Các loại thực phẩm kỵ nhau




Các bà nội trợ cho rằng nấu ăn ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng chồng con. thế nhưng, chỉ ngon thôi chưa đủ, món ăn còn phải được kết hợp đúng cách.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất bổ dưỡng sẽ đem lại cho bạn cơ thể khoẻ mạnh.

Tuy nhiên, chẳng phải thực phẩm nào cũng có thể ở chung với nhau trong thực đơn hàng ngày.


Trong quá trình hấp thụ và chuyển hoá, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp.

Chúng có thể hợp đồng tác chiến hoặc xung khắc lẫn nhau trong nội tạng của bạn.


Hậu quả của sự kết hợp không đúng cách này sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho cơ thể, thậm chí gây tử vong.


Theo thạc sĩ Đào Mỹ Thanh, Trưởng khoa Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Trung tâm y tế dự phòng, TP.HCM, một số thực phẩm sau không nên kết hợp cùng nhau trong chế biến.



Khoai lang đi cùng với quả hồng

Trong quả hồng có chứa vị chát (tanin) và pectin. Khi ăn khoai lang cùng với hồng, tinh bột trong khoai lang sẽ tiết ra nhiều vị toan lẫn với chất tanin và pectin trong quả hồng, hình thành sỏi dạ dày.
Nếu tình trạng nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Những người bị đau dạ dày phải chú ý hơn để tránh ăn cùng lúc những món này.

Thịt gà và rau kinh giới


Các bà nội trợ thường trộn món gỏi gà hoặc chế biến món gà luộc với rau sống, trong đó có kinh giới.
Hãy cẩn thận, rau này dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.

Dưa chuột và các món chứa nhiều vitamin C

Có nhiều món như gỏi, salad trộn bạn thường dùng dưa chuột, cà chua để trang trí cho đẹp mắt.
Sau khi ăn, bạn mời cả nhà tráng miệng với cam, quýt, sơ-ri, bưởi, v.v…

Thế nhưng, một điều có thể bạn chưa biết, đó là trong dưa chuột chứa một loại men làm phân giải vitamin C.
Khi ăn dưa chuột với các món có vị chua, chất men này sẽ làm mất lượng vitamin C vừa nạp vào cơ thể.

Do đó, bạn cần phải chú ý trong chế biến món ăn để có thể bổ sung đủ vitamin C cần thiết hàng ngày cho cơ thể.


Trứng gà với óc lợn và sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành chứa men protidaza có tính ức chế các protein trong trứng gà, gây chứng khó tiêu, đầy bụng.
Ngoài ra, dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.

Sữa đậu nành và mật ong

Đã có nhiều ý kiến cảnh báo rằng chúng ta không nên dùng sữa đậu nành hoặc đậu hũ (đậu non) cùng với mật ong.
Nguyên nhân do mật ong chứa a-xit formic nên khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, dẫn đến tình trạng khó tiêu.

Thịt dê, thịt chó với nước chè


Sau khi ăn hai loại thịt này, nếu bạn dùng ngay một tách nước chè, chất a-xit tanin từ chè sẽ kết hợp với protein trong thịt, tạo thành chất tanalbit.
Chất này làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, dẫn đến táo bón, gây nguy cơ ung thư.

Giá và gan lợn

Có đến 2,5mg đồng trong khoảng 100gr gan lợn. Bên cạnh đó, giá lại chứa nhiều vitamin C.
Nếu bạn xào giá cùng với gan lợn, trong thời gian tiêu hóa, vitamin C sẽ bị ô-xy hoá. Giá sẽ biến thành chất bã, không còn giá trị dinh dưỡng nữa.

Trứng vịt và tỏi

Các bà nội trợ thường hay dùng một chút tỏi để phi thơm với dầu khi tráng (chiên) trứng.
Thế nhưng, tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể khi kết hợp chung với trứng, đặc biệt là khi tỏi dùng để khử quá cháy sém.
Nếu lỡ nghiện món trứng tráng, bạn nhớ chỉ nên cho chút hành vào khử dầu, bỏ thói quen dùng tỏi.

Sữa bò và các nước rau quả

Các bà mẹ thường pha nước rau quả chung với sữa bò và cho bé uống vì nghĩ như thế sẽ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Thật ra, điều này rất nguy hiểm. Các chất trong sữa bò và nước hoa quả khi kết hợp với nhau, nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh Methemoglobin.
Bệnh này gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong.

Vitamin C và các loại động vật có vỏ sống dưới nước


Tôm, cua, sò, ốc, v.v… chứa chất asen hoá trị 5, không gây độc cho cơ thể.
Thế nhưng, khi ăn loại thực phẩm này, lại uống vitamin C như viên sủi, nước chanh, cam, v.v… chất asen trên sẽ chuyển thành asen hoá trị 3 hay thạch tín.
Đây là chất độc gây chết người. Bạn nên tránh nấu tôm với rau quả như cà chua, ớt, rau ngót, v.v…

Hải sản và một số loại hoa quả


Đây là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng chịu chơi với nhau.
Thông thường, mỗi khi ăn tôm, cua xong, chúng ta cảm thấy sảng khoái khi tráng miệng bằng các loại trái cây như nho, cam.
Thế nhưng các loại hải sản như tôm, cua rất giàu protein và canxi, trong khi đó các loại hoa quả như nho, cam, quýt lại rất nhiều axit tanic.
Nếu dùng liên tiếp hai loại thực phẩm này, chất axit từ trái cây sẽ nhanh chóng phá hủy các thành phần dinh dưỡng trong hải sản.
Ngoài ra, ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc còn khiến bạn bị động ruột, đầy bụng, nôn mửa.

Do đó nếu là tín đồ của hải sản, bạn hãy để ý khi chọn hoa quả tráng miệng nhé.
Những điều cần lưu ý trong khi ăn uống

Một số thực phẩm thường kỵ nhau, vì vậy, bạn cần lưu ý để tránh kết hợp chúng trong bữa ăn.

Dưới đây là vài điều các bà nội trợ có thể dùng để gối đầu giường:

1. Thịt lợn không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
2. Thịt bò, thịt trâu tránh dùng chung với lươn, hẹ.
3. Thịt chó không thích tỏi.
4. Tỏi tránh dùng để ướp cá trắm.
5. Bí đỏ tránh nấu chung với tôm hoặc cua.
6. Thịt lươn trắng kị ở chung với giấm.
7. Cua tránh nấu với cà tím.
8. Bắp không nên dùng với ốc.
9. Ốc không thích ở với mì.
10. Gan dê không nên dùng để nấu với măng tre.

Ngoài ra, có một số thực phẩm chứa những chất làm giảm hấp thụ protein như: 
- Trong lòng trắng trứng sống có chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hoá protein của thịt, cá, sữa.
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, protein có trong trứng sẽ mất đi hoạt tính. Do đó, bạn chỉ nên dùng trứng đã nấu chín.

- Trong sữa tươi cũng có chất kháng men tiêu hoá protein. Do đó, một số người uống sữa tươi hay bị đầy bụng, lâu tiêu.
- Các loại đậu cũng có nhiều chất phản dinh dưỡng. Những chất này bảo vệ phôi mầm, chống lại tác động xấu của môi trường.


Nếu ăn lạc, đậu ván, đậu Hà Lan, đậu tương sẽ làm giảm khả năng hấp thu protein trong cơ thể.
Các chất phản chủ này còn ngăn cản hấp thụ lipid, gluxid và làm cho quá trình tiêu hoá trở nên khó khăn.
Nếu các loại đậu được nấu chín, chất này sẽ bị tiêu huỷ.
Những kẻ phá bĩnh làm mất tác dụng của vitamin:

- Món gỏi cá luôn tạo cảm giác ngon miệng cho người dùng. Thế nhưng, trong cá sống có hiện diện một chất kháng vitamin B1 gọi là pyrithiamine.

- Trong trứng sống hoặc chưa chín hẳn chứa chất avidin.
Khi ăn vào, chất này sẽ kết hợp với vitamin H hay biotin tạo thành hợp chất avidin-biotin làm cơ thể chúng ta thiếu vitamin. Nấu trứng chín từ 800c trở lên, ăn sẽ an toàn hơn.

- Trong bắp cải, bầu bí, dưa chuột có chứa men ascosbic oxidase phá huỷ vitamin C.

Ngoài ra, nếu phơi dưa chuột hoặc bắp cải đã thái ở ngoài trời trong một thời gian lâu sẽ bị mất hết vitamin C.

Các loại quả chứa kẻ cản trở hấp thụ chất khoáng:


- Trong các loại quả như me, khế, xoài xan, v.v… có chứa axit oxalic gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể.
Trẻ em đang tuổi dậy thì, bị còi xương cần nhiều canxi nên hạn chế ăn quả chua. Những người bị sỏi thận, đông máu cũng tránh dùng nhiều quả này.

- Glucozit là hợp chất đường có trong một số rau như bắp cải, củ cải, cải bẹ.
Khi ta ăn các loại thực phẩm này, chúng có vị ngọt, ngon.
Thế nhưng, lúc nào cơ thể, dưới ảnh hưởng của các men, glucozit bị phân huỷ, tạo ra thiocyanate và isothiocyanate gây cản trở việc kết hợp iot của tuyến giáp.

Cẩn thận trước chất độc hại có trong thực phẩm:

- Nhiều người bị ngộ độc khi ăn măng, sắn tươi (củ mì). Chúng chứa một loại glucozit, mà khi gặp nước, axit hoặc men tiêu hoá, sẽ tạo thành axit cyanhydric ở thể tự do, chất này hay gây ngộ độc.

Khi ăn sắn, bạn nhớ bóc hết lớp vỏ dầy, cắt khúc, đem ngâm nước rồi nấu chín.

Ngoài ra, cà chua xanh và khoai tây dễ gây ngộ độc vì có chứa solanin. Chất này có nhiều ở vỏ khoai tây, nhất là mầm khoai.

Do đó, bạn không nên ăn cà chua xanh và nhớ gọt kỹ vỏ khoai. 


(Sưu tầm)

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét