Bài 4
Ngộ gia đệ cựu ca cơ
遇家弟舊歌姬 | Ngộ gia đệ cựu ca cơ |
繁華人物亂來非, | Phồn hoa nhân vật loạn lai phi, |
玄鶴歸來幾個知。 | Huyền hạc 1 qui lai kỷ cá tri. |
紅袖曾聞歌宛轉, | Hồng tụ 2 tằng văn ca uyển chuyển, |
白頭相見哭流離。 | Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly. |
覆盆已矣難收水, | Phúc bồn 3 dĩ hỉ nan thu thuỷ, |
斷藕傷哉未絕絲。 | Ðoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti. |
見說嫁人已三子, | Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử, |
可憐猶著去時衣。 | Khả liên do trước khứ thời y. |
Dịch nghĩa: Gặp lại người ca cơ cũ của em
Sau buổi loạn lạc, nhân vật nơi chốn phồn hoa đã khác xưa.
Con chim hạc đen bay trở lại, nào mấy ai biết?
Ta từng nghe giọng ca uyển chuyển của nàng lúc xưa mặc áo hồng.
Nay đầu đã bạc, mới gặp lại nhau, nghe nàng than thở nỗi lưu ly.
Chậu nước đã đổ rồi, khó lòng vét lại.
Thương cho ngó sen đã đứt mà tơ vẫn còn vương.
Nghe nói nàng đã có chồng và đã có ba con.
Ái ngại thay nàng vẫn phải mặc cái áo xưa (vẫn làm ca cơ).
Con chim hạc đen bay trở lại, nào mấy ai biết?
Ta từng nghe giọng ca uyển chuyển của nàng lúc xưa mặc áo hồng.
Nay đầu đã bạc, mới gặp lại nhau, nghe nàng than thở nỗi lưu ly.
Chậu nước đã đổ rồi, khó lòng vét lại.
Thương cho ngó sen đã đứt mà tơ vẫn còn vương.
Nghe nói nàng đã có chồng và đã có ba con.
Ái ngại thay nàng vẫn phải mặc cái áo xưa (vẫn làm ca cơ).
Dịch thơ: Gặp lại người ca cơ cũ của em
Sau loạn con người đổi khác thay
Hạc đen trở lại mấy ai hay
Giọng ca uyển chuyển ta nghe trước
Than thở chia ly ả tỏ bày
Chậu nước đổ rồi sao vét lại
Cần sen dẫu gãy vẫn còn dây
Có chồng lại có ba con nữa
Nàng vẫn hát ca mãi thế này.
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
Chú thích:
* gia đệ: Em, có thể là em cùng mẹ, mà cũng có thể là em khác me. Ðây có thể chỉ người em cùng mẹ là Nguyễn Úc được tập ấm là Hoàng Tín đại phu Trung Thành Môn Vệ Úy. Năm Kỷ Dậu (1789) vua Chiêu Thống chạy sang Tàu, Nguyễn Úc chạy theo không kịp, về ngụ nơi quê vợ, làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Năm Tân Vị (1811), Gia Long nghe ông có tài khéo, xuống chiếu triệu vào kinh, bổ làm Thiêm Sự bộ Công, tước Hầu. Những miếu điện ở kinh thành đều do ông sáng chế kiểu thức.
1.Huyền hạc: Hạc đen. Tương truyền Hạc trắng tu nghìn năm thì thành Hạc vàng, lại tu nghìn năm nữa thì thành Hạc đen (túc huyền hạc). Ở đây Nguyễn Du chỉ muốn nói đã quá lâu rồi nay mới trở lại Thăng Long
2.Hồng tụ: Tay áo hồng, chỉ tay áo của người đào hát
3.Phúc bồn: chậu nước đổ. Tục có câu “phúc thủy nan thâu” nghĩa là: nước đổ khó thu được lại.
21/6/2014
Đỗ Đình Tuân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét