1. Bokeh
Bokeh là từ chuyên môn khi đề cập tới hiệu ứng của khu vực không được tập trung (focus) của ảnh. Để một tấm ảnh xuất hiện Bokeh đòi hỏi một chiếc máy chụp hình chất lượng khá với một ống kính có hỗ trợ để bạn có thể có tốc độ chụp nhanh.
Bạn cũng có thể tạo các hình thù khác nhau của bokeh, chẳng hạn như ngôi sao, hoặc trái tim. Điều này có thể thực hiện bằng cách chụp lên ống kính cái nắp bằng giấy có khoét hình mà bokeh mà bạn muốn thấy trên ảnh.
Tạo Bokeh hình trái tim trên ống Fix 50mm 1.8
2. Panning – Di chuyển
Panning là kỹ thuật đề cập tới sự chuyển động dọc, ngang trong khi chụp hoặc quay phim. Để có thể có kỹ thuật Panning, bạn cần di chuyển theo đối tượng, hoặc lia ống kính theo hướng di chuyển đối tượng và ấn nút chụp.Nó sẽ đem lại hiệu ứng thú vị và thích hợp với những sự kiện có chuyển động như đua xe, thi chạy…
3. Quy tắc một phần ba
Quy tắc 1/3 là một quy tắc cực kỳ cơ bản, nó là dạng bố cục được nhiều họa sĩ và nhiếp ảnh gia lựa chọn. Quy tắc 1/3 là cách bạn chia bức ảnh làm 3 phần đối với hai chiều ngang và dọc, sau đó ngắm chụp sao cho đối tượng chính nằm trong 1/3 của ảnh.Với những người chuyên nghiệp việc lựa bố cục đã thành thói quen, còn nếu bạn bỡ ngỡ thì việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn có bức ảnh ưng ý.
Nếu bạn say sưa chụp mà quên mất việc lựa chọn một bố cục thích hợp thì hãy để …Photoshop làm việc này.
4. Giờ vàng
Giờ vàng hay còn gọi là Magic Hour, đề cập tới những giờ mặt trời bắt đầu lên và mặt trời chuẩn bị khuất đi. Chúng là khoảng thời gian hoàn hảo trong ngày để tạo nên một tấm hình hoàn hảo, tuy nhiên lại rất nhanh qua do thời khắc "chiều tà" hay "hoàng hôn" rất ngắn.
Việc mặt trời gần đường chân trời giúp cường độ ánh sáng mặt trời giảm, màu sắc trở nên ấm ám và dễ chịu. Trong khi ban ngày thì trời quá sáng, khiến những đối tượng trong ảnh có thể xuất hiện bóng đổ không đẹp mắt, đặc biệt với nhiếp ảnh chân dung.
5. Tỉ lệ vàng
Tỉ lệ vàng xuất hiện trên dãy số Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34 với số sau là tổng hai số trước đó. Các bố cục sử dụng Tỉ lệ vàng thường giúp mắt người tập trung tốt hơn, và những tỉ lệ này xuất hiện phổ biến trong thiên nhiên và cả với số đo cơ thể người.
6. Đánh Flash
Khi đối tượng có vật chắn sáng khiến phần tối tương phản nhiều với phần sáng, đánh flash là giải pháp tốt.
Đánh Flash là một kỹ thuật của nhiếp ảnh nhằm giúp cho các vùng tối trên ảnh được thấy tốt hơn.
7. Phơi sáng – Long Exposure
Phơi sáng là một kỹ thuật thú vị (nó ngược lại với Bokeh) khi đòi hỏi độ mở ống kính nhỏ và tốc độ màn chập trong thời gian dài. Việc này sẽ giúp ghi lại những yếu tố chuyển động trong khoảng thời gian đợi màn chập sập xuống.
Kỹ thuật này thường được chụp vào ban đêm khi nhiếp ảnh gia muốn ghi lại chuyển động của xe cộ, hay những ngôi sao. Tuy nhiên cũng có thể dùng vào ban ngày nếu bạn muốn chụp một dòng nước, hay sương mù buổi sáng, hoặc trên núi.
8. Contre-jour
Contre-jour trong tiếng Pháp là ngược sáng. Chụp ngược sáng nhiều khi là một lựa chọn sai, nhưng trong một số trường hợp nó lại đem lại hiểu quả bất ngờ. Nhờ sự tương phản cao giữa ánh sáng và bóng tối, nên các chi tiết hầu như biến mất, chỉ nổi lên các đường viền của đối tượng.
Tuy nhiên với một ống kính không được hỗ trợ tốt, việc chụp ngược sáng khiến ảnh bị mất nét. Vì thế có những bộ lọc – Filter hỗ trợ ngăn cản ánh sáng vào ống kính quá nhiều.
Kết luận
Để chụp ảnh tốt cần rất nhiều kỹ thuật, nguyên tắc để có những tấm hình được đánh giá cao. Vì thế nếu chưa biết bạn có thể làm quen với những kỹ thuật cơ bản trên đây.
Khi nắm vững các kỹ thuật, nguyên tắc cơ bản thì có những tấm ảnh tuyệt vời đối với bạn sẽ là việc dễ dàng hơn.
iDesign dịch từ 1stwebdesigner
(Bố susu sưu tầm)
(Bố susu sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét