Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh
Bài viết cùng tác giả:
Bài viết liên quan:
Bài viết gốc: India’s American Friends and Iranian Partners
Bài viết của ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi, là tác giả của cuốn sách Sự hy sinh mù quáng của châu Á và Nguồn nước trong tương lai: Cuộc chiến mới của châu Á(Asian Juggernaut: [xem ghi chú ở bài: Những bất ổn sắc tộc Trung Hoa] and the forthcoming Water: Asia’s New Battlefield)
NEW DELHI – Hoa Kỳ gần đây đã cất đi cái gánh nặng trên vai người Ấn mang tên gọi lệnh trừng phạt Ba Tư(Iran): với việc cho phép Ấn Độ được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt về tài chính liên quan đến Ba Tư đổi lấy việc Ấn độ cắt giảm đáng kể lượng dầu hỏa mua từ Ba Tư. Mặc dù vậy, Ba Tư tiếp tục phá hỏng (cast a pall over=spoil) mối quan hệ bang giao khác đang tươi sáng dần giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ.
Đứng trên quan điểm của Ấn Độ, Ba Tư là một quốc gia láng giềng quan trọng mà Ấn Độ khó có thể cắt đứt mối quan hệ bang giao giữa hai nước. Thực vậy, Ấn độ dường như về phương diện địa lý đã bị khóa trái trong một vòng cung của những quốc gia đang trong tình trạng suy yếu hay bất ổn, điều này làm cho đất nước Ấn Độ phải đương đầu với các mối đe dọa bên ngoài gần như bủa vây từ mọi hướng.
Nếu như Ấn Độ tham gia vào chiến lược kiềm chế nhằm chống lại Ba Tư của Hoa Kỳ, quốc gia này sẽ phải chịu những cái giá phải trả mang tính chiến lược quá đắt. Trước hết, Ấn Độ sẽ mất đi lối vào A Phú Hãn(Afghanistan) thông qua Ba Tư, quốc gia đã đóng vai trò như một trạm trung chuyển dòng vốn viện trợ đáng kể từ Ấn Độ sang thủ đô Kabul của A Phú Hãn. Hơn nữa, việc kiềm chế sẽ làm tổn hại đến những lợi ích về năng lượng của Ấn Độ.
Vì Hồi Quốc(Pakistan) là một lãnh thổ cũ của Ấn Độ bị người Anh chia cắt để trao trả độc lập. Nên Pakistan trở thành thù địch của Ấn Độ sau chiến tranh thế giới II. Từ đó biên giới Ấn và Ba Tư (Iran) bị tách xa. Ấn Độ muốn đến Iran lại không thể đi qua mãnh đất cũ của mình là Pakistan, mà phải đi qua vịnh Ba Tư.
Chỉ một vài quốc gia phụ thuộc vào các sản phẩm hydrocarbon của khu vực Vịnh Ba Tư như là Ấn Độ, quốc gia mà nhập khẩu đến gần 80% lượng tiêu thụ trong nước. Ba Tư là quốc gia thuần xuất khẩu dầu hỏa lớn thứ ba thế giới (cũng như lớn thứ hai thế giới về xuất khẩu trữ lượng khí tự nhiên), và nó là một cửa ngõ có vị thế chiến lược đi sang các quốc gia cung ứng năng lượng khác ở Trung Á lẫn Trung Đông.
Iraq và Ba Tư đã từng là hai nhà cung ứng dầu hỏa chủ yếu của Ấn Độ. Tuy nhiên Iraq thì đã ngã xuống làm mồi cho sự chiếm đóng lâu dài của Hoa Kỳ, và quốc gia còn lại hiện đang phải đối mặt với lệnh cấm vận xuất khẩu dầu hỏa do Hoa Kỳ cầm đầu cho mưu đồ phong tỏa Ba Tư về mặt tài chính. Kết quả là, những nỗ lực từ phía Hoa Kỳ nhằm làm cho Hành động Trừng phạt Ba Tư trở nên có hiệu lực quốc tế tạo thành một trở ngại nghiêm trọng gấp đôi dành cho Ấn Độ.
Thứ nhất, điều đó đe dọa phá hoại chiến lược đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu của Ấn Độ bằng việc khiến cho Ấn phải phụ thuộc thái quá vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ các quốc gia Hồi giáo theo chế độ quân chủ - bao gồm Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), và Qatar, những quốc gia đã xoay xở để thoát khỏi cuộc Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập. Thứ nhì, sự cô lập Ba Tư về lâu dài sẽ khiến cho Ấn Độ rất khó khăn trong việc đóng một vai trò tích cực hơn tại Afghanistan khi mà Hoa Kỳ đang đẩy nhanh quá trình triệt thoái quân đội của mình và tìm cách để đàm phán với Taliban ở A Phú Hãn.
Ấn Độ, một trong các quốc gia viện trợ lớn nhất cho A Phú Hãn, không có chung đường biên giới với quốc gia này nên việc lui tới đều phải dựa vào Ba Tư. Cả hai quốc gia đều chia sẻ một mục tiêu chung ở A Phú Hãn - đảm bảo rằng Taliban với sự hẫu thuận từ Hồi Quốc(Pakistan) không trở lại nắm quyền. Nếu sau sự chấm dứt các chiến dịch quân sự do Mỹ cầm đầu,tình hình vốn đã bất ổn ở chiến trường A Phú Hãn xấu đi, thì Ấn Độ và Ba Tư có lẽ bị ép phải phục hồi sự hợp tác chiến lược giữa hai nước trong thập niên 1990. Lúc bấy giờ là Liên minh phương Bắc, được hậu thuẫn bởi Ấn Độ, Ba Tư và Nga, đã lật đổ chế độ Taliban ở Kabul vào cuối năm 2001 với sự giúp đỡ của không quân chiến đấu Hoa Hỳ.
Đối với Mỹ hiện nay, việc kiềm chế Ba Tư được quyết nghị bởi một số những cân nhắc về mặt địa chính trị. Một sự cân nhắc là cần thiết để trung hòa các lợi thế chiến lược mà Ba Tư đã đạt được từ việc lật đổ Saddam Hussein ở quốc gia Iraq láng giềng - một bước phát triển mà đã giúp trao quyền cho số đông người theo dòng hồi giáo Shia của Iraq. Tổng thống George W. Bush đã gọi Ba Tư là một phần của "trục ma quỷ", cho nên quyết định xâm lược và chiếm đóng Iraq của ông ta đã đem lại lợi ích cho những người theo dòng hồi giáo Shia chiếm ưu thế ở Ba Tư.
Hơn nữa, các nhân tố địa chính trị khu vực đã làm hố ngăn cách đối với khối “Tín ngưỡng Hồi giáo dòng Sunni” hùng mạnh, đang lãnh đạo ở Thỗ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út, Qatar, và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất chống lại khối các quốc gia theo “Tín ngưỡng Hồi giáo dòng Shia” bị cô lập - gồm Ba Tư, Iraq, Syria và Li Băng. Hoa Kỳ đã trục lợi từ một liên minh trường kỳ với khối Hồi giáo theo dòng Sunni. Ngoài những lợi thế chiến lược, mối quan hệ chặt chẽ của Hoa Kỳ với các lãnh tụ Hồi giáo nắm dầu hỏa(sheikhdom) - họ là những chủ nhân nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới - góp phần vào việc vực dậy đồng Đô la Mỹ.
Dựa trên bối cảnh này, chương trình hạt nhân của Ba Tư đã trở thành biểu tượng của những căng thẳng địa chính trị lớn hơn nằm bên dưới của sự đối đầu giữa Mỹ và Ba Tư. Thật vậy, vấn đề hạt nhân đã giúp hợp lý hóa thế đối đầu giữa 2 nước, với các nhà lãnh đạo Ba Tư định hướng dân chúng trong nước bằng cách xách động nên chủ nghĩa hạt nhân quốc gia còn Mỹ thì kích động dư luận quốc tế bằng cách ca bài ca về mối đe dọa phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ấn Độ nên tìm cách thể hiện vai trò của một người trung gian trung thực nhằm tháo gỡ mối đe dọa về các hoạt động quân sự thù địch, mà sự đe dọa này sẽ có nhiều khả năng gây ra việc phong tỏa tuyến đường xuất khẩu dầu hỏa quan trọng vào bậc nhất thế giới, Eo biển Hormuz (một mối nguy mà Ba Tư đã cho biết cũng có nghĩa là tiềm ẩn trong một lệnh cấm vận xuất khẩu dầu chống lại nước này). Tuy nhiên, thay vì có thể đóng vai trò một người xây dựng cầu nối giữa Hoa Kỳ và Ba Tư, Ấn Độ đang bị buộc phải thực thi chính sách đu dây(walk a policy tightrope), và mong mỏi của Ấn vạch ra một con đường trung lập đã gây khó chịu cho cả hai bên.
Mỗi khi một đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ viếng thăm Ba Tư, hoặc ngược lại, Hoa Kỳ cảnh báo Ấn Độ rằng việc quá gần gũi với Ba Tư “đặt ra những chướng ngại” để xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược gần gũi hơn. Thế nhưng, bằng cách biểu quyết chống lại Ba Tư tại cuộc họp hội đồng của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế trong năm 2005 và 2006, Ấn Độ đã tự chuốc lấy sự trả thù của Ba Tư dưới hình thức huỷ bỏ hợp đồng cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng trị giá 22 tỷ Mỹ kim trong thời hạn 25 năm rất đáng giá.
Tóm lại, vấn đề Ba Tư đã trở thành một phép thử ngoại giao: Ấn Độ sẽ phải chọn lựa vì lợi ích chiến lược và năng lượng trong khu vực, hay sẽ cùng hợp tác để đáp ứng lợi ích trong ngắn hạn với đồng minh của mình, là Hoa Kỳ? Về phần mình, Hoa Kỳ phải cân nhắc các áp lực mà Ấn Độ phải chịu có liên quan tới Ba Tư, mà áp lực này vốn vẫn còn nhiều khả năng tiếp diễn, bất chấp sự cắt giảm các hoạt động trừng phạt, với tôn chỉ nhằm xây dựng những mối liên hệ phòng thủ sâu rộng hơn với Ấn Độ, từ đó tạo sức nặng chiến lược cho tuyên bố “quay lại” Châu Á.
BS Hồ Hải hiệu đính - Asia Clinic, 17h11' ngày thứ Bảy, 21/7/2012
0 nhận xét:
Đăng nhận xét