BÁO CÁO CỦA DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI THÁNG 9/2013 VỀ CHỈ SỐ CẠNH TRANH TOÀN CẦU

Bài đọc liên quan:
+ Xóa cấm vận, WTO và TPP những cơ hội cho Việt Nam từ Hoa Kỳ
+ Vấn đề TPP của Việt Nam
+ TPP, Abenomics và trục châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Đây là link nguồn của file PDF báo cáo Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới - World Economic Forum - vào đầu tháng 9/2013 này. Toàn bộ báo cáo có 569 trang. Nó rất cần thiết cho ai làm kinh tế tài chính không nên bỏ qua. Nhất là ở cấp làm chủ doanh nghiệp hoặc các cấp trưởng một doanh nghiệp.

Vì đường link tôi chèn vào bài viết bị trang World Economic Forum làm mất tính năng dẫn nguồn, nên tôi xin đưa link trần ra đây để ai cần thì tải về:  http://www3.weforum.org/docs/WEF_GlobalCompetitivenessReport_2013-14.pdf

Mọi đánh giá đều dựa trên 12 trụ cột của một quốc gia gồm:

1. Những cơ cấu tổ chức của xã hội

2. Cơ sở hạ tầng

3. Môi trường kinh tế vĩ mô

4. Giáo dục ban đầu và sức khỏe

5. Giáo dục đại học

6. Hiệu quả thị trường hàng hóa

7. Hiệu quả thị trường lao động

8. Phát triển thị trường tài chính

9. Tình hình kỹ nghệ sẵn có

10. Kích thước thị trường

11. Tính phức tạp của thị trường

12. Sự đổi mới

Mỗi trụ cột được chia làm nhiều yếu tố nhỏ là biến độc lập, 12 trụ cột là các biến phụ thuộc để dùng phương pháp kinh tế lượng tính toán rất khoa học để đưa ra từng chỉ số cạnh tranh cho từng yếu tố cụ thể.

Trong 12 tiêu chí trên, thì chỉ duy nhất tiêu chí thứ 10 là Việt Nam thuộc nhóm tốt nhất khu vực nhờ dân số đông. Còn lại thuộc nhóm xấu của khu vực.

Biểu đồ phát triển chỉ số cạnh tranh toàn cầu(GCI: Global Competitive Index) của các nước trong cộng đồng khu vực Asean từ năm tài khóa 2006-2007 đến 2013-2014 của báo cáo Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 9/2013

Hai tấm hình tóm tắt kèm theo là những đánh giá và so sánh của 12 trụ cột này ở 10 quốc gia Asean nằm ở trang 49. Hôm trước báo Người Lao Động đưa tin giáo dục Việt Nam kém hơn Cambodia là không đúng, nếu không nói là sai hoàn toàn. Nên một bạn đã cung cấp cho tôi báo cáo này để đọc. 

Bảng so sánh 12 trụ cột của 10 quốc gia Asean, cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nửa dưới của khu vực này. Đặc biệt, Singapore có chỉ số cạnh tranh toàn cầu thuộc top 10 thế giới. Trong khi đó, về tổng quát, Việt Nam hạng thứ 70, xếp thứ 7/10 khu vực. Chót bảng khu vực là Miến Điện.

Các bạn chú ý trang 404 và 405 và từ trang 472 đến 483 báo cáo về Việt Nam.

Ai có dự định đầu tư làm ăn trong tương lai ở Việt Nam thì tài liệu này rất cần thiết. Đặc biệt chú ý đến mục 12 - sự đổi mới - hầu như không có gì thay đổi ngoại trừ những đầu tư công của chính phủ cho khoa học kỹ thuật trên lý thuyết chỉ làm tốn tiền thuế của dân.

Theo dự đoán của tôi thì, nếu Việt Nam vào được TPP tháng 10/2013 thì kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi sớm nhất trong 3-5 năm tới. Nếu không vào được TPP thì dân nghèo và trung lưu sẽ chết, vì kinh tế sẽ có xuống dốc ít nhất 1 thập niên.

Chúc thành công trong lúc kinh tế nước Việt đang trên đà xuống dốc không phanh. 

Asia Clinic, 16h33' Chúa nhựt, 08/9/2013
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét