CẦU GÀNH - BIÊN HÒA XƯA

Trong một lần ghé thăm Cù lao phố một trong thương cảng sầm suất một thời, lúc còn sự tranh giành quyền lực trong thời kì phong kiến. Cù lao phố có thể nói là kho tiền của chúa Nguyễn trong thời kì lập quốc.
Được người anh thổ địa hướng dẫn tham quan và giới thiệu rất nhiều về các địa danh cũng như nhiều câu chuyện về miền đất Cù lao này. Một đại danh được anh nhắc đến đó chính là cầu Gành.
Một lần lang thang trên fb của anh Van Phuc đọc được thông tin rất đầy đủ về Cầu Gành nên Bố susu cũng muốn giới thiệu đến mọi người để có thêm thông tin về cây cầu này, mặc dù hiện nay nó chỉ còn dùng cho xe lửa lưu thông sau khi xảy ra vụ tai nạm thảm khốc tại đây năm 2011.
Cầu Gành
Theo nhiều người lớn tuổi sống gần cầu cho biết, địa danh Cầu Gành được đặt dựa vào địa thế của khu vực lòng sông xây dựng cầu. Nơi đây có nhiều gành đá tảng lớn dưới lòng sông, mỗi khi thuỷ triều xuống, những tảng đá to lớn nổi lên, rong rêu, trãi dài xuống tận khu vực làng Mỹ Khánh, người dân quen gọi là Khu Đá Hàn.
Cầu Gành những ngày xưa. Ảnh sưu tầm.
Tương truyền đây là những khối đá do dân chúng ném xuống để làm rào cản ngăn tàu giặc Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, năm 1860. Thực hư ra sao không ai biết, song hiện giờ vẫn còn sót lại những khối đá to lớn, tàu bè đi qua khu vực này cũng rất thận trọng sợ bị va đập vào mạn thuyền làm hư hao. Ở đây, cũng xin giải thích về hai tiếng Cầu Gành và Cầu Ghềnh, đây là do cách phát âm của dân địa phương, về mặt nghĩa của từ Ghềnh là ý chỉ Ghềnh Thác (đúng với địa lý của chỗ xây cầu), song người dân miền Nam thường phát âm trại thành chữ Gành nên đã đặt tên là Cầu Gành. Về sau, có nhiều sửa đổi để cho đúng với phát âm trong tiếng Việt nhưng tên Cầu Gành được xem như một địa danh riêng và không sửa đổi gì thêm.
 Cầu được xây dựng với chiều dài 223,30 m, cầu có kết cấu bằng sắt lúc trước trải nhựa sau được lót ván gỗ, có hai lối song hành ở hai bên và hệ thống đường sắt dành cho xe lửa ở chính giữa. Cầu Gành do kiến trúc sư người Pháp tên Eiffel thiết kế, ông cũng chính là tác giả của Tháp Eiffel, ở Paris , nổi tiếng thế giới. Hệ thống Cầu Gành được nâng đỡ bởi ba trụ xây bằng đá rất to lớn băng qua một khoảng sông rộng, ba trụ móng này nâng một khối lượng sắt khá lớn, những nhịp cầu được làm hình vòng cung, gồm có 4 vòng, nên người dân quen gọi là “cầu bốn nhịp” (phân biệt với Cầu Rạch Cát nhỏ hơn chỉ có 3 nhịp). Hình dáng của Cầu Gành tương đối giống với Cầu Trường Tiền tại Huế. Điểm đặc biệt nhất là đến nay trãi gần 100 năm nhưng cầu vẫn đang là tuyến đường chính xuyên Việt.
 Cầu Gành nhìn từ Chùa Ông

Nghe kể lại, ngày xưa ở hai đầu cầu nơi giáp của móng chót với thành cầu có viết ngày tháng năm xây dựng cầu, tiếc thay giờ đây đã không còn nữa. Vì vậy, cho đến nay năm xây dựng Cầu Gành vẫn còn là một ẩn số. Theo một số tài liệu tham khảo thì nhận định Cầu Rạch Cát xây dựng năm 1902, Nhâm Dần, Cầu Gành xây năm 1903, Quý Mão. Song theo nhiều nguồn thông tin khác thì cho rằng cầu xây dựng năm 1909, Kỷ Dậu, những căn cứ về Cầu Gành cũng dần mất hết, chỉ còn lại chiếc cầu đứng đó chống chọi với thời gian, ngót hơn một thế kỷ, ngày ngày đón rước những chuyến tàu đi, về, cứ thế chuyên chở những toa xe ngược xuôi theo dòng lịch sử…
 
Cầu Gành nhìn từ Phụng Sơn Tự
Cầu là nhịp nối giữa hai bờ Bửu Hoà và Cù Lao Phố, nối đôi bờ xích gần lại với nhau. Hiện nay, những thanh gỗ lát lối song hành đã được tháo gỡ vì quá cũ kỹ thay vào đó là các vỉ sắt. Những khi qua cầu nếu để ý một chút sẽ thấy được bậc đá xanh ở ngay đầu vào lối song hành, tảng đá được cắt vuông vức nối bờ đất và vỉ sắt đã có trên 100 năm, khối đá lõm xuống do bị ăn mòn của dòng xe cộ qua lại.





(Trong bài viết sử dụng tài liệu từ FB của anh Van Phuc)
Bố susu
02-2014
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét