TRUYỀN THÔNG TRUNG CỘNG: TẠI VIỆT NAM HỌ DƯƠNG ĐÃ GỌI "ĐỨA CON HOANG" QUAY VỀ VỚI GIA ĐÌNH

BS Hồ Hải chuyển ngữ.

Bài viết của Shannon Tiezzi trên The Diplomat

Bài viết gốc: Chinese Media: In Vietnam, Yang Calls 'Prodigal Son' to Return Home

Phương tiện truyền thông Trung Cộng đã mô tả chuyến đi Dương Khiết Trì đến Việt Nam như là một chiến thắng ngoại giao và đạo đức đối với Trung Cộng.

Phương tiện truyền thông nước ngoài (bao gồm cả The Diplomat) không tìm thấy nhiều hy vọng về một bước đột phá trong quan hệ Trung Cộng-Việt Nam trong chuyến đi của Dương Khiết Trì tới Hà Nội trong tuần này. Theo tờ New York Times thì,  "Đối với Việt Nam và Trung Cộng, không thể giải quyết căng thẳng,". BBC thì nhấn mạnh "Bế tắc tại các cuộc đàm phán Trung Cộng-Việt Nam", còn Reuters thì chạy cái tít "Trung Cộng mắng Việt Nam đã 'thổi phồng' Biển Đông bằng giàn khoan dầu."

Trong khi đó, phương tiện truyền thông Trung Cộng đã có một cách tiếp cận một cách dứt khoát khác nhau, lạc quan hơn rất nhiều. "Trung Cộng, Việt Nam đồng ý xử lý đúng đắn các vấn đề song phương nhạy cảm", trong một cái tít bằng tiếng Anh của Tân Hoa Xã. "Bắc Kinh, Hà Nội thề hành động trong sự xích mích," China Daily nhấn mạnh. Một đoạn video về chuyến đi của họ Dương do CCTV - đài truyền hình trung ương Trung Cộng - tập trung vào tuyên bố của Dương Khiết Trì rằng, ngay cả khi mối quan hệ Trung Cộng-Việt Nam là tồi tệ hơn nhiều so với hiện nay, hai bên vẫn sẽ phải nghĩ ra một cách để nhanh chóng giải quyết vấn đề. Dựa trên các báo cáo phương tiện truyền thông Trung Cộng, có vẻ như các cuộc họp Dương Khiết Trì với lãnh đạo Việt Nam là một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về sự kiện giàn khoan dầu HD-981.

Điều đó không phải để nói rằng Trung Cộng sẵn sàng thỏa hiệp. Ngược lại, mỗi bài viết chứa đựng sự khẳng định Trung Cộng đặt các giàn khoan dầu là chuyện rất bình thường riêng tư của Trung Cộng, và rằng Việt Nam nên ngừng quấy rối bất hợp pháp cho hoạt động của giàn khoan. Thay vào đó, các bài viết của Trung Cộng ngụ ý rằng, Hà Nội đã làm thay đổi vị trí của giàn khoan. Trong khi đó, không có bài báo cáo, cũng như phương tiện truyền thông Việt Nam và phương Tây nói về vấn đề này, Việt Nam nhấn mạnh Trung Cộng nên loại bỏ các giàn khoan dầu. Thay vào đó, bài viết từ Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng Việt Nam và Trung Cộng đã đồng ý để "xử lý đúng đắn các vấn đề song phương," không quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, và không để cho căng thẳng trên biển trở thành can thiệp rộng lớn hơn với quan hệ song phương.

Tất nhiên, nếu Việt Nam đã thực sự đồng ý "xử lý đúng đắn các vấn đề song phương" theo quan điểm của Trung Cộng, thì chắc chắn cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu sẽ thực sự tốt hơn. Thay vào đó, Hà Nội có một ý tưởng rất khác nhau về cái gọi là "xử lý thích hợp" - theo giải thích của Việt Nam thì, Trung Cộng đã hành động "không đúng" vi phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bằng cách bỏ qua đề cập đến việc giải thích vì sao Việt Nam cho rằng Trung Cộng vi phạm vùng biển Việt Nam, phương tiện truyền thông của Trung Cộng kêu gào khi Việt Nam tiếp tục phản đối các giàn khoan dầu.

Phương tiện truyền thông Trung Cộng cũng miêu tả chuyến thăm của họ Dương không chỉ là một chiến thắng ngoại giao, mà còn là một bài dạy đạo đức. Tân Hoa Xã nhấn mạnh rằng chuyến đi của họ Dương đến Hà Nội tự nó đã chứng minh rằng Trung Cộng đang chủ động tìm kiếm để giải quyết vấn đề. Tân Hoa Xã cho biết, chuyến thăm của họ Dương, là một cuộc thể hiện của Trung Cộng về "sự chân thành trong mong muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và là lòng hào hiệp sức mạnh vĩ đại của Trung Cộng." Đài truyền hình trung ương Trung Cộng nói rằng, họ Dương đến giúp "trở lại mối quan hệ Trung Cộng-Việt Nam đi đúng quỹ đạo của những ngày đầu ban giao của 2 nước. "

Giọng điệu của những bài viết này tô vẽ họ Dương như một cái gì đó giống như một giáo viên kiên nhẫn đối phó với một học sinh cá biệt ngoan cố. Thái độ này thể hiện rõ nét nhất ở các phương tiện truyền thông quốc gia Thời báo Hoàn Cầu - Huanqui (đối tác ngôn ngữ Trung Cộng của Global Times). Huanqiu mô tả chuyến thăm của họ Dương như một món quà từ Trung Cộng, ban phát Việt Nam có một cơ hội để "tự kiềm chế trước khi quá muộn." Nhiệm vụ của họ Dương tại Hà Nội là để "làm rõ đáy của cuộc khủng hoảng và những ưu và khuyết điểm" của tình hình. Huanqiu cho biết, Trung Cộng nói chuyện với Việt Nam là để "đôn đốc" đứa con hoang đàng quay về với gia đình. "Căn cứ vào cách giải thích này, có vẻ như họ Dương không phải là đến Hà Nội cho một cuộc đối thoại thực sự, mà chỉ đơn giản là để dạy một bài học.

Mặc dù tích cực, nhưng các phương tiện truyền thông Trung Cộng đã được thiết kế để cho thấy Trung Cộng cũng trong tình trạng căng thẳng vẫn tiếp tục cháy âm ỉ. Chỉ câu chuyện nhấn mạnh quấy rối của Việt Nam ở những giàn khoan dầu của Trung Cộng, và sự kiên nhẫn và khoan dung của Trung Cộng trong việc đối phó với các hành động khiêu khích bằng cách gửi họ Dương đến Việt Nam để đàm phán. Câu chuyện cũng nhấn mạnh đến sự đồng thuận trong các cuộc họp; những lời lẽ sẽ được sử dụng để chống lại Hà Nội nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục như hiện tại. Phương tiện truyền thông của Trung Cộng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng, bây giờ Việt Nam phải đáp ứng một cách chính xác đề nghị của Trung Cộng là phải kết thúc khủng hoảng bằng cách can thiệp làm ngưng các cuộc biểu tình trên đất liền, và quấy rối tại các giàn khoan dầu trên biển của Trung Cộng. Vì vậy, trang Huanqiu đã kết thúc với một cảnh báo cho cộng đồng quốc tế là, sẽ thấy Việt Nam phải tuân lệnh bằng hành động hợp tác sau bài học họ Dương đã dạy.

Tư Gia, 22h50' ngày thứ Sáu, 20/6/2014
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét