw:còn được viết là Nay Pyi Taw. Là thủ đô mới được xây dựng của Miến Điện được chính quyền quân sự Miến Điện công nhận từ ngày 06 tháng Một năm 2006, và đưa vào sử dụng từ ngày 26 tháng ba năm 2006. Theo tiếng Miến Điện nó có nghĩa là “Thành phố Hoàng gia”. Trước đây thủ đô Miến Điện ở thành phố cảng Yangon, là thành phố đông dân và lớn nhất ở Miến Điện.

2. U Myint: là một nhà kinh tế nổi tiếng ở trong nước của Miến Điện. Ông được xem là kiến trúc sư cho sự nghiệp đổi mới hiện nay của Miến Điện. Ông hiện là cố vấn kinh tế cao cấp cho tổng thống Thein Sein, người chủ trương cải cách. Trong khi Ông U Myint là cầu nối cho trí thức Miến Điện trong nước và toàn cầu chung tay xây dựng lại đất nước Miến Điện, thì tổng thống Thein Sein là con người làm công việc hòa giải dân tộc sau bao nhiêu năm bị chế độ độc tài quân sự làm dân tộc Miến Điện bị chia rẻ.

3. Hla Myint:như bài viết đã giới thiệu, Ông Hla Myint và bàAung San Suu Kyi là 2 trong những niềm tự hào của Miến Điện trên trường thế giới mà ở khối Asean chưa nước nào có được. Ông Hla Myint bảo vệ đề tài tiến sĩ về lý thuyết kinh tế thịnh vượng (Theories of Welfare Economics) năm 1948. Năm 1971 Ông đưa ra Lý thuyết kinh tế các nướckém phát triển(Economic Theory and the Underdeveloped Countries). Và cũng trong năm sau đó ông cho ra đời lý thuyết Kinh tế củakhu vực Đông Nam Á: Chính sáchpháttriểntrongnhững năm 1970s (Southeast Asia's Economy: Development Policies in the 1970s). Lý thuyết này trở thành giáo khoa kinh điển trong giảng dạy đại học với cuốn: Penguin Modern Economics Texts do Penguin Books xuất bản năm 1972.Ông đã từng là giáo sự của University of Rangoon và là cố vấn kinh tế cho chính phủ sau khi được trao trả độc lập 1948 cho đến năm 1962 chính phủ dân sự bị quân đội lật đổ. Ông Hla Myint bỏ đất nước ra đi và làm giáo sự tại London School of Economics, nơi mà ông Lý Quang Diệu đã từng học nửa chừng thì chuyển sang học luật. Dù bỏ đất nước ra đi, nhưng Ông Hla Myint luôn giữ quốc tịch của mình là quốc tịch Miến Điện mà không nhập quốc tịch Anh. Điều này thể hiện tấm lòng yêu nước của một trí thức chân chính hiếm có.

Cũng cần nhắc lại thời kỳ hoàng kim của Miến Điện là từ sau trao trả độc lập từ tay thực dân Anh vào ngày 04/01/1948, với tên gọi là Liên Bang Myanmar, và trở thành thành viên của Liên Hiệp Anh. Thời kỳ này Miến Điện có tổng thống là Sao Shwe Thaik và thủ tướng U Nu. Ông cựu thư ký thủ tướng U Nu là U Thant trở thành là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ông U Thant là người đầu tiên không phải là người phương Tây nắm một tổ chức quốc tế. Ông làm chức vụ này trong 10 năm cũng là những năm tháng dân chủ và cường thịnh của Miến Điện.

Năm 1962 chế độ dân chủ bị quân đội lật đổ và áp đặt Miến Điện đi theo con đường quân phiệt. Sau Thông Cáo Thượng Hải giữa Mỹ và Trung Hoa, Mỹ bán lại Đông Dương cho Trung Hoa, chính quyền quân phiệt Miến Điện bẻ lái theo Trung Hoa, nên đến năm 1974 cái tên Cộng hòa Xã hộ Chủ nghĩa Liên bang Myamar được đặt cho Miến Điện suốt 26 năm. Sau khi dời đô năm 2006, với Mùa Xuân Ả Rập và cách mạng Hoa Nhài, nên đến năm 2010 thì hội đồng quân đội Miến Điện quyết định đổi mới dưới áp lực thời đại, họ đổi tên nước thành Cộng hòa Liên bang Myanmar(Republic of the Union of Myanmar). Và với cuộc bầu cử ngày 04/02/2011 ông đương kim thủ tướng Thein Sein thắng cử. Và đến ngày 03/3/2011 ông Thein Sein nắm cả 2 chức vụ tổng thống kiêm thủ tướng Miến Điện. Ông đã mang lại những thay đổi thần kỳ về chính trị cho Miến Điện.

Có một điều khác biệt giữa nước XHCN Miến Điện với các nước theo XHCN khác là, dù Miến Điện trải qua 26 năm theo Trung Hoa với cái gọi là XHCN độc tài, nhưng họ vẫn giữ hình thái chính trị đa nguyên. Nên sự thay đổi theo đúng quy luật chỉ trong 1 năm qua của Miến Điện đã đi nhanh làm ngỡ ngàng các nước Phương Tây. Song đối với các doanh gia gốc Do Thái thì chiếc mũi rất thính. Nên mấy tháng nay các doanh nhân Do Thái từ Israel là những nhà đầu tư lớn nhất đến Miến Điện, vì họ tin rằng với một nền chính trị đa nguyên đáng để tin cậy hơn các nền chính trị đơn nguyên.

BS Hồ Hải dịch - Tư Gia, 20h49' ngày thứ Năm, 08/3/2011
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét