Gây dựng Hội Thánh mới- 2

III. CÔNG TÁC GÂY DỰNG HỘI THÁNH MỚI TẠI HỘI THÁNH ABBOTT LOOP COMMUNITY, ANCHORAGE, ALASKA
A. Hội Thánh Abbott Loop Community là một Hội Thánh lớn và đầy dẫy Đức Thánh Linh tại Anchorage, Alaska. Được thành lập vào năm 1959 do một nhóm Cơ Đốc Nhân do mục sư Dick Benjamin lãnh đạo.
Vào năm 1967, mục sư Benjamin và Hội Thánh Abbott Loop đã phái nhóm đầu tiên gồm 22 người ra đi gây dựng Hội Thánh mới tại Peters Creek, Alaska.
20 năm sau, vào năm 1987, Hội Thánh này đã gởi đi gần 1.000 người cả nam, lẫn nữ và trẻ em trong các nhóm gây dựng Hội Thánh mới. Họ đã cộng tác với các mục sư lãnh đạo nhóm và gây dựng thành công 40 Hội Thánh mới tại Mỹ và hải ngoại. Kể từ lúc đó, nhiều nhóm khác cũng được sai phái ra đi và ngày càng nhiều Hội Thánh mới được mở, trong đó có Hội Thánh mà tôi đang chăn dắt tại Medford, Oregon.
Vài Hội Thánh trong số đó cũng đã thành lập được thêm nhiều Hội Thánh khác nữa, và hiện nay có 66 Hội Thánh tại Mỹ và hải ngoại. Đó là kết quả của công tác gây dựng Hội Thánh mới của Trung Tâm Truyền Giáo Abbott Loop, Anchorage, Alaska.
B. Tóm lại, phương pháp gây dựng Hội Thánh mới bằng nhóm là một phương pháp của Thánh Kinh và rất có hiệu quả, khiến chinh phục nhiều người nhiều người trở lại với Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi cũng đã thành công với phương pháp này.
Trong 4 phần học kế tiếp, tôi sẽ chia xẻ một số phương pháp để Hội Thánh bạn có thể trở thành một trung tâm đào tạo người hầu việc Chúa và cũng là một Trung Tâm Truyền Giáo gieo trồng Hội Thánh mới.
THẢO LUẬN NHÓM
Hãy xem xét kỹ khu vực bạn đang sống. Bạn có thấy nhiều Hội Thánh thời Tân Ước ở xung quanh bạn không?
Bạn có nghĩ rằng số Hội Thánh đó đủ để đáp ứng cho mọi người trong khu vực?
Nơi đó có cần phải gây dựng thêm nhiều Hội Thánh mới nữa để khiến nhiều người trở nên môn đệ của Chúa Jêsus?
Hãy ôn lại các phương pháp thông dụng để gây dựng Hội Thánh mới. Phương pháp nào là thích hợp nhất cho việc gây dựng Hội Thánh nơi bạn đang sống?
TỰ NGHIÊN CỨU
Suy gẫm Mat 28:19-20. Tại sao gây dựng Hội Thánh mới lại là điều cần thiết cho việc thực hiện Đại Mạng Lệnh được ghi trong câu Kinh Thánh này?
Bạn có đồng ý với nhận xét của Tiến sĩ Peter Wagner: “Gây dựng các Hội Thánh mới là một phương pháp truyền bá Phúc-âm có hiệu quả nhất từng được biết đến trên đất này.” Bạn có đồng ý không, xin cho biết lý do?
Hãy liệt kê vài phương pháp gây dựng Hội Thánh thông dụng bạn học được trong phần này. Bạn có thể thêm vào đó phương pháp của bạn. Khóa học này đề nghị bạn nên sử dụng phương pháp nào?
PHẦN 2: HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG LÀ MỘT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA
LỜI GIỚI THIỆU
Cám ơn bạn đã quan tâm đến đề tài gây dựng Hội Thánh bằng các đội hình. Nguyền xin Đức Chúa Trời sẽ khiến cho cuộc sống bạn và Hội Thánh của bạn sẽ kết quả càng hơn.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. CĂN BẢN KINH THÁNH CHO VIỆC HUẤN LUYỆN NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Kinh Thánh Tân Ước không hề nhắc đến việc thiết lập các trường dòng hay các trường Kinh Thánh tách biệt với các Hội Thánh địa phương.
Cong 13:1 cho thấy các giáo sư Kinh Thánh thì ở trong Hội Thánh: “Trong Hội Thánh tại thành An-ti-ốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư”.
Trong Công-vụ 19, chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô đã giảng dạy Lời Chúa một cách rộng rãi tại Hội Thánh mới được thành lập ở Ê-phê-sô. Chúng ta thấy rằng Phao-lô “. . . nhóm các môn đồ riêng ra, và dạy dỗ hằng ngày trong trường học Tiranu. Ông làm việc đó trong suốt hai năm, đến nỗi mọi người ở trong cõi Asi . . . đều nghe đạo Chúa.”
Những gì Phao-lô làm là tương đương với việc quản lý một trường Kinh Thánh hai năm tại Hội Thánh Ê-phê-sô.
Ti-mô-thê, một môn đệ của Phao-lô, sau đó đã trở thành mục sư cai quản Hội Thánh Ê-phê-sô. Phao-lô cũng đã khuyến khích Ti-mô-thê nên tiếp tục huấn luyện thêm nhiều mục sư khác trong Hội Thánh: “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác .” (IITi 2:2).
II. VÀI LÝ DO THỰC TẾ ĐỂ ĐÀO TẠO CÁC MỤC SƯ TẠI HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
Hội Thánh địa phương phải chịu mất các Cơ Đốc Nhân có ơn khi gởi họ đi xa được huấn luyện. Thay vào đó, những mục sư đang được huấn luyện này có thể là một sự trợ giúp lớn cho các Hội Thánh nếu họ ở nơi họ được huấn luyện.
Hội Thánh địa phương có thể đóng góp nhiều sự hiểu biết cá nhân và thuộc về sự chăn bầy cho những ai ở trong chức vụ đào tạo. Điều này thường thực tế không có trong các trường Kinh Thánh tập trung và các trường dòng.
Các Hội Thánh có mục sư, truyền đạo, giáo sư, trưởng lão và đôi khi có cả sứ đồ và tiên tri nữa. Các chức vụ đa dạng này có cần để sửa soạn các thánh đồ cho công tác truyền giáo. Ngược lại, phần lớn đội ngũ các giáo sư trường Kinh Thánh và trường dòng là giáo sư dạy Kinh Thánh. Các giáo sư không thể cung cấp tự do một sự huấn luyện căn bản rộng lớn mà chúng ta thấy trong sự huấn luyện tại các Hội Thánh.
Các mục sư được huấn luyện tại Hội Thánh một cách cá nhân và trực tiếp dự phần vào các hoạt động Cơ Đốc đầy đủ như : thờ phượng, giảng dạy, truyền giáo và chăm sóc việc vận dụng các ân tứ Thánh Linh, khải đạo và nhiều hơn thế nữa. Hội Thánh là nơi duy nhất họ có thể thu gặt được sự đào tạo ngay tại chỗ rất quý giá này.
III. HỘI THÁNH CỦA BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA!
Đây không phải là một công tác khó và không đòi hỏi một tiềm lực mạnh mẽ hay hội chúng đông đúc. Ngay cả mục sư của Hội Thánh nhỏ và vừa cũng có thể thiết lập một chương trình huấn luyện năng động tại chính Hội Thánh mình đang quản nhiệm.
Điểm khởi đầu rất quan trọng là một Hội Thánh Địa Phương Vững Chắc, có cấu trúc đúng với kiểu mẫu của các Hội Thánh trong Kinh Thánh, và được thiết lập vững chắc trên nền tảng là Đức Chúa Jêsus Christ và Lời Ngài. Chính Chúa Jêsus đã phán “Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá nầy ” (Mat 16:18). Và trong thí dụ về người thợ xây nhà (7:24-27), Chúa Jêsus dạy chúng ta phải xây dựng Hội Thánh trên Lời của Ngài.
Chúa Jêsus đã ban cho Hội Thánh Ngài các sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Tin Lành, mục sư, giáo sư (Eph 4:11). Họ cũng được Chúa kêu gọi huấn luyện các thánh đồ sẵn sàng cho chức vụ. Hãy nhận biết những người hầu việc Chúa này. Tất cả các Hội Thánh phải có ít nhất một người trong mỗi chức vụ này. Một số Hội Thánh khác thì có thể có nhiều hơn. Đó là những người huấn luyện đào tạo chính yếu của bạn.
Một điều đặc biệt quan trọng phải nhận biết các giáo sư Kinh Thánh được Chúa kêu gọi: Người đó là người có tài dạy dỗ, biết cách truyền đạt sự hiểu biết cho người khác và giúp họ hiểu “từ A đến Z”, từng dòng từng chữ của lẽ thật trong Lời Chúa.
Một điều khác cũng rất quan trọng là Hội Thánh địa phương phải có những trưởng lão có phẩm chất theo Kinh Thánh. Những người này sẽ chăm sóc một cách cá nhân và giám sát đời sống thuộc linh của những người nam, nữ trong quá trình được huấn luyện.
Các mục sư nhất thiết phải chắc chắn rằng cả hội chúng phải được dạy dỗ đúng lẽ thật Kinh Thánh về “chức vụ” của thân thể, điều đó có nghĩa là mỗi tín hữu là một chi thể hiệp nhất trong thân thể Đấng Christ là Hội Thánh, và có một công tác độc đáo phải thực hiện. “Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta .” (Ro 12:6). “Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình đã được mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của Đức Chúa Trời.” (IPhi 4:10).
Thêm vào đó, sự giảng đạo, dạy dỗ, và công tác huấn luyện mà Hội Thánh địa phương cung cấp, Hội Thánh nên mở rộng chức vụ DẠY DỖ Kinh Thánh theo nhiều cách khác nhau.
Tổ chức một “lớp học Kinh Thánh buổi tối” đặc biệt, mỗi tuần một lần. Người tham dự sẽ có được một nền tảng vững chắc và sẽ trưởng thành hơn nếu như được học Kinh Thánh theo từng sách, từng chủ đề.
Ngay cả một Hội Thánh nhỏ bé cũng có thể tổ chức được một Trường Kinh thánh riêng. Tôi đề nghị một cách thức tổ chức như sau: tổ chức 3 lớp học vào buổi tối thứ sáu và 3 lớp học vào sáng thứ bảy hoặc một thời khóa biểu tương tự thích hợp nhất đối với Hội Thánh bạn.
Các Hội Thánh lớn và vừa có thể tổ chức một chương trình học trọn thời gian. Ví dụ : tổ chức 4 - 5 lớp học mỗi buổi sáng, 4 hoặc 5 ngày mỗi tuần. Hãy để các mục sư được ơn tại Hội Thánh tham gia vào ban giảng huấn. Một số Hội Thánh có thể tổ chức các lớp buổi tối cho những ai không thể học buổi sáng được.
Chúng ta cũng có thể sử dụng một số công cụ khác để huấn luyện. Các mục sư nên định giá những công cụ đó và chỉ nên giới thiệu cho những ai đáng tin cậy.
Các băng ghi hình, giống như khóa học này đang sử dụng.
Băng ghi âm.
Các buổi học chuyên đề và các buổi hội nghị được tổ chức ở các thành phố.
Lớp học tại chức. Có nhiều trường Kinh Thánh cho phép các học viên của họ học tập từ xa thông qua đường bưu điện. Phương pháp này cũng đã đem lại nhiều lợi ích cho bản thân tôi.
Một chương trình huấn luyện mục sư tổ chức trong nội bộ. Mục sư và ban giảng huấn có thể tổ chức một chương trình kỹ lưỡng tại Hội Thánh địa phương.
Đức Chúa Trời đã trang bị cho bạn để huấn luyện những người hầu việc Ngài ngay tại Hội Thánh bạn. Trong bài học kế tiếp, chúng ta sẽ đề cập đến một đề tài quan trọng, đó là cách bạn có thể hướng dẫn những học viên của bạn và giúp họ nhận biết được chính Đức Chúa Trời đang kêu gọi họ bước vào công trường thuộc linh.
THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận về quan điểm của người dạy về sự tồn tại của các trường dòng và các trung tâm dạy Kinh Thánh. Ông ta có lên án sự tồn tại của các trường đó không? Ông ta kết luận gì về vấn đề này?
Hội Thánh bạn có đủ người hầu việc Chúa được ơn để thiết lập một trung tâm huấn luyện người hầu việc Chúa tại Hội Thánh địa phương bạn? Nếu không, bạn có thể làm gì để các chức vụ khác như : Sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Tin Lành, mục sư và giáo sư đem lại ích lợi cho Hội Thánh?
TỰ NGHIÊN CỨU
Để trở nên một người truyền bá Phúc-âm có hiệu quả, bạn sẽ bắt đầu công tác huấn luyện mình từ đâu?
Nếu có nhu cầu gia tăng hoặc chuyên môn hóa công tác huấn luyện, bạn có thể liên hệ ở nơi nào, cách nào?
Hãy đề ra một số phương pháp Hội Thánh có thể mở rộng công tác giảng dạy?
PHẦN 3: KHẢI ĐẠO NHỮNG NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA TƯƠNG LAI TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
LỜI GIỚI THIỆU
Trong hai bài học trước, chúng ta thấy Hội Thánh được Chúa kêu gọi gia tăng thêm nhiều bằng cách gây dựng các Hội Thánh mới. Chúng ta cũng thấy rằng Hội Thánh địa phương là nơi những người hầu việc Chúa tương lai được huấn luyện để làm thành sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ.
Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến cách hướng dẫn những người hầu việc của tương lai của bạn và giúp họ nhận biết được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ. Trong công tác khải đạo, có ba yếu tố quan trọng mà chúng ta cần phải nhận biết thật chính xác :
1. Sự kêu gọi của người hầu việc Chúa trong tương lai.
2. Thời điểm Chúa kêu gọi họ.
3. Nơi mà họ nhận biết được sự kêu gọi.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. NGUYÊN TẮC KINH THÁNH VỀ CÔNG TÁC KHẢI ĐẠO VỀ NGÀNH NGHỀ TẠI HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
Lời Chúa dạy rằng “Đâu không có nghị luận, đó mưu định phải phế; Nhưng nhờ có nhiều mưu sĩ, mưu định bèn được thành.” (Ch 15:22). Đức Chúa Trời có một chương trình cho mỗi người trong chúng ta. Nhưng phải có sự khôn ngoan, những người cố vấn tin kính mới giúp cho những người hầu việc Chúa tương lai thực hiện được chương trình của Chúa trên đời sống họ. Các mục sư, trưởng lão, một số lãnh đạo Hội Thánh khác, và cả bạn cũng có thể là một cố vấn khôn ngoan.
Cong 13:1-3 đã nêu tên 5 người lãnh đạo Hội Thánh tại thành An-ti-ốt. Câu 2 cho thấy Ba-na-ba và Phao-lô được kêu gọi trở nên môn đồ của Chúa Jêsus. Nhưng năm lãnh đạo Hội Thánh này trước hết phải kiêng ăn và cầu nguyện rồi mới sai phái họ đi truyền giáo. Có một sự thật quan trọng ở đây, đó là sự kêu gọi cũng như chức vụ môn đồ cũng quan trọng như nhau và đều là một vấn đề phải được nhận biết, suy xét kỹ, và được thực hiện hoàn toàn bên trong nội bộ của Hội Thánh tại thành An-ti-ốt.
Cũng một thể ấy, trong vòng tín hữu tại Hội Thánh bạn, bạn là những lãnh đạo Hội Thánh có thể giúp các tín hữu nhận biết được và bước vào chức vụ mà Đức Chúa Trời giao phó cho họ.
Phần còn lại của phần này, chúng ta sẽ đề cập đến cách bạn có thể hướng dẫn cho những người hầu việc Chúa tương lai của bạn và giúp họ nhận biết được 3 yếu tố quan trọng sau: sự kêu gọi, thời điểm kêu gọi và nơi họ được kêu gọi.
II. SỰ KÊU GỌI
A. ĐỨC CHÚA TRỜI LUÔN BAN ÂN ĐIỂN.
“Họ . . . nhận biết ân điển đã ban cho tôi (Phao-lô). . .” Ga 2:9.(KJV).
“Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta ” (Ro 12:6).
“Nhưng tôi nay là người thể nào , là nhờ ơn Đức Chúa Trời ” (ICo 15:10).
Sứ đồ Phao-lô đã nói: “. . . là ân điển đã ban cho tôi bởi công hiệu của quyền phép Ngài.” (Eph 3:7).
Sự kêu gọi một Cơ Đốc Nhân vào chức vụ được xác nhận bởi ân điển mà Đức Chúa Trời đã ban cho người đó. Công việc của một cố vấn chỉ đơn giản là giúp đỡ các tín hữu của mình thấy được một cách chính xác ân điển của chức vụ mà Đức Chúa Trời đã ban cho đời sống họ.
B.NHỮNG KHẢ NĂNG CŨNG LÀ MỘT PHẦN CỦA ÂN ĐIỂN ĐÓ:
IPhi 4:11 chép rằng : “. . .nếu có kẻ làm chức gì, thì hãy làm như nhờ sức Đức Chúa Trời ban ”. Một mục tiêu quan trọng của công tác khải đạo cho người hầu việc Chúa là giúp họ xác định đúng những khả năng Đức Chúa Trời ban cho họ.
Tôi thường khuyên những người đang khao khát nhận ra được sự kêu gọi của Chúa rằng họ nên liệt kê : (1) các khả năng của họ và (2) các bất năng của họ. Điều này có thể rất rõ ràng. Sau đó, người khải đạo là người biết rõ người đó có thể giúp đỡ anh ta “. . . y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người .” (Ro 12:3).
C. BÀI HỌC THEO BĂNG HÌNH
Các bài học qua băng hình của Brother Dick Benjamin sẽ đề cập đến chi tiết hơn trong ITi 3:1-12 và Tit 1:5-9. Các phẩm chất được liệt kê trong các câu Kinh thánh trên được ủy thác cho những ai bước vào chức vụ được phong chức.
D. CHÚNG TA CÓ CÁC SỰ BAN CHO KHÁC NHAU.
“Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai trị, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm .” (Ro 12:6-8).
Không khó mấy để nhận biết được các ân tứ thuộc linh và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Chỉ đơn giản là quan sát một con người. Nếu người đó được ban cho nói tiên tri thì anh ta sẽ nói tiên tri tại Hội Thánh bạn. Nếu người đó được gọi để dạy Kinh Thánh, anh ta sẽ để hết tâm trí vào việc dạy dỗ Lời Chúa. Nếu người đó được kêu gọi để phục vụ, bạn sẽ thấy anh ta hy sinh chính mình để phục vụ tại Hội Thánh.
Hỡi những cố vấn, hãy cầu nguyện thật nhiều! Khi Đức Chúa Trời kêu gọi một người nào, chúng ta cần sự mặc khải của Ngài và sự sáng suốt để nhìn thấy điều đó trong đường lối của Đức Chúa Trời.
III. THỜI ĐIỂM CỦA SỰ KÊU GỌI
Tr 3:1(KJV) chép rằng:“. . . mọi việc dưới trời có kỳ định.” Đức Chúa Trời có chương trình và mục đích cho đời sống và chức vụ của chúng ta. Và Ngài có một thời điểm.
ITi 3:6(KJV) chép rằng một người lãnh đạo thuộc linh nhất thiết không phải là “người mới tin đạo . . .”. Đừng vội vã đặt một người nào vào chức vụ. Trong kinh nghiệm của tôi, phần lớn những người bỏ lỡ thời điểm của Đức Chúa Trời thường là bỏ lỡ điều đó vì quá sớm, hơn là quá trễ.
“Sự trông cậy trì hưỡn khiến lòng bị đau đớn . . .” Mặt khác, hãy cẩn thận nhận biết khi nào một người sẵn sàng thật sự. Đừng giữ người đó lại quá thời điểm của Đức Chúa Trời. (Ch 13:12).
IV. NƠI CHỐN ĐƯỢC KÊU GỌI.
Chúng ta hãy xem xét ví dụ về sứ đồ Phi-e-rơ và Phao-lô. Phi-e-rơ là một người Do Thái sống tại Ga-li-lê, xứ Y-sơ-ra-ên. Phi-e-rơ được trưởng dưỡng trong nền văn hóa Y-sơ-ra-ên và chức vụ của ông chủ yếu là ở tại Y-sơ-ra-ên. Phao-lô cũng là một người Do Thái nhưng ông ta là công dân La-mã, nói tiếng Hy-lạp, sống ở Tạt-sơ, xứ Si-li-si thuộc La-mã. Hãy chú ý rằng, giống như Phi-e-rơ, chức vụ của Phao-lô đặt để ông ở một nơi mà ông cảm thấy “như ở nhà”. Trong trường hợp của Phao-lô, chức vụ của ông khởi đầu ở các xứ thuộc La-mã ở phía tây bắc nước Y-sơ-ra-ên, và cuối cùng ở Hy-lạp và La-mã. Cả hai vị đại sứ đồ đều thực hiện chức vụ mình thành công ở những nơi mà họ quen thuộc với ngôn ngữ và nền văn hóa.
Hỡi các mục sư, giáo sư, trưởng lão, Cơ Đốc Nhân ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, và các dân tộc trên thế giới: Bạn có thể chinh phục dân tộc của bạn! Bạn giảng bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Bạn hiểu rõ nền văn hóa và tư tưởng của họ. Bạn có thể huấn luyện những người hầu việc Chúa tại các Hội Thánh địa phương của bạn. Bạn có thể sai phái họ ra đi trong các nhóm gây dựng Hội Thánh để chinh phục dân tộc của bạn cho Đức Chúa Jêsus Christ!
THẢO LUẬN NHÓM
Hãy thảo luận các câu hỏi sau :
Những căn bản Kinh Thánh nào khiến bạn chắc chắn rằng đời sống mình được Đức Chúa Trời kêu gọi hầu việc Ngài?
Những dấu hiệu thực tế nào có thể quan sát được trong đời sống Cơ Đốc để biết rằng người đó được Chúa kêu gọi phục vụ Ngài?
Làm cách nào chúng ta nhận biết được đúng thời điểm Chúa kêu gọi để tham gia vào một chức vụ riêng biệt?
Làm cách nào để các nhà lãnh đạo Hội Thánh có thể nhận biết được đúng những người được Chúa kêu gọi để sai phái họ đến một nơi riêng biệt?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Hãy suy gẫm Cong 13:1-3 và trả lời các câu hỏi sau :
Làm cách nào Ba-na-ba và Sau-lơ nhận biết được Chúa kêu gọi họ trở nên người truyền bá Phúc-âm?
Họ làm gì sau khi nhận biết được điều đó?
Hội Thánh có trách nhiệm gì trước khi sai phái họ đi?
Người lãnh đạo có những vai trò nhất định trong sự kêu gọi của bạn. Bạn có lệ thuộc và đầu phục người đó không?
2. Có bao giờ bạn dành thời gian để xác định các khả năng Chúa ban cho để bạn sử dụng trong chức vụ Ngài kêu gọi?
Bạn có thể làm bài tập này. Suy gẫm các đoạn Kinh Thánh sau và liệt kê các ân tứ thuộc linh được đề cập đến : Ro 12:6-8  ICo 12:7-10  Eph 4:11.
Khi bạn suy nghĩ đến các ân tứ này, hãy quan sát các hoạt động của bạn tại Hội Thánh và liệt kê các khả năng và bất năng của bạn.
Khả Năng:______________
Bất Năng: ______________
3. Hãy đem bài tập này đến cố vấn hoặc lãnh đạo thuộc linh của bạn để được hướng dẫn các lãnh vực của chức vụ mà Đức Chúa Trời kêu gọi bạn. Các lãnh vực của chức vụ :
PHẦN 4: NHẬN DẠNG CÁC ĐỘI MỞ MANG HỘI THÁNH TRONG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
LỜI GIỚI THIỆU
Trong phần trước, chúng ta đã thảo luận thế nào những người lãnh đạo Hội Thánh có thể khải đạo cho những người phục vụ Chúa trong tương lai, và giúp họ nhận biết sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ.
Trong phần này, chúng ta sẽ đề cập đến làm sao để nhận dạng các nhóm người được gọi đi ra để mở mang Hội Thánh trong Hội Thánh địa phương của bạn. Trước hết, chúng ta sẽ đề cập đến mục sư, người sẽ lãnh đạo đội hình đi ra. Sau đó, chúng ta sẽ đề cập đến cách nào nhận ra được những nhân sự tốt trong nhóm.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. ĐIỂM NỔI BẬT (EMERGENCE) VÀ SỰ CHUẨN BỊ CHO MỤC SƯ NGƯỜI LÃNH ĐẠO NHÓM
A. Người được Chúa kêu gọi: Anh ta sẽ là chìa khoá mấu chốt để việc mở mang Hội Thánh được thành công.
1. Người đó phải được kêu gọi vào một chức vụ năm mặt (thường là mục sư).
“ Ấy chính Ngài (Chúa Jêsus) đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư ” (Eph 4:11).
2. Người đó phải được kêu gọi không chỉ để chăn dắt Hội TTánh mà là người tiên phong đi mở mang một Hội Thánh. Không phải vị mục sư nào cũng được kêu gọi đi mở mang Hội Thánh.
“Trong Hội Thánh tại thành An-ti-ốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư , . . . Đức Thánh Linh phán rằng: Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ đặng làm công việc ta đã gọi làm. Đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, môn đồ bèn đặt tay trên hai người, rồi để cho đi .” (Cong 13:1-3).
“Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên .” (ICo 3:6).
B. NGƯỜI CÓ ĐẦY ĐỦ PHẨM CHẤT THEO THÁNH KINH.
Hãy sửa soạn lòng bạn để không chỉ gởi đi những người tự nguyện, nhưng gởi đi những người tự nguyện có phẩm chất tốt nhất. Giống như Hội Thánh tại thành An-ti-ốt đã gởi Ba-na-ba và Phao-lô đi! (Cong 13:1-52).
Người lãnh đạo của nhóm mục sư đi tiên phong nhất thiết phải có đầy đủ các tiêu chuẩn được mô tả trong ITi 3:1-7 và Tit 1:5-9“Vậy, người giám mục cần phải . . .” (ITi 3:2).
C. NGƯỜI CÓ ĐẦY ĐỦ PHẨM CHẤT KHÔN NGOAN.
Người mở mang Hội Thánh phải là người không chỗ trách được.
Những phẩm chất cần thiết đó được ghi lại trong I Ti-mô-thê 3 và Tít 1. Trong việc gởi các nhóm ra đi, theo như chúng tôi nhận thấy, người gây dựng Hội Thánh cần có thêm một số phẩm chất quan trọng khác, như là:
* Người có “khải tượng”.
* Người biết hạ mình.
* Không ngại công việc khó nhọc.
* Không dễ dàng thất vọng, không là “người bỏ cuộc”.
* Người can đảm và có quyết tâm.
* Người có tính cách “thu hút” người khác.
* Người biết tự thân vận động và biết “tự khởi đầu”.
* Người thuộc linh chứ không phải người xác thịt.
* Người cầu nguyện!
D. NGƯỜI ĐƯỢC HUẤN LUYỆN NHỮNG KHẢ NĂNG CẦN THIẾT CHO CHỨC VỤ.
1. Khi sai ai đi mở mang Hội Thánh, Hội Thánh phải chắc chắn rằng người đó có những năng lực sau:
* Khả năng lãnh đạo tốt.
* Sâu nhiệm trong Lời Chúa.
* Giảng dạy tốt. Hãy tạo những cơ hội cho người đó giảng dạy.
* Từng trải trong việc sử dụng các ân tứ thuộc linh.
2. Nếu có thể, hãy huấn luyện người đó theo một chương trình huấn luyện người phục vụ Chúa nội bộ. Một chương trình đơn giản cũng có thể rất hiệu quả. Về cơ bản, hãy để người đó “thực hành” công khai trong các công việc liên quan đến chức vụ tại Hội Thánh địa phương của bạn.
II. TÍNH NỔI BẬT CỦA CÁC THÀNH VIÊN CÓ ĐỦ PHẨM CHẤT TRONG NHÓM GÂY DỰNG HỘI THÁNH.
A. LÀ NHỮNG NGƯỜI NAM NỮ ĐƯỢC CHÚA KÊU GỌI
Chúa Jêsus muốn “sai con gặt đến trong mùa của mình ” (Lu 10:2). Xin lưu ý: chữ “con gặt” theo tiếng Anh là “workers” ở dạng số nhiều.
Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi riêng biệt các cá nhân và gia đình ra đi trong các nhóm mở mang Hội Thánh. Ngài sẽ cảm động lòng họ. Trong ISa 10:26 có chép : “Sau-lơ (vị vua mới) cũng về nhà mình tại Ghi-bê-a, có những dũng sĩ chịu Đức Chúa Trời cảm động lòng đều đi theo người.”
Họ không cần phải được kêu gọi vào một chức vụ khó khăn, nhưng họ phải thấy rằng họ được kêu gọi để phục vụ Chúa bằng những khả năng tốt nhất mà Đức Chúa Trời ban cho họ. Và, giống như người lãnh đạo nhóm, họ phải cảm nhận được lời kêu gọi để trở thành những người đi tiên phong.
B. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC HUẤN LUYỆN CÓ ĐỦ PHẨM CHẤT THEO THÁNH KINH
Hãy nhớ: Chúa Jêsus đang gieo những “hạt giống tốt” trên thế giới. Những “hạt giống tốt” đó chính là con cái Ngài. (Mat 13:37-38). Những thành viên trong nhóm nhất thiết phải là những người nam, người nữ có tâm tánh đặc biệt.
Theo Eph 4:12, Chức vụ năm mặt trong Hội Thánh có nhiệm vụ: “để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch”. Thành viên tốt trong nhóm là người vâng phục trong việc thực hiện những người có chức vụ trang bị cho họ.
Theo kinh nghiệm gây dựng Hội Thánh của chúng tôi, một thành viên tốt trong nhóm sẽ có những phẩm chất sau (có thể không có tất cả):
* Có tình yêu thương chân thật và có sự kính trọng mục sư của nhóm.
* Tuyệt đối trung thành với mục sư của nhóm và với Hội Thánh.
* Có tấm lòng của người phục vụ.
* Sẽ là điều rất tốt nếu vài thành viên trong nhóm có tinh thần truyền giảng mạnh mẽ.
* Trung tín và vâng phục.
* Ngay thẳng, chân thật không chỗ trách được.
* Thuộc linh và ham thích cầu nguyện.
* Sẵn sàng làm việc.
THẢO LUẬN NHÓM
Trong việc mở mang Hội Thánh, người lãnh đạo nhóm nhất thiết phải có một số phẩm chất đặc biệt. Hãy thảo luận về các phẩm chất đó và cho biết làm sao phát huy những phẩm chất đó.
Hãy đề ra một số nguyên tắc quan trọng để chọn lựa một đội hình đi mở mang Hội Thánh.
Tại nơi bạn sống có nhu cầu về một Hội Thánh mới không? Nhóm của bạn có thể làm gì để đáp ứng nhu cầu đó?
Hãy cầu nguyện xin Đức Thánh Linh giúp bạn áp dụng bài học này.
TỰ NGHIÊN CỨU
Theo Eph 4:11, làm cách nào để bạn trở thành một mục sư lãnh đạo của nhóm ra đi mở mang Hội Thánh?
Hãy suy gẫm ITi 3:1-7 và Tit 1:5-9 rồi sau đó liệt kê các phẩm chất mà một người mục sư lãnh đạo đội hình cần có.
Các thành viên trong nhóm có phải không nhất thiết cần có những đặc điểm này không?
Bạn hiểu như thế nào về “một thành viên giỏi của nhóm”?
PHẦN 5: SỰ CHUẨN BỊ VÀ GỞI NHÓM RA ĐI GÂY DỰNG HỘI THÁNH TỪ HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
DÀN Ý BÀI HỌC
I. CHÚNG TA HÃY BẮT ĐẦU BẰNG MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT TOÀN BỘ TIẾN TRÌNH GÂY DỰNG HỘI THÁNH BẰNG CÁC NHÓM.
A. Quá trình khởi điểm từ một Hội Thánh địa phương mạnh mẽ và ổn định (giống như Hội Thánh tại thành An-ti-ốt, Cong 13:1-51).
B. Các lãnh đạo Hội Thánh làm cho Hội Thánh mình thấm nhuần một khải tượng sâu xa.
“Đi khắp thế gian và giảng Tin Lành cho mọi người” (Mac 16:15).
C. Huấn luyện các nhân sự trong Hội Thánh và làm cho họ đầy dẫy Lời Đức Chúa Trời (IITi 2:2).
D. Phát triển “hạt giống tốt” (Mat 13:38). Trưởng dưỡng những Cơ Đốc Nhân có đời sống thánh sạch và trung tín sẵn sàng cho Đại Mạng Lệnh được giao phó.
E. Cầu nguyện xin Chúa giúp cho nhân sự của bạn “nhận biết ân điển” đã ban cho họ (Ga 2:9) và giúp họ biền biệt được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống họ (Cong 13:2).
F. Các lãnh đạo Hội Thánh nên khảo đạo cách rộng rãi với các mục sư và nhân sự có triển vọng của nhóm. Hãy chắc chắn rằng họ có đời sống gắn chặt”, cả về phương diện thuộc thể và thuộc linh -lời nói đi đôi với việc làm.
“Đâu không có nghị luận, đó mưu định phải phế; nhưng nhờ có nhiều mưu sĩ, mưu định bèn được thành.” (Ch 15:22).
G. Hãy chắc chắn rằng nhóm thật sự hiệp một lòng một ý với nhau.
“Hỡi anh em, tôi nhơn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, khuyên anh em thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau.” (ICo 1:10).
Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị, các trưởng lão trong Hội Thánh đặt tay phong chức mục sư cho mục sư của nhóm và sai phái nhóm ra đi.
Sau khi đã kiêng ăn cầu nguyện rồi, môn đồ bèn đặt tay trên họ, rồi để họ đi (Cong 13:3).
II. TRƯỚC KHI ĐƯỢC SAI PHÁI RA ĐI, MỤC SƯ VÀ NHÓM TRIỂN VỌNG CỦA MÌNH NHẤT THIẾT PHẢI GẶP GỠ NHAU THƯỜNG XUYÊN.
Đây là thời gian để mục sư làm quen với nhóm mình.
Điều đó làm cho các thành viên triển vọng của nhóm và mục sư của mình thực sự thống nhất với khải tượng của mục sư.
“Nếu hai người không đồng ý với nhau, thì há cùng đi chung được sao ?” (Am 3:3).
Điều này cho phép các thành viên trong nhóm phát triển được tình thân thật sự với nhau trước khi ra đi.
Trước khi ra đi, tôi đề nghị các nhóm nên gặp gỡ nhau tại nhà riêng và tổ chức các buổi nhóm thật sự. Bằng cách này, họ có thể học cách cầu nguyện, cách thờ phượng và phục vụ lẫn nhau.
Những nan đề tiềm tàng về hôn nhân và con cái có thể được khám phá trong khi vẫn còn ở tại Hội Thánh nhà. Nó sẽ trở thành một nan đề lớn hơn tại nơi thành lập một Hội Thánh mới.
III. TRƯỚC KHI ĐƯỢC SAI PHÁI ĐI, MỤC SƯ CỦA NHÓM NÊN THỰC HIỆN MỘT “CHUYẾN ĐI TRINH SÁT” NƠI SẼ ĐẾN. CÔNG VIỆC NÀY CÓ THỂ ĐEM LẠI MỘT SỐ THÔNG TIN CÓ GIÁ TRỊ CHO CÔNG TÁC SẮP TỚI.
Những Hội Thánh khác (nếu có) đang làm gì ở đó?
Có những luật định nào ảnh hưởng đến chức vụ của Cơ Đốc Nhân?
Nên thu thập các thông tin về nhà ở, công việc làm và các trường học.
Nên tìm kiếm một vài nơi có thể tổ chức nhóm họp được.
Cuối cùng, ngày trọng đại đó đã đến! Trong buổi nhóm họp tại Hội Thánh, mục sư cùng với nhóm và gia đình chính thức được sai phái đi. Các trưởng lão đặt tay trên họ và chúc phước cho sự ra đi của họ. Chúng tôi đề nghị Hội thánh nhà nên kêu gọi dâng hiến rời rộng hầu để giúp đỡ cho các nhu cầu của nhóm.
IV. CÁC MỤC SƯ ĐÃ TRƯỞNG THÀNH CỦA HỘI THÁNH SAI PHÁI NHẤT THIẾT PHẢI THEO SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM VÀ THƯỜNG XUYÊN THĂM VIẾNG HỌ TẠI NƠI HỌ ĐANG CÔNG TÁC.
Công vụ 11 cho biết: Các Cơ Đốc Nhân từ thành Giêrusalem đã đến gây dựng Hội Thánh tại thành Antiốt xứ Syri. Khi biết được tin này, các lãnh đạo Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem ngay lập tức cử mục sư đã trưởng thành đến đó. Họ đã gởi Ba-na-ba tới đó. Ông là một người có ơn trong việc giúp đỡ và phát triển Hội Thánh mới.
Khi thăm viếng các Hội Thánh mới, các mục sư đã trưởng thành thường có thể biết được các nan đề của họ và giúp đỡ các mục sư mới giải quyết các nan đề đó.
“Sau ít lâu, Phao-lô nói với Ba-na-ba rằng: Chúng ta hãy trở lại thăm hết thảy anh em trong các thành mà chúng ta trước đã giảng đạo Chúa, xem thử thế nào.” (Cong 15:36).
Sách Công-vụ có cho thấy một số kiểu mẫu mà các nhóm mục sư đã trưởng thành đến thăm các Hội Thánh mới được gây dựng.
* Phi-e-rơ và Giăng (Cong 8:1-40).
* Phao-lô và Ba-na-ba (14:1-15:41).
* Phao-lô và Si-la (15:1-41).
* Giu-đe và Si-la (15:1-41).
* A-ga-bút và một số tiên tri (11:1-30)
V. LỜI KẾT
Trên thế giới này còn có hàng tỉ người chưa được cứu và phải cần đến hàng triệu Hội Thánh mới để rao giảng Phúc-âm cho họ.
Đây là công tác và sự kêu gọi của bạn: mục sư và các lãnh đạo Hội Thánh nên khích lệ các Cơ Đốc Nhân trưởng thành và sai phái họ ra đi gây dựng Hội Thánh mới. Nhu cầu thì nhiều mà nhiệm vụ lại rộng lớn. Hội Thánh của bạn có thể làm được điều đó với sự giúp sức của Đức Chúa Trời!
Tôi đồng ý với điều mà Tiến sĩ Peter Wagner xác nhận: “Gây dựng Hội Thánh mới là phương pháp rao giảng Phúc-âm hiệu quả nhất được biết đến ở dưới bầu trời này.”
Và tôi cũng đồng ý với sự nhận xét của Donald McGavran rằng: “Công tác quan trọng nhất trong thời đại ngày nay là làm cho các Hội Thánh sinh sôi nảy nở một cách có hiệu quả.”
Điều đó là đúng trong mọi nền văn hóa, trong mọi ngôn ngữ và trên từng châu lục.
Với sự giúp sức của Đức Chúa Trời, chúng ta hãy ra đi bận rộn gây dựng các Hội Thánh mới (vì đây là công tác Ngài giao phó cho chúng ta).
THẢO LUẬN NHÓM
Giả sử nhóm của bạn được sai phái đến một nơi nào đó để gây dựng một Hội Thánh mới, bạn và các thành viên khác sẽ chuẩn bị gì về thuộc linh, thuộc thể và tâm lý cho công tác?
Hãy đề xuất một số phương pháp để người lãnh đạo nhóm có thể phát huy sự hiệp nhất và tình thân thuộc trong nhóm.
Hội Thánh sai phái các nhóm ra đi phải có phận sự gì?
TỰ NGHIÊN CỨU
Sau khi học xong khóa học này, bạn có nhận biết Đức Chúa Trời kêu gọi bạn trở nên người gây dựng Hội Thánh không?
Nếu có, bạn hãy triển khai một kế hoạch để làm ứng nghiệm khải tượng đó. Sau đó, bạn hãy đến bày tỏ điều đó cho mục sư của mình.
Nếu không, bạn hãy liệt kê ra một vài cách bạn có thể giúp đỡ những người được kêu gọi vào chức vụ này.
<<< Trước

---Hết----





Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét