SỰ TRÓI BUỘC CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA TRUNG HOA


Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:


Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân (裴敏欣: Minxin Pei). Ông là Giáo sư về Chính Quyền học tại Claremont McKenna College.Ông là người Trung Hoa có 2 quốc tịch Mỹ và Hoa, ông vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa, nhưng vẫn đang sống và làm việc ở Mỹ.

CLAREMONT, CALIFORNIA - Khi những tư vấn kinh tế bị từ chối vì thực trạng chính trị, thìlẽ những lời tư vấn là không hữu ích. Lịch sử của các tổ chức tài chính đa quốc gia như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) bị xem là rác rưởi do những quy định chính sách kinh tế có thể khả thi về mặt kỹ thuật thiện chí đã bị các nhà lãnh đạo chính trị bỏ qua. Nhưng điều đó không ngăn cản được những cố gắng của các tổ chức.

Nỗ lực mới nhất của các tổ chức này là báo cáo về Trung Hoa đến năm 2030 vừa mới công bốđược nhiều hoan nghênh của Ngân hàng Thế giới: Xây dựng một xã hội thu nhập cao hiện đại, hài hòa và sáng tạo(China 2030: Building a Modern, Harmonious, and Creative High-Income Society)(1). Theo như tư vấn kinh tế kỹ thuật, báo cáo cho rằng Trung Hoa khó mà đứng vào nhóm các quốc gia hàng đầu. Báo cáo đưa ra một chẩn đoán chi tiết, chu đáo, và trung thực của những khiếm khuyết về cấu trúc và thể chế của nền kinh tế Trung Hoa, và kêu gọi cải cách mạnh mẽ và chặc chẽ để loại bỏ những trở ngại cơ bản đối với tăng trưởng bền vững.

Thật không may, trong khi báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã đặt ra một tiến trình về kinh tế rõ ràng để các nhà lãnh đạo Trung Hoa nên theo đuổi vì lợi ích của Trung Hoa, mặc dù Ngân hàng đã tránh né câu hỏi quan trọng nhất: Liệu chính phủ Trung Hoa thực sự chú ý đến lời khuyên của mình và chịu uống thuốc đắng, cho hệ thống chính trị độc đảng của đất nước?

Ví dụ, trong số những cải cách cấp bách nhất cho Trung Hoa đến năm 2030 được đề nghị là phải giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Điều này có thể đạt được bằng cách loại bỏ các đặc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước (state-owned enterprises: SOEs), chẳng hạn như vốn trợ cấp và sự độc quyền trong kinh doanh, và bằng cách cho phép tự do khu vực tư nhân hơn. Tuy nhiên có một hiếu kỳ là, những tác giả của bản báo cáo dường như quên rằng điều này sẽ dẫn đến việc ngăn cấm tiêu xài đối với Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Hoa (Chinese Communist Party: CCP: ĐCSTH), dù nó không làm tai hại cho Đảng cầm quyền.

Những doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Hoa có thể có một số lợi ích kinh tế to lớn, nhưng giá trị thực dụng của chúng chỉ là chính trị. ĐCSTH sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp những công ăn việc làm tốt và những đặc quyền đặc lợi cho các đảng viên. Khoảng 80 triệu thành viên của ĐCSTH, thì có hơn 5 triệu giữ vị trí điều hành trong các công ty nhà nước hoặc chi nhánh. Bao cấp trong thanh toán về quản lý và quản trị địa phương, nơi màcông ăn việc làm bị phụ thuộc vào sự duy trì can thiệp của nhà nước trong nền kinh tếhiện nay, cải cách kinh tế kiểu của Ngân hàng Thế giới sẽ gây nguy hiểm đến gần 10triệu những kẻ ngồi mát ăn bác vàng của chính phủ Trung Hoa (official sinecures).

Có rất ít nghi ngờ rằng giảm quyền lực của các doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho nền kinh tế Trung Hoa hiệu quả và năng động hơn. Nhưng rất khó để tưởng tượng rằng một chế độ độc đảng (a one-party regime)sẽ sẵn sàng để phá hủy nền tảng chính trị của nó.

Cải cách tài chính là một ưu tiên khẩn cấp khác được nhấn mạnh cho Trung Hoa đến năm 2030. Hệ thống tài chính tụt hậu của Trung Hoa (người nghèo bị đánh thuế nhiều hơn những người giàu) đòi hỏi phải tận thu quá mức cho chính quyền trung ương, nhưng lại chi phí tương đối ít cho các dịch vụ xã hội. Về danh nghĩa, gộp chung cả 2 loại thu từ thuế và không thuế(2) được thu thập từ cả hai chính phủ trung ương và địa phương vượt quá 35% của GDP. Tuy nhiên, số lượng lớn các khoản thu lại chi cho quản lý, đầu tư tài sản cố định, an ninh nội địa, quốc phòng, và các đặc quyền đặc lợi xa hoa đủ loại - gồm: giải trí, những cuộc liên hoan ăn chơi, nhà ở, xe hơi, và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao - cho các quan chức chính phủ.

Trung Hoa đến năm 2030 cho thấy rằng Trung Hoa nên từng bước tăng chi tiêu của mình về các dịch vụ xã hội khoảng 7-8% của GDP trong vòng 20 năm tới. Nhưng tại sao ĐCSTH nên làm như vậy? , mức thuế tổng thể thực tế tại Trung Hoa đã khá cao, có nghĩa là tăng gấp đôi chi tiêu xã hội từ cấp độ hiện tại mà không cần tăng thêm các loại thuế. Việc này sẽ yêu cầu cắt giảm nghiêm trọng trong những chi tiêu chủ yếu cho việc mang lại lợi ích của giới tinh hoa cầm quyền.

Minh bạch ngân sách mà Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo sẽ có khả năng không thực hiện được cũng vì lý do trên. Hiện tại chi tiêu công là quá sai lệch đối với các tầng lớp tinh hoa cầm quyền, nó làm ĐCSTH sẽ có nguy cơ đang mất đi tính hợp pháp của nó nên ngân sách chính phủ trở thành đối tượng để xăm soi của cộng đồng.

Làm cho Trung Hoa trở thành một xã hội "hài hòa" - Mục đích tư vấn của báo cáo về việc giảm sự bất bình đẳng- rõ ràng là một mục tiêu mong muốn. Tuy nhiên, nó là một khẩu hiệu chán ngán, thậm chí cả theo tiêu chuẩn Trung Hoa. Phát triển nóng bởi các nhà cầm quyền Trung Hoa trong nhiều năm trước đây, chiến lược "xã hội hài hòa" đã mang lại, ở mức tốt nhất vẫn là một thay đổi khiêm tốn trong chính sách. Sự thất vọng và xung đột xã hội đối với những nhà lãnh đạo chính trị cấp sở - tước đạt quyền công dân, đàn áp, tham nhũng phổ biến, thói vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, và xà xẻo các tổ chức và chính sách nhà nước - vẫn không thay đổi.

Giải quyết những nguyên nhân cơ bản của sự bất mãn xã hội và hiệu quả kinh tế không bền vững đòi hỏi không chỉ bằng lời tư vấn và lời kêu gọi các tầng lớp tinh hoa cầm quyền, mà còn phải thay đổi cái thực trạng chính trị của Trung Hoa bắt buộc những người được hưởng lợi từ hiện trạng chính trị Trung Hoa phải từ bỏ đặc quyềnđặc lợi của họ vì lợi ích của đất nước.

Chỉ có hai khả năng phát triển có thể dẫn đến kết cục này. Một là trao quyền chính trị cho ngườidân Trung Hoa. Nhưng dân chủ lại con số không đối với Trung Hoa, vì nó đã được xác định rõ ràng để bảo vệ chế độ độc đảng của Trung Cộng.

Nhưng than ôi, giới tinh hoa cầm quyền Trung Hoa gần như chắc chắn gạt bỏ khuyến cáo Trung Hoa đến năm 2030 của Ngân hàng Thế giới vì chính trị không mong muốn và không thích hợp. Điều này khiến khả năng thứ hai là sự thay đổi chính trị trông chờ vào sự may mắn của một cuộc khủng hoảng đe dọa đến hệ thống, nó sẽ mang lại một Trung Hoa sụp đổ để quay sang giải quyết các bệnh lý Ngân hàng Thế giới đã chẩn đoán rõ ràng.

Ghi chú của người dịch:
1. China 2030: Building a Modern, Harmonious, and Creative High-Income Society: là một hội thảo được tổ chức vào ngày 26/02/2012 vừa qua của World Bank tại Bắc Kinh dành cho tầm nhìn Trung Hoa đến 2030. Người dịch xin bonus 3 bảng về hội nghị này để các nhà chiến lược kinh tế chính trị học Việt Nam tham khảo, vì nó cần thiết cho kinh tế chính trị Việt Nam. Suy cho cùng Trung Hoa và Việt Nam đang là 2 nền chính trị và kinh tế đồng bệnh tương lân trong những xã hội đang bị mắc chứng tâm bệnh tập thể về cả chính khách và nhân dân. Tôi chèn link vào các dòng chữ của 3 tài liệu sau, các bạn chỉ việc nhấp chuột vào links này sẽ xuất hiện một cửa sổ khác để download về in ra mà đọc:
+ Bảng tóm tắt bằng slide trình bày ở hội nghị China 2030: Building a Modern, Harmonious,and Creative High-Income Society. Gồm 12 slides trình chiếu chuyển sang PDF.
+ Video và bảng gốc của World Bank và các đường dẫn tài liệu lên trang ngày 27/02/2012.

2. tax and non-tax revenues: Thu nhập của chính phủ từ 2 khoảng là, thứ nhất là nhóm doanh thu từ các loại phí, thuế - gọi là tax revenue. Nhóm này là tiền từ đóng thuế các tổ chức và doanh nghiệp làm ăn cả tư và công, các loại phí cầu đường, thuế bất động sản, phí môi trường, v.v... Thứ hai là nhóm thu từ không phải đóng thuế - gọi là non-tax revenue - nhóm không đóng thuế là nhóm khai thác tài nguyên thiên nhiên đất nước bán để tiêu dùng, bán môi trường cho đầu tư để tiêu dùng với cái gọi là đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, cho vay tiền của ngân hàng nhà nước, cho thuê đường truyền, băng thông internet, hay các loại tiền phạt vi phạm luật pháp quốc gia, v.v…

BS Hồ Hải dịch – Asia Clinic – 14h23’ ngày thứ Ba, 20/3/2012
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét