CUỐI NĂM 2013 LÀM GÌ ĐỂ BẢO TOÀN VỐN?

Bài đọc liên quan:

Bảo toàn vốn là một vấn đề có tính vừa trí tuệ, vừa nghệ thuật sử dụng đồng tiền của bất kỳ ai trong tình hình khủng hoảng kinh tế của những năm qua. Đặc biệt, với nền kinh tế như ở Việt Nam đang tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở một quốc gia mà nền công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Hầu hết vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng đều phải nhập. Tình hình nhập khẩu luôn lớn, trong khi xuất khẩu để phục vụ xây dựng và chỉ tiêu tăng trưởng. Nó đẩy lạm phát tăng cao, do tình trạng đồng tiền nội địa tràn ngập thị trường, và việc phá giá đồng tiền do thiếu nguồn dự trữ ngoại tệ. Hậu quả là nghệ thuật xén lông cừu diễn ra ở tầng lớp trung lưu và nhân dân lao động làm ra của cải chính cho xã hội.

Sau hậu quả lạm phát, tăng trưởng thiếu quy hoạch là tình trạng thắt lưng buộc bụng, và siết chặt kinh tế, tín dụng để kiềm chế lạm phát, và hậu quả của nó, là tình trạng giảm phát sau khi nghị định 11/2011 của chính phủ đề ra. Kết quả là, liên tục trong 2 năm nay, tình trạng xuất siêu của Việt nam cân bằng dương. Điều này là do nhiều lý do khách quan và chủ quan của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đưa đến.

Với kinh tế trong nước do tình trạng đóng băng bất động sản, đưa đến nợ xấu tăng cao, hệ thống ngân hàng không còn lối thoát đầu tư và giảm nguồn cho vay có khả năng chi trả. Nên dẫn đến tăng trưởng tín dụng giảm, nguồn tiền mặt lưu thông trong xã hội kém. Nó đã làm sức mua giảm, tình hình giảm phát của nền kinh tế diễn ra, và hàng loạt doanh nghiệp ngưng hoạt động, hoặc phá sản. Kết quả là giảm lượng nhập khẩu, trong khi đó tình trạng xuất khẩu vẫn tăng đều.

Với kinh tế thế giới, tuy khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng, nhưng với những thị trường chủ chốt giúp cho nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu như Việt Nam vẫn tăng đều, đặc biệt, Hoa Kỳ và châu Âu. Bên cạnh đó, kích thước của nền kinh tế Việt chỉ là một miếng bánh nhỏ của nền kinh tế toàn cầu. Nên nó đã giúp tình hình xuất khẩu vẫn tốt hợn tình hình nhập khẩu. 

Kết quả là 2 năm 2012 và 2013 tình hình xuất siêu cân bằng dương - lấy tổng xuất khẩu trừ đi tổng nhập khẩu là con số dương. Nhờ đó việc kiềm giá đồng đô la Mỹ không bị tăng giá theo tỷ lệ lạm phát, do nguồn cung đô là từ xuất khẩu dư thừa. Từ đó, mấy ngày cuối năm 2013 tình trạng giá đồng đô la giảm, mặc dù giá vàng ngược lại thì tăng nhẹ.

Đây là một hiện tượng nghịch lý có tính logic của tình hình kinh tế toàn cầu, giá đồng đô la, giá vàng, giá dầu và kinh tế trong nước chỉ ngắn hạn, trong khi giá dầu cuối tuần này đã tăng vượt 100usd/thùng.

Nghịch lý có tính logic thứ nhất là, kinh tế Hoa Kỳ bất ngờ tăng trưởng cao với 4,1% so với 3,6% dự đoán ban đầu. khi kinh tế Hoa Kỳ tốt, chỉ tệ đô la sẽ tăng so với các đồng tiền khác trên toàn cầu. Nó sẽ kéo theo giá vàng giảm, giá dầu giảm, và giá các đồng tiền khác sẽ giảm so với đô la Mỹ. Đặc biệt, những đồng tiền yếu, với một nền kinh tế có dự trữ ngoại tệ yếu và phụ thuộc vào xuất nhập khẩu trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển kinh tế như Việt Nam.

Nghịch lý có tính logic thứ hai là, nhờ vào tình trạng giảm phát và giảm sức mua trong dân chúng do hậu quả của đóng băng bất động sản và nợ xấu mà, tình hình cân bằng cung cầu ngoại tệ của Việt nam không bị ảnh hưởng, dự trữ ngoại tệ tăng gấp đôi, theo ghi nhận vào tháng 10/2013 đã đạt 32 tỷ đô la, nên giá đồng đô la so với đồng Việt Nam không tạo áp lực phá giá đồng Việt Nam như những năm trước đây.

Một nghịch lý có tính logic thứ ba đang diễn ra cuối năm nay là, giá dầu tăng, giá vàng thế giới tăng trong khi Hoa Kỳ đã tự cung được dầu khi họ đã biến đá thành dầu bằng công nghệ mới, và kinh tế Hoa Kỳ phục hồi rõ rệt, chỉ tệ đồng đô la mạnh lên. Nhưng đây chỉ là những nghịch lý có tính ngắn hạn do mùa Đông đến, nhu cầu năng lượng tăng để sưởi ấm các xứ lạnh, và việc mua sắm vàng mùa tết đến phục vụ cưới hỏi của các quốc gia đông dân ở chấu Á như Trung Hoa và Ấn Độ.

Ba nghịch lý có tính logic trên sẽ biến mất đối với nền kinh tế Việt nam trong năm 2014, khi mà 3 tháng cuối năm tình hình đầu tư công của Việt Nam đang được đẩy mạnh để tạo ra sự phát triển giả tạo trong tăng trưởng theo chỉ tiêu, nhập khẩu sẽ lại vượt xuất khẩu. Trong khi nợ xấu ngày càng tăng, nhưng không có nguồn để giải quyết khi thất bại trong đàm phán TPP. Cân bằng âm dự trữ ngoại tệ sẽ quay về. Bên cạnh đó, đống nợ xấu, và nợ công sẽ ngốn đi mỗi tháng hàng tỷ đô la đã đến thời điểm trả nợ, và lãi mà nó được vay từ những thập niên trước. Trong khi đó giá trị đồng đô la sẽ còn tiếp tục tăng. Và vòng xoắn lạm phát, phá giá đồng tiền Việt Nam sẽ quay trở lại, khi mà nền kinh tế chỉ phụ thuộc và gia công, bán tài nguyên, kiều hối và tận thu thuế để tồn tại.

Mới đây, tổng kết cuối năm 2013, có đến 80 chi nhánh ngân hàng ở Sài Gòn thua lỗ. Nợ xấu tuy không rõ, nhưng nợ công lên đến 98,2% GDP đã quá tải của khả năng hệ thống tài chính ngân hàng. Có lẽ vì thế mà, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây khuyên dân nên gửi tiền vào ngân hàng là cách đầu tư hiệu quả nhất trong năm 2014?

Giá vàng và dầu sẽ tiếp tục giảm, trong khi đồng tiền Việt trong tương lai sẽ lại mất giá, nhưng nền kinh tế đang nhận lãnh hậu quả nợ xấu và giảm phát do sức mua của dân cạn kiệt. Trong khi lãi suất ngân hàng đang giảm thấp nhất trong 5 năm qua. Hiện tại đồng đô la đang giảm giá nhờ kiều hối cuối năm tuôn về. Nơi trú ngụ cuối cùng chỉ còn là những đồng ngoại tệ mạnh. Đồng ngoại tệ mạnh trong tương lai chỉ có lên, mà chưa bao giờ xuống, dù có những lúc nền kinh tế Việt tốt nhất ở cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, đó là đồng đô la Mỹ.

Cho nên với tất cả những nhận định trên, để bảo toàn vốn tốt nhất trong năm 2014 thì đồng đô la Hoa Kỳ là nơi tốt nhất cho dân Việt, nếu bạn không đủ sức là những con kền kền đi nhặt xác chết rẻ mạt để gầy dựng và phát triển.

Tư Gia, 23h37' Chúa nhựt, 29/12/2013
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét