Bài đọc liên quan:
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Tổng kết học bổng đại học Hoa Kỳ
+ Essay là sự khác biệt
+ Những yếu tố chọn trường đại học Hoa Kỳ sau khi có học bổng
Hôm trước VTV đưa tin cả nước có khoảng 72.000 bạn trẻ đang thất nghiệp dù đã học xong cử nhân, thạc sĩ, đang làm hồ sơ trở lại học trung cấp để kiếm việc làm. Hôm nay báo chí đưa tin lại Thạc sĩ cử nhân ồ ạt học ... trung cấp. Nhưng đau dớn hơn là, tràn ngập người lao động Trung Hoa không phép ở nước Việt. Nên tôi phải viết bài này để các bạn trẻ có định hướng khi muốn vào đại học, cao đẳng hay trung cấp. Vì thời của tôi, là thời bao cấp, chế độ hộ khẩu, lý lịch nó cũng đã làm nhiều người khốn khổ vì công ăn việc làm. Thậm chí, có cả chuyện Hộ khẩu Sài Gòn như trong phim Mạc Tư Khoa không tin những giọt nước mắt - nói về những người bạn cùng trường đại học sau khi ra trường bằng mọi giá để có hộ khẩu Mạc Tư Khoa, chứ không chịu về tỉnh lẻ, nhưng bất hạnh. Ở Việt Nam thời của chúng tôi sau tốt nghiệp đại học cũng thế, bằng mọi giá để ở lại Sài Gòn thay đổi đời mình, song không thiếu những người sống một thời gian dài bất hạnh.
Hôm cuối tháng 3/2014, thông tin truyền thông đưa tin Huyền Chip được học bổng Stanford. Đây là điều đáng để các bạn trẻ suy ngẫm về con đường tương lai của mình, mặc dù, học xong cử nhân ở Stanford chưa chắc đã có việc làm. Ví dụ như một số bạn trẻ Việt Nam mà tôi biết được đã từng được học bổng toàn phần ở các đại học danh giá ở Hoa Kỳ, nhưng khi về nước tìm việc vẫn khó khăn, và không đúng chuyên ngành mình học, phải ra mở doanh nghiệp tư nhân để vừa kiếm sống, vừa giúp cộng đồng trẻ Việt Nam vươn xa ra bầu trời mới, cao hơn, rộng hơn.
Cuối năm âm lịch 2013 tôi viết bài Essay là sự khác biệt. Đầu năm 2014 âm lịch tôi khai bút bài Hồ sơ học bổng đại học Hoa Kỳ phải như thế nào là tốt? Cùng một tuổi với con tôi, nhưng sau 6 năm cháu Huyền Chíp mới bước vào đại học Hoa Kỳ bằng học bổng toàn phần, trong khi đó, thế hệ này đã bắt đầu hoặc đi một nửa con đường của tấm bằng PhD.
Săn học bổng ở các trường của các quốc gia tiên tiến về giáo dục - đặc biệt là Hoa Kỳ - là phải tạo ra cho mình một sự khác biệt. Nói ra những điều trên để các bạn thấy rằng, có rất nhiều cơ hội để tìm học bổng Hoa Kỳ. Người xuất sắc thì đi thẳng một mạch lên đại học bằng học bổng đại học ở Hoa Kỳ. Kẻ kém hơn thì nên tìm ra sự khác biệt cho mình để Hoa Kỳ cho tiền ăn học. Sáu năm xách ba lô lên và đi của cháu Huyền Chíp, là cách mà cháu ấy đã tạo ra sự khác biệt cho mình với hàng trăm ngàn thí sinh khác khi làm hồ sơ xin học bổng, và nhập học ở các đại học của Hoa Kỳ. Nhưng cũng không thiếu các bạn trẻ đi trước Huyền Chíp, giờ chưa chắc đã có việc làm. Nó cho ta thấy rằng, đi trước chưa hẳn đã hay, nhưng đi sau mà đi chắc như Huyền Chíp thì tương lai không làm được chỗ này, thì cũng không thiếu chỗ khác để họ săn tìm.
Cùng lứa với tôi, có người ở lại Sài Gòn, có người về tỉnh lẻ. Giờ tổng kết lại thì tỷ lệ về tỉnh lẻ thành công hơn 90%, còn ở Sài Gòn thì thành công chưa đến 50%. Điều này cho thấy, đâu phải cứ ở đô thị lớn là sẽ tốt hơn. Vấn đề để được thành công thì, phải như ông bà mình bảo, nhất nghệ tinh nhất thân vinh vẫn là châm ngôn cho mọi thời đại.
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Tổng kết học bổng đại học Hoa Kỳ
+ Essay là sự khác biệt
+ Những yếu tố chọn trường đại học Hoa Kỳ sau khi có học bổng
Hôm trước VTV đưa tin cả nước có khoảng 72.000 bạn trẻ đang thất nghiệp dù đã học xong cử nhân, thạc sĩ, đang làm hồ sơ trở lại học trung cấp để kiếm việc làm. Hôm nay báo chí đưa tin lại Thạc sĩ cử nhân ồ ạt học ... trung cấp. Nhưng đau dớn hơn là, tràn ngập người lao động Trung Hoa không phép ở nước Việt. Nên tôi phải viết bài này để các bạn trẻ có định hướng khi muốn vào đại học, cao đẳng hay trung cấp. Vì thời của tôi, là thời bao cấp, chế độ hộ khẩu, lý lịch nó cũng đã làm nhiều người khốn khổ vì công ăn việc làm. Thậm chí, có cả chuyện Hộ khẩu Sài Gòn như trong phim Mạc Tư Khoa không tin những giọt nước mắt - nói về những người bạn cùng trường đại học sau khi ra trường bằng mọi giá để có hộ khẩu Mạc Tư Khoa, chứ không chịu về tỉnh lẻ, nhưng bất hạnh. Ở Việt Nam thời của chúng tôi sau tốt nghiệp đại học cũng thế, bằng mọi giá để ở lại Sài Gòn thay đổi đời mình, song không thiếu những người sống một thời gian dài bất hạnh.
Hôm cuối tháng 3/2014, thông tin truyền thông đưa tin Huyền Chip được học bổng Stanford. Đây là điều đáng để các bạn trẻ suy ngẫm về con đường tương lai của mình, mặc dù, học xong cử nhân ở Stanford chưa chắc đã có việc làm. Ví dụ như một số bạn trẻ Việt Nam mà tôi biết được đã từng được học bổng toàn phần ở các đại học danh giá ở Hoa Kỳ, nhưng khi về nước tìm việc vẫn khó khăn, và không đúng chuyên ngành mình học, phải ra mở doanh nghiệp tư nhân để vừa kiếm sống, vừa giúp cộng đồng trẻ Việt Nam vươn xa ra bầu trời mới, cao hơn, rộng hơn.
Cuối năm âm lịch 2013 tôi viết bài Essay là sự khác biệt. Đầu năm 2014 âm lịch tôi khai bút bài Hồ sơ học bổng đại học Hoa Kỳ phải như thế nào là tốt? Cùng một tuổi với con tôi, nhưng sau 6 năm cháu Huyền Chíp mới bước vào đại học Hoa Kỳ bằng học bổng toàn phần, trong khi đó, thế hệ này đã bắt đầu hoặc đi một nửa con đường của tấm bằng PhD.
Săn học bổng ở các trường của các quốc gia tiên tiến về giáo dục - đặc biệt là Hoa Kỳ - là phải tạo ra cho mình một sự khác biệt. Nói ra những điều trên để các bạn thấy rằng, có rất nhiều cơ hội để tìm học bổng Hoa Kỳ. Người xuất sắc thì đi thẳng một mạch lên đại học bằng học bổng đại học ở Hoa Kỳ. Kẻ kém hơn thì nên tìm ra sự khác biệt cho mình để Hoa Kỳ cho tiền ăn học. Sáu năm xách ba lô lên và đi của cháu Huyền Chíp, là cách mà cháu ấy đã tạo ra sự khác biệt cho mình với hàng trăm ngàn thí sinh khác khi làm hồ sơ xin học bổng, và nhập học ở các đại học của Hoa Kỳ. Nhưng cũng không thiếu các bạn trẻ đi trước Huyền Chíp, giờ chưa chắc đã có việc làm. Nó cho ta thấy rằng, đi trước chưa hẳn đã hay, nhưng đi sau mà đi chắc như Huyền Chíp thì tương lai không làm được chỗ này, thì cũng không thiếu chỗ khác để họ săn tìm.
Cùng lứa với tôi, có người ở lại Sài Gòn, có người về tỉnh lẻ. Giờ tổng kết lại thì tỷ lệ về tỉnh lẻ thành công hơn 90%, còn ở Sài Gòn thì thành công chưa đến 50%. Điều này cho thấy, đâu phải cứ ở đô thị lớn là sẽ tốt hơn. Vấn đề để được thành công thì, phải như ông bà mình bảo, nhất nghệ tinh nhất thân vinh vẫn là châm ngôn cho mọi thời đại.
Nhìn hình ảnh 2 đứa trẻ ngây thơ ngồi ở tòa tương phản với vẻ cười tươi của tên công an đã giết cha của 2 trẻ, được tòa ở thành phố Tuy Hòa tuyên tù treo, thì ai cũng thấy hết tội lỗi của đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam
Tôi có một ước ao cho thế hệ trẻ tương lai là, có một quỹ hỗ trợ học bổng Tây Du. Tại sao Việt kiều mỗi năm gửi về đất nước đến 11 tỷ Đô la Hoa Kỳ, mà không có một quỹ dành cho việc Tây du với thế hệ trẻ Việt tương lai? Tại sao cứ cho người Việt cá để ăn những 11 tỷ Đô La Hoa Kỳ hằng năm, mà Việt kiều trên khắp thế giới lại không cho họ cái cần câu? Cho họ cần câu là góp phần rất lớn việc canh tân bản thân, gia đình và cả chế độ chính trị xã hội Việt tốt hơn. Vì khi dân trí được mở mang, ắt dân khí sẽ mạnh lên, và buộc chính quyền phải sống tử tế với dân, chứ không phải tuần nào cũng nghe hung tin, thêm một người chết sau khi làm việc với công an, nhưng khi đem công an ra xử án thì, họ vẫn trắng án và nhăn răng cười đùa trước tòa như vụ án 5 công an dùng nhục hình đánh chết một người dân lương thiện ở Tuy Hòa, với mức án tù treo! Và ta cũng không còn nghe những câu nói rất súc sinh từ miệng quan trôn trẻ như lâu nay.
Hôm đi đám ma thầy Đinh Đăng Định, một câu dặn dò rất nhân bản và đầy bao dung của thầy - "Không được giữ lòng thù hận..., vì chúng ta không phải là kẻ thù của nhau" - làm tôi phải nghĩ đến việc chúng ta phải cần làm một phong trào Tây du cho thế hệ tương lai.
Với 4 triệu Kiều Bào hải ngoại, chỉ cần mỗi người 1 năm bỏ ra 1 Đô la Hoa Kỳ, thì mỗi năm có 4 triệu để đủ chăm sóc ít nhất 200 bạn trẻ có khả năng lấy học bổng bán phần ở các đại học trên thế giới. Và với cái quỹ rất đơn giản này, thì các đứa con bơ vơ khi cha hoặc mẹ vào tù vì yêu nước như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, hay con của thầy Đinh Đăng Định có thể dễ dàng Tây du và có cuộc sống tương lai vững vàng, mà con của họ xứng đáng để được hưởng những gì chúng ta tri ân cho họ.
Với 90 triệu dân trong nước, có ít nhất 30% dân dư sức để 1 năm bỏ ra 1 USD, vì nó chỉ đáng một lần ăn sáng uống cà phê mà tốn kém hơn nhiều lần của số tiền này.
Nếu có được quỹ này, tôi xin tự nguyện làm cái việc hướng dẫn các cháu học tập, và làm hồ sơ xin học bổng đại học Hoa Kỳ cho các cháu. Khi các cháu được học bổng dù toàn phần, hay bán phần, và được visa du học ở Hoa Kỳ, thì con đường tiếp theo là quỹ này lo mặt tài chính còn lại cho các cháu.
Theo tôi, quỹ này phải được đặt ở Hoa Kỳ, do một tổ chứctài chính kiểm soát, và trả công cho tổ chức tài chính này. Tài khoản được đứng tên dưới một hội đồng gồm 3 người có quốc tịch Hoa Kỳ, có uy tín để khi 3 người này ký thì tổ chức tài chính kia sẽ chi ra. Các thí sinh được học bổng từ Việt Nam được một nhóm trí thức ở trong nước kiểm tra hồ sơ, và viết thư giới thiệu cho Hội đồng ở Hoa Kỳ. Thế thì mới mong nó không bị lạm dụng.
Những người được học bổng này phải được công khai danh tính, cụ thể rõ ràng. Sau khi thành tài phải biết chăm lo lại cái quỹ này bằng tấm lòng của một người được nó cưu mang mà thành.
5 năm nay, tôi một thân một mình lo khoảng gần 300 cháu đi với học bổng toàn phần có, bán phần có và hơn bán phần cũng có. Nhưng tôi chỉ giúp chọn trường, làm hồ sơ, chỉnh sửa essay, chứ tôi không thể giúp tiền bạc. Nên có nhiều cháu giỏi, xuất sắc nhận đến 75 - 80%, chỉ còn đóng có 5-8K/năm, mà nhà chúng không có đóng đành bỏ, mình đứt ruột để chúng học ở trong nước. Nếu có quỹ này thì chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều cho các cháu, và cho đất nước.
Nay tôi chỉ làm việc này như ngày xưa An Tiêm thả dưa, cứ 100 quả dưa An Tiêm cũng chỉ mong vài quả dưa tới đất liền. Nâng dân trí, chấn hưng dân khí và chăm lo hậu dân sinh là việc chúng ta cần tiếp bước ý tưởng này của cụ Phan Chu Trinh.
Tôi biết mình tài hèn, sức mọn, nên tôi chỉ có một ước mơ nho nhỏ này. Mong rằng những ai có tấm lòng với nước Việt và thế hệ trẻ tương lai hãy chung sức để lo việc này. Chúng ta hãy bàn nhau để thành lập cái quỹ này, tên của nó, và một hội đồng kiểm soát việc chi tiêu quỹ đúng với mục tiêu của nó một cách minh bạch, và công tâm, vô vụ lợi.
Asia Clinic, 16h08' ngày thứ Sáu, 11/4/2014
Hôm đi đám ma thầy Đinh Đăng Định, một câu dặn dò rất nhân bản và đầy bao dung của thầy - "Không được giữ lòng thù hận..., vì chúng ta không phải là kẻ thù của nhau" - làm tôi phải nghĩ đến việc chúng ta phải cần làm một phong trào Tây du cho thế hệ tương lai.
Với 4 triệu Kiều Bào hải ngoại, chỉ cần mỗi người 1 năm bỏ ra 1 Đô la Hoa Kỳ, thì mỗi năm có 4 triệu để đủ chăm sóc ít nhất 200 bạn trẻ có khả năng lấy học bổng bán phần ở các đại học trên thế giới. Và với cái quỹ rất đơn giản này, thì các đứa con bơ vơ khi cha hoặc mẹ vào tù vì yêu nước như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, hay con của thầy Đinh Đăng Định có thể dễ dàng Tây du và có cuộc sống tương lai vững vàng, mà con của họ xứng đáng để được hưởng những gì chúng ta tri ân cho họ.
Với 90 triệu dân trong nước, có ít nhất 30% dân dư sức để 1 năm bỏ ra 1 USD, vì nó chỉ đáng một lần ăn sáng uống cà phê mà tốn kém hơn nhiều lần của số tiền này.
Nếu có được quỹ này, tôi xin tự nguyện làm cái việc hướng dẫn các cháu học tập, và làm hồ sơ xin học bổng đại học Hoa Kỳ cho các cháu. Khi các cháu được học bổng dù toàn phần, hay bán phần, và được visa du học ở Hoa Kỳ, thì con đường tiếp theo là quỹ này lo mặt tài chính còn lại cho các cháu.
Theo tôi, quỹ này phải được đặt ở Hoa Kỳ, do một tổ chứctài chính kiểm soát, và trả công cho tổ chức tài chính này. Tài khoản được đứng tên dưới một hội đồng gồm 3 người có quốc tịch Hoa Kỳ, có uy tín để khi 3 người này ký thì tổ chức tài chính kia sẽ chi ra. Các thí sinh được học bổng từ Việt Nam được một nhóm trí thức ở trong nước kiểm tra hồ sơ, và viết thư giới thiệu cho Hội đồng ở Hoa Kỳ. Thế thì mới mong nó không bị lạm dụng.
Những người được học bổng này phải được công khai danh tính, cụ thể rõ ràng. Sau khi thành tài phải biết chăm lo lại cái quỹ này bằng tấm lòng của một người được nó cưu mang mà thành.
5 năm nay, tôi một thân một mình lo khoảng gần 300 cháu đi với học bổng toàn phần có, bán phần có và hơn bán phần cũng có. Nhưng tôi chỉ giúp chọn trường, làm hồ sơ, chỉnh sửa essay, chứ tôi không thể giúp tiền bạc. Nên có nhiều cháu giỏi, xuất sắc nhận đến 75 - 80%, chỉ còn đóng có 5-8K/năm, mà nhà chúng không có đóng đành bỏ, mình đứt ruột để chúng học ở trong nước. Nếu có quỹ này thì chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều cho các cháu, và cho đất nước.
Nay tôi chỉ làm việc này như ngày xưa An Tiêm thả dưa, cứ 100 quả dưa An Tiêm cũng chỉ mong vài quả dưa tới đất liền. Nâng dân trí, chấn hưng dân khí và chăm lo hậu dân sinh là việc chúng ta cần tiếp bước ý tưởng này của cụ Phan Chu Trinh.
Tôi biết mình tài hèn, sức mọn, nên tôi chỉ có một ước mơ nho nhỏ này. Mong rằng những ai có tấm lòng với nước Việt và thế hệ trẻ tương lai hãy chung sức để lo việc này. Chúng ta hãy bàn nhau để thành lập cái quỹ này, tên của nó, và một hội đồng kiểm soát việc chi tiêu quỹ đúng với mục tiêu của nó một cách minh bạch, và công tâm, vô vụ lợi.
Asia Clinic, 16h08' ngày thứ Sáu, 11/4/2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét