Phụ nữ có thai khi tắm cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước tắm, thời gian tắm, và đặc biệt không nên tắm sau khi ăn.
Tắm nước nóng hay xông hơi có thể không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. Thế nhưng mẹ có biết ngâm mình trong bồn nước ấm lại rất có lợi cho mẹ và bé (ngoại trừ những ai có vấn đề thai sản, chảy máu âm đạo hay rò rỉ màng ối…).
Đó là cách tuyệt vời giúp mẹ bầu thư giãn, xua tan mệt mỏi và có giấc ngủ ngon hơn. Và đó mới chỉ là 1 trong số nhiều điều các mẹ vẫn chưa biết về chuyện tắm táp khi mang thai. 6 nguyên tắc sau đây sẽ giúp các mẹ nhận được thêm nhiều lợi ích sức khỏe và có những khoảng thời gian tuyệt vời khi tắm.
Ngâm mình trong bồn nước ấm lại rất có lợi cho mẹ và bé.
1. Chọn đúng thời điểm để tắm
Cơ thể phụ nữ mang thai thường rất nhạy cảm, vì vậy mẹ không nên đi tắm khi người đang thấy mệt mỏi, đặc biệt là lúc mới thức dậy hoặc trước khi đi làm. Các mẹ nên chọn thời điểm cơ thể thoải mái và sẵn sàng để tắm, ví dụ như lúc trở về vào buổi tối sau giờ làm việc.
2. Đừng tắm khi tụt huyết áp
Mỗi lúc mệt mỏi, cơ thể mẹ sẽ có dấu hiệu tụt huyết áp. Tắm với nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể mẹ dãn rộng, khó mà cung cấp đủ lượng máu cho não bộ của mẹ cũng như chất dinh dưỡng cho bé. Về lâu về dài việc này sẽ dẫn đến những hệ quả xấu cho sức khỏe.
3. Không tắm sau khi ăn
Cũng có cách giải thích giống trên, các mạch máu trong cơ thể mẹ sẽ dãn rộng khi tắm, từ đó không đảm bảo truyền đủ lượng máu đến khoang bụng để phục vụ cho quá trình tiêu hóa, gây hại đến hệ tiêu hóa của mẹ hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là hạ đường huyết trong máu. Vậy nên, dù có thấy nóng nực khó chịu thế nào, các mẹ cũng nên cố chịu đựng và chỉ tắm sau khi đã tiêu hóa hết lượng thức ăn vừa nạp vào cơ thể.
Dù có thấy nóng nực khó chịu thế nào, các mẹ cũng nên cố chịu đựng và chỉ tắm sau khi đã tiêu hóa hết lượng thức ăn vừa nạp vào cơ thể.
4. Chú ý đến nhiệt độ nước tắm
Khi tắm, mẹ bầu nên đặc biệt để ý đến nhiệt độ nước. Hãy điều chỉnh sao cho nhiệt độ của nước không quá 35 độ C. Nếu muốn chuẩn xác, mẹ có thể dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm hoặc kiểm tra bằng cách nhúng phần khuỷu tay (hoặc cánh tay) xuống nước vì phần da tại các khu vực này thường khá nhạy cảm.
5. Uống thêm nước trong khi tắm
Trước khi tắm các mẹ nên chuẩn bị một chai nước và đặt cạnh bồn tắm hoặc gần vòi hoa sen. Thời gian tắm thường kéo dài nên mẹ sẽ cần uống nước để tránh nguy cơ bị mất nước.
6. Tắm cùng ông xã
Trong giai đoạn bầu bí, các mẹ thường ít có thời gian gần gũi với chồng, đặc biệt là những tháng cuối thai kì.
Trong giai đoạn bầu bí, các mẹ thường ít có thời gian gần gũi với chồng, đặc biệt là những tháng cuối thai kì. Nếu rảnh rỗi bạn nên rủ ông xã tắm cùng, vừa là một cách hay giúp vợ chồng được ở bên nhau, vừa giải tỏa được stress trong ngày. Khi tắm, bạn cũng có thể nhờ chồng mát-xa lưng, chân và cánh tay để xua tan mệt mỏi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét