Đến Đà Lạt chắc ai trong chúng ta cũng sẽ ghé thăm Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt một lần. Đây là một trong những công trình tiêu biểu gắn liền với sự hình thành và phát triển của Đà Lạt.
Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt.
Nhà thờ được xây dựng đầu tiên vào năm 1920, ban đầu là ngôi thánh đường dài 24m, rộng 7m và cao 5m. Đến năm 1922 được xây dựng nhà thờ mới: rộng 8m, dài 26m có một tháp chuông cao 16m. Trên tháp có treo 4 quả chuông do hãng Pacard (Pháp) chế tạo nhưng công trình này hiện nay không còn tồn tại.
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nay được khởi công vào ngày 19 tháng 7 năm 1931, công trình được xây dựng trong suốt 11 năm và được khánh thành vào ngày 25 tháng 1 năm 1942.
Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.
Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.
Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo.
Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.
Đây chính là biểu tượng làm nên tên gọi khác của nhà thờ. Nhà thờ con gà.
Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
Kiến trúc mái vòm rất đặc trưng của các nhà thờ theo phong cách Roman tạo nên vẻ uy nghiêm trong lòng thánh đường.
"Lạy Chúa, xin ban cho con trái tim nồng nàn biết yêu mến anh em...."
Tượng Chúa Giêsu phía trước nhà thờ
Vườn tượng đài Đức Mẹ phía ngoài sân nhà thờ.
bố susu
02-2013
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét