VÀI NHẬN XÉT VỀ VIETNAM'S GOT TALENT 2012

Đến hôm nay chương trình Vietnam's got Talent - chương trình tìm kiếm tài năng Việt Nam - đã đi qua vòng sơ loại, để vào vòng bán kết, với đợt thể hiện tài năng đầu tiên với 7 tiết mục của những thí sinh đầu tiên, trong 49 tiết mục vào vòng bán kết. Bản thân người viết thấy cần phải viết để thí sinh, khán giả bình chọn và đặc biệt ban giám khảo - những người đã làm cho người viết bài này thất vọng - hiểu thế nào là tài năng.

Tài năng - talent - được định nghĩa là sự khác biệt mà ở đó thí sinh thể hiện sự thông minh, tự tin và khả năng khác biệt. Nó làm cho thí sinh khác biệt với những thí sinh khác trong một cuộc thi.

Không được nhầm lẫn tài năng với kỹ năng - skill - vì kỹ năng là thủ thuật, kỹ thuật luyện tập mà thành. Kỹ năng được dạy, được gọt dủa để phát triển đến sự tinh tế.

Trong khi tài năng được xem là một đặc điểm tiềm năng, một dấu hiệu tiên báo khả năng mới to lớn dựa trên nền tảng của sự thông minh và khả năng thiên phú sẽ ra đời trong tương lai. Thì kỹ năng là sự kết hợp của sự cần mẫn và tập luyện làm nên. Trong khi tài năng không đòi hỏi luyện tập cần mẫn mà cần sự thông minh và khả năng tự tin thiên phú để thực hiện trong mọi hoàn cảnh, thì kỹ năng chỉ có thể thông qua tập luyện, mà không cần thông minh và khả năng thiên phú đặc biệt.

Từ định nghĩa và tính chất của tài năng và kỹ năng trên chúng ta thấy rằng trong 49 thí sinh và nhóm thí sinh vào vòng bán kết vẫn chưa được ban giám khảo chọn lựa đúng. Ví dụ, một nhóm nhạc chuyên nghiệp được học bài bản trường lớp về thanh nhạc diễn một vỡ nhạc kịch, Thằng Gù nhà thờ Đức Bà Paris, bằng khả năng thanh nhạc Opera thông qua cần mẫn tập luyện ở nhạc viện, thì không thể gọi là tài năng, mà phải gọi là kỹ năng. Nếu nhóm nhạc này cùng tham gia vào cuộc thi, thì họ nên được thi chung với nhóm của những thí sinh được học thanh nhạc hàn lâm.

Ngoài ra, ở cuộc thi này tỏ ra còn nhiều khập khiểng ở ban giám khảo. Ba vị giám khảo, ngoài nhạc sĩ có một chút khả năng âm nhạc và hiểu biết về nghệ thuật có những nhận xét tương đối đúng với từng thí sinh. Hai giám khảo còn lại, một kịch sĩ quá cảm tính theo kiểu một nghệ sĩ, và một cựu hoa hậu cũng cảm tính không kém, họ đã có những đánh giá không chính xác trong chọn tài năng. Chính vì thế mà, vòng loại có đến 140 tiết mục được chọn, để phải ngồi với nhau một ngày với những bất đồng vì thiếu hiểu biết, để cho ra 49 tiết mục vào vòng bán kết, nhưng vẫn còn thiếu sót. Một sự thiếu sót do thiếu hiểu biết, hơn là do thí sinh quá xuất sắc đến mức khó chọn lựa.

Phần thi của giáo viên Anh Ngữ Vũ Trọng Phúc với tác phẩm Home của Michael Bublé thực sự là tài năng, vì nó hội đủ về khả năng tự tin và thiên phú trong một cách thể hiện thông minh

Giám khảo cuộc thi đóng vai trò người thầy cầm cân nẫy mực để chọn lựa thí sinh. Giám khảo trước tiên phải biết khắc khe với chính mình. Điều khắc khe cần nhất với giám khảo là sự hiểu biết, sự thông thái và sự nghiêm khắc với chính mình. Từ sự nghiêm khắc với chính mình thông qua sự thông tuệ đó, giám khảo áp đặt những tiêu chuẩn chuẩn mực lên khi phán xét, đánh giá một thí sinh - đặc biệt là thí sinh cho cuộc thi tìm kiếm tài năng của đất nước - dù đó là một cuộc chơi. 

Giám khảo phải dùng lý trí trong đánh giá đúng những tính chất của tài năng. Giám khảo không được phép dùng cảm tính trong đánh giá. Giám khảo có thể xúc động trước một kỹ năng thể hiện tài năng, nhưng không được để cảm tính làm mất khả năng nhận biết đâu là kỹ năng, đâu là tài năng.

Biết rằng khi so sánh câu chuyện một trò chơi của truyền hình sự kiện với việc tuyển chọn tài năng thí sinh ở các đại học trên thế giới là một điều khập khiểng. Nhưng ở các đại học từ danh giá đến hạng trung trên thế giới, tài năng là một tiêu chí hàng đầu trong ít nhất 18 tiêu chí tuyển chọn, để nhận vào học hoặc cấp học bổng toàn phần cho hàng ngàn thí sinh có cùng những sự hoàn hảo trong học tập gần như nhau. Có nhìn vấn đề tài năng đúng với bản chất của nó mới đủ khả năng tìm ra chỉ khoảng dưới 10% trong số hơn chục ngàn thí sinh có các tiêu chí học tập và hoạt động xã hội hoàn hảo. Nếu không, những ngôi trường như Harvard, Oxford, Caltech. MIT, hoặc v.v... không thể cung cấp cho thế giới những tài năng thực sự.

Các chương trình truyền hình sự kiện có tính giải trí là rất cần thiết cho cộng đồng sau những giờ phút lao động mệt nhọc. Nhưng không vì thế mà làm cẩu thả, vì nó làm xúc phạm đến người xem có trình độ, và làm thui chột khả năng hiểu biết của cộng đồng. Như thế là truyền thông không làm đúng chức năng chân chính của nó là, chia sẻ kiến thức đến cộng đồng.

Tư Gia, 23h07' Chúa Nhựt, 04/3/2012
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét