TẠI SAO TRUNG HOA KHÔNG THỂ ĐIỀU CHỈNH


Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh - BS Hồ Hải hiệu đính
Bài viết cùng tác giả:

Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:

Bài viết gốc: Why China can’t adjust

Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân(Minxin Pei), giáo sư về lĩnh vực chính phủ của Claremont McKenna College, California, Hoa Kỳ.

CLAREMONT, CALIFORNIA – Sự suy thoái hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc không thiếu các nguyên nhân: khủng hoảng tài chính ở châu Âu, sự phục hồi ì ạch của nền kinh tế Hoa Kỳ, và tăng trưởng từ đầu tư trong nước yếu kém, là những yếu tố được dùng để đổ tội nhiều nhất. Vì xuất khẩu và đầu tư, chiếm tỷ trọng lần lượt 30% và 40% tăng trưởng GDP của Trung Quốc, nên nền kinh tế của nước này đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự yếu đi của mức cầu từ bên ngoài và sự tích lũy các khoản nợ xấu gây ra bởi việc chi tiêu quá mức và lãng phí vào bất động sản.

Tuy nhiên, sự dễ bị tổn thương của nền kinh tế Trung Quốc bởi các yếu tố này, là nghiêm trọng như những gì chúng gây ra, là triệu chứng của những vấn đề về thể chế chính trị sâu xa hơn thế. Cho đến khi những khó khăn cơ bản được giải quyết, người ta đang nói về một mô hình tăng trưởng mới dựa trên tiêu thụ trong nước của Trung Hoa, được phản ánh trong kế hoạch 5 năm của chính phủ lần thứ 12 đã được phê duyệt gần đây, mà có thể chẳng hơn gì một lời chót lưỡi đầu môi.

Đằng sau tất cả, các đối tác thương mại lớn của Trung Hoa, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và bản thân các quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước Trung Hoa từ lâu đã nhận ra các lỗ hổng về cấu trúc đã gây ra việc đầu tư công quá mức và chi tiêu của hộ gia đình còn thấp. Và, gần một thập kỷ qua, Trung Hoa đã được kêu gọi phải thực hiện các cải cách để khắc phục những mô hình kinh tế này, mà chúng đã làm suy giảm các phúc lợi xã hội của người dân Trung Hoa lẫn gây khó khăn cho hệ thống thương mại toàn cầu.

Các điểm đặc trưng được biết đến nhiều nhất về sự mất cân bằng nền kinh tế vĩ mô của Trung Hoa là sự phụ thuộc quá lớn vào những ngành xuất khẩu để phục vụ cho sự tăng trưởng, thông thường được quy cho lượng cầu nội địa còn yếu kém: do là một quốc gia có mức thu nhập trung bình, Trung Hoa thiếu thốn sức mua để tiêu thụ chính hàng hoá mà nước này sản xuất ra. Với việc gần như không giới hạn sự tiếp cận thị trường của các quốc gia tiên tiến, Trung Hoa có thể khai thác các nhu cầu từ các quốc gia bên ngoài và nâng cao tiềm năng tăng trưởng GDP của mình, như quốc gia này đã thực hiện trong hai thập kỷ qua.

Nếu quan điểm này là đúng đắn, thì giải pháp quá đơn giản là, Trung Hoa có thể khắc phục sự mất cân bằng của nước này bằng cách tăng thu nhập cho công dân trong nước (bằng việc cắt giảm thuế má, gia tăng lương, hoặc tăng chi tiêu xã hội), để họ có thể tiêu thụ nhiều hơn, từ đó làm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hàng xuất khẩu. Thực vậy, gần như tất cả các nhà kinh tế học chính thống đều khuyến cáo cách tiếp cận này cho Trung Hoa.

Song còn có một lời giải thích khác cho sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu có định hướng của Trung Hoa, một trong số đó là có nhiều cái đã làm cho thể chế kinh tế và chính trị ở quốc gia này quá tồi. Cụ thể là, sự phụ thuộc vào xuất khẩu phần nào phản ánh được những khó khăn ở mức độ cao trong việc làm kinh doanh tại Trung Hoa. Tham nhũng trong chính quyền, quyền sở hữu tài sản không được đảm bảo, những hạn chế mang tính quy định ngặt nghèo, tuân thủ những quy định thanh toán tài chính yếu, lưu thông và phân phối kém, hàng giả phổ biến khắp nơi, và dễ dàng cho các dạng khác của hành vi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả những trở ngại này làm tăng chi phí quản lý kinh doanh và khiến các doanh nhân khó khăn trong việc phát triển tốt ở thị trường trong nước.

Ngược lại, nếu các công ty tư nhân của Trung Hoa bán hàng cho các công ty đa quốc gia phương Tây, chẳng hạn như Wal-Mart, Target, hoặc Home Depot, họ không phải lo lắng về việc nhận được thanh toán tài chính. Họ không phải nhức đầu vì những việc mà họ sẽ có thể gặp phải ở trong nước, bởi vì những thể chế kinh tế được thiết lập tốt cùng việc hoạt động kinh doanh trên thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp này bảo vệ các lợi ích của họ và giảm đáng kể chi phí giao dịch.

Những điểm yếu kém về thể chế chính trị của nền kinh tế Trung Hoa được phản ánh trong dữ liệu từ các cuộc điều tra quốc tế. Ngân hàng Thế giới vừa xuất bản một bản đánh giá hàng năm nhan đề "sự thuận lợi trong kinh doanh" từ 183 quốc gia và các tổ chức khu vực. Trong cuộc khảo sát tháng sáu năm 2011, Trung Hoa được xếp hạng 91, sau Mông Cổ, Albania, và Belarus. Đặc biệt khó khăn để khởi đầu một doanh nghiệp ở Trung Hoa (hạng 151), khó khăn về thuế (hạng 122), xin giấy phép xây dựng (hạng 179), và xin giấp phép được cấp điện (hạng 115).

Đối mặt với một môi trường kinh doanh không thân thiện như vậy, các nhà doanh nghiệp tư nhân Trung Hoa đã bị buộc phải đồng lõa với cái gọi là “phí chênh lệch do thể chế chính trị" - họ lợi dụng các tổ chức kinh tế phương Tây có hiệu quả để mở rộng công việc kinh doanh của họ (hầu hết các doanh nghiệp theo định hướng xuất khẩu thuộc sở hữu của doanh nghiệp tư nhân và các công ty nước ngoài).

Thật không may là, như Trung Hoa đã công bố một thị phần lớn lượng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới (khoảng 10,4% trong năm 2010) và sự trì trệ kinh tế ở phương Tây đang hạn chế nhu cầu thị trường nước ngoài, chiến lược này có thể ngưng hoạt động. Tuy nhiên, định hướng lại hoạt động kinh doanh của các công ty này đối vớithị trường nội địa Trung Hoa đòi hỏinhiều hơn so với chính sách của chính phủđưa thêm tiền vào túi ngườitiêu dùng.

Để được hưởng các chi phí giao dịch thấp mà họ có được trong việc xuất khẩu, các nhà doanh nghiệp Trung Hoa cần một môi trường kinh doanh tốt hơn nhiều gồm: một hệ thống pháp lý hiệu quả, một khuôn khổ pháp quy hợp lý, một chính phủ bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp bằng cách chống các hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ, những mạng lưới hậu cần và phân phối đáng tin cậy, và một bộ máy quan chức nói không với tham nhũng.

Trung Hoa không thể tạo ra một môi trường như vậy một cách nhanh chóng. Về bản chất, chính phủ Trung Hoa phải chuyển đổi từ một nhà nước ăn cướp thành một nơi nuôi nấng và đối xử với các nhà doanh nghiệp tư nhân như là những người tạo ra của cải vật chất chứ không phải là mục tiêu cho sự bóc lột của chính phủ. Hầu hết ở tất cả các nước khác, một sự chuyển đổi như vậy đã được thực hiện bằng cách thiết lập các nguyên tắc của pháp luật và/hoặc sự chuyển mình từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ.

Việc không thể duy trì tăng trưởng trong sự thiếu vắng các nguyên tắc của pháp luật và trách nhiệm về chính trị cho thấy đảng cộng sản Trung Hoa đang trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan sống còn. Kể từ khi phong trào ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn bị đè bẹp vào năm 1989, đảng đã tuyên bố sẽ không từ bỏ độc quyền về chính trị. Nhờ vào sự bùng nổ đầu tư và hưởng cổ tức toàn cầu trong hai thập kỷ qua cho phép Đảng có của ăn của để - duy trì các nguyên tắc của đảng trên cơ sở của sự thịnh vượng về kinh tế, trong khi thất bại việc thành lập các thể chế quan trọng để duy trì một sự thịnh vượng như vậy. Bây giờ, thì việc duy trì độc quyền chính trị và sự thịnh vượng của đảng không còn có thể.

Vì vậy, trong một ý nghĩa nào đó, bong bóng Trung Hoa đã nổ tung - nó to lớn bằng cả quả bong bóng trí tuệ lẫn chính trị cho nền kinh tế của Trung Hoa. Khi sự sụt giảm kinh tế của Trung Hoa cho thấy nhiều lỗ hổng về cấu trúc và các chính sách sai lầm của nó, thì một khái niệm được thổi phồng nhiều về "Một Trung Hoa ngoại lệ" - rằng Trung Hoa có thể tiếp tục phát triển mà bất chấp các nguyên tắc của pháp luật và các thể chế chính trị thiết yếu khác bao hàm trong một nền kinh tế thị trường hiện đại - đang được chứng minh chẳng là gì ngoại trừ một sự ảo tưởng.

@Project Syndicate 2012

AsiaClinic, 14h16' ngày thứ Hai, 09/7/2012
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét