Bài đọc liên quan:
+ Hôn quân và minh quân trong chính trị Thái Lan
+ 50 năm và 67 năm
+ Tội ác thiên niên kỷ
+ Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới tháng 9/2013
21h30' ngày 16/9/2013 vừa qua là ngày sinh nhật lần thứ 90 của một vĩ nhân của thế kỷ XX - Ông Lý Quang Diệu. Kênh truyền hình Discovery đã chiếu lại bộ phim tài liệu về sự thành công của Ông Lý và lịch sử đất nước Singapore 50 năm qua. Hôm ấy cũng là ngày mà con trai Ông - Lý Hiển Long đương kim thủ tướng Singapore thế hệ thứ 3 - động thổ cho khu công nghiệp Việt Sing thứ 5 tại Việt Nam ở Dung Quất. Nó chứng tỏ Singapore đã là một nền kinh tế hùng cường trong khu vực.
+ Hôn quân và minh quân trong chính trị Thái Lan
+ 50 năm và 67 năm
+ Tội ác thiên niên kỷ
+ Báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới tháng 9/2013
21h30' ngày 16/9/2013 vừa qua là ngày sinh nhật lần thứ 90 của một vĩ nhân của thế kỷ XX - Ông Lý Quang Diệu. Kênh truyền hình Discovery đã chiếu lại bộ phim tài liệu về sự thành công của Ông Lý và lịch sử đất nước Singapore 50 năm qua. Hôm ấy cũng là ngày mà con trai Ông - Lý Hiển Long đương kim thủ tướng Singapore thế hệ thứ 3 - động thổ cho khu công nghiệp Việt Sing thứ 5 tại Việt Nam ở Dung Quất. Nó chứng tỏ Singapore đã là một nền kinh tế hùng cường trong khu vực.
Nói về Ông Lý, thì không ai chối cãi sự thành công của Ông với vai trò nhạc trưởng của đất nước nhỏ bé, chỉ bằng 1/3 diện tích Sài Gòn - 710km2 so với 2.095km2, dân số chỉ bằng 70% dân số Sài Gòn. Nhưng Sigapore có một thuận lợi cũng như thách thức to lớn về địa chính trị, mà bất kỳ người dân hay chính trị gia nào cũng mơ ước, khi nó án ngữ eo biển Malacca và tách khỏi Trung Hoa lục địa, mà lại nằm ở chung bán đảo Mã Lai Á.
Nếu kiểm chứng toàn bộ bộ phim trên Discovery so với bản chính cuốn sách From Third Wordl to First của Ông Lý viết về Singapore và về mình, thì có một chi tiết khác nhau khá thú vị. Nước mắt của ông vào ngày 09/8/1965, khi Thủ tướng Mã Lai Á lúc bấy giờ là Tunku Abdul Rahman, tuyên bố Quốc hội Mã Lai Á thông qua quyết định cắt đứt quan hệ với tiểu bang thứ 14 của nước này - Singapore - ra khỏi Liên Bang Quân chủ Malaysia.
Trong phim có một chi tiết Ông Lý Quang Diệu đã khóc trước toàn dân Singapore và lời bộc bạch trong nuối tiếc rằng: "Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương. Suốt cuộc đời tôi, suốt cuộc đời trưởng thành của tôi, tôi luôn tin tưởng vào sự kết hợp và thống nhất của hai vùng lãnh thổ... Ngay lúc này, tôi, Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, nhân danh nhân dân và chính quyền Singapore, tuyên bố rằng kể từ hôm nay, ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore sẽ vĩnh viễn là một quốc gia độc lập, dân chủ với đầy đủ chủ quyền, lập nền trên những nguyên lý của quyền tự do và công bằng hầu mưu tìm phúc lợi và hạnh phúc cho nhân dân đang sinh sống trong một xã hội tối hảo, công bằng và bình đẳng."
Tuyên ngôn độc lập của Singapore đơn giản chỉ có vậy và dòng nước mắt của Ông khi đọc những lời trên.
Tuyên ngôn độc lập của Singapore đơn giản chỉ có vậy và dòng nước mắt của Ông khi đọc những lời trên.
Nhưng trong sách của Ông Lý thì, ước mơ thoát khỏi cuộc chiến sắc tộc, tôn giáo và dưới sự kiểm soát quân đội của Mã Lai Á đối với Singapore là một mong muốn, mà Ông luôn thường trực trong lòng, từ khi ông lên nắm cương vị Thủ tướng Singapore do dân bầu vào ngày 01/6/1959.
Có nhiều lý do Ông Lý Quang Diệu muốn Singapore tách ra khỏi Mã Lai Á. Trong đó, an ninh cho bản thân ông là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Yếu tố thứ hai cũng cực kỳ quan trọng là vấn đề Singapore phải chịu sự đô hộ của Mã Lai Á. Và cuối cùng là, cuộc chiến tranh sắc tộc của người Mã Lai không muốn tiểu bang có 2 triệu dân lúc ấy của Singapore hầu hết là người Hoa chung sống với họ.
Nhưng lý do làm Ông Lý buồn lòng khi phải tách ra khỏi Mã Lai Á là có thể mất đi một thị trường lớn đông dân của 13 bang Mã Lai Á lúc bấy giờ. Một câu hỏi lớn đối với ông là, làm sao giải quyết công ăn việc làm của 2 triệu dân Singapore, sau khi ông Lý kết hợp với đảng cộng sản Singapore để đấu tranh đuổi thực Dân Anh giành độc lập. Rồi sử dụng người Anh để tiêu diệt đồng đảng cộng sản ở Singapore, mà ông cho là thành phần nguy hiểm sẽ làm cho Singapore chậm tiến.
Qua đó cho thấy, tư duy của Ông Lý đối với đất nước non trẻ Singapore là xây dựng một thể chế chính trị, làm sao để biến Singapore là một trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu Đông Á, làm sao bắt kịp và thay thế Hongkong. Nhiệm vụ đó Ông đã hoàn thành trong 31 năm - từ 1959 đến 1990. Đến năm 1990 Ông thoái vị và trao nhiệm vụ mới cho thế hệ kế thừa là, biến Singapore thành một trung tâm khoa học kỹ thuật và sáng tạo ở Đông Á.
Cho đến nay, tuy là một đất nước nhỏ bé có diện tích chỉ bằng 1/3 Sài Gòn. Mộng ước của Ông biến Singapore trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông đã vượt tầm. Và trường National Singapore University đã đứng vào top 30 thế giới - cụ thể là xếp hạng thứ 22 năm 2013 này. Một thứ hạng đang sánh vai với các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Anh, v.v.. như Cornell University một trong những IVy League của Hoa Kỳ, và như London School of Economics and Political Science, ngôi trường chuyên đào tạo ra những lãnh tụ hàng đầu thế giới của Vương Quốc Anh, nơi mà ông đã từng theo học.
Trong khi đó, Việt Nam đang chiến lược dân vận vĩ đại thời kỳ mới của đảng cầm quyền là, phấn đấu đạt chỉ tiêu đến 99% các sinh viên đại học có học chương trình nghị quyết của đảng cầm quyền vào năm 2016, cho sự nghiệp giáo dục của đảng cầm quyền, để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, thì chưa có trường đại học nào ở Việt Nam nằm trong top 400!
Tất cả những điều trên cho thấy, với một kiến thức luật sư bài bản từ Luân Đôn, và kiến thức kinh tế đang học dang dở nửa chừng cũng tại Luân Đôn, Ông Lý đã biết sử dụng nước mắt chính khách để khai sinh vùng đất mà trước đó Stamford Raffles đã tìm ra, và biến nó thành nơi giao lưu buôn bán Đông Tây sầm uất vào năm 1819.
Cũng thì nước mắt chính trị gia, nhưng nước mắt của ai đó, trong cải cách ruộng đất năm 1957 dùng để lừa gạt dân tộc mình, làm thân tay sai ngoại bang vì tiền đồ chính trị cho riêng mình. Nhưng nước mắt của Lý Quang Diệu thì khác, nó qua mặt một chính phủ lớn mạnh hơn Singapore gấp hàng trăm lần, để mang lại cho người dân Singapore tự lực, tự cường và có thu nhập đầu người đang đứng hàng đầu thế giới - 50.323USD/đầu người vào 2012.
Một câu nói đáng ghi vào sử sách của Ông Lý trong bộ phim này mà tôi nhớ mãi là: "Bạn đừng nên làm chính trị nếu bạn có ý định tham nhũng". Ông đã quy định tất cả thành viên nội các Singapore mang trang phục trắng khi tham chính, để chứng tỏ sự trong sạch bằng hành động. Một vấn đề mà nước Việt hôm nay đang có thể lao vào vực thẳm, nhưng không thể giải quyết được. Điều mà Ông Lý đã làm được trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, và tạo ra một đất nước, mà nơi ấy là quê hương thứ hai của ông trở thành nơi mà, mọi người dân sống và làm việc trong một không khí chính trị trong sạch vào bậc nhất toàn cầu.
Asia Clinic, 14h36' ngày thứ Tư, 18/09/2013
Cho đến nay, tuy là một đất nước nhỏ bé có diện tích chỉ bằng 1/3 Sài Gòn. Mộng ước của Ông biến Singapore trở thành Hòn Ngọc Viễn Đông đã vượt tầm. Và trường National Singapore University đã đứng vào top 30 thế giới - cụ thể là xếp hạng thứ 22 năm 2013 này. Một thứ hạng đang sánh vai với các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ, Anh, v.v.. như Cornell University một trong những IVy League của Hoa Kỳ, và như London School of Economics and Political Science, ngôi trường chuyên đào tạo ra những lãnh tụ hàng đầu thế giới của Vương Quốc Anh, nơi mà ông đã từng theo học.
Trong khi đó, Việt Nam đang chiến lược dân vận vĩ đại thời kỳ mới của đảng cầm quyền là, phấn đấu đạt chỉ tiêu đến 99% các sinh viên đại học có học chương trình nghị quyết của đảng cầm quyền vào năm 2016, cho sự nghiệp giáo dục của đảng cầm quyền, để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, thì chưa có trường đại học nào ở Việt Nam nằm trong top 400!
Tất cả những điều trên cho thấy, với một kiến thức luật sư bài bản từ Luân Đôn, và kiến thức kinh tế đang học dang dở nửa chừng cũng tại Luân Đôn, Ông Lý đã biết sử dụng nước mắt chính khách để khai sinh vùng đất mà trước đó Stamford Raffles đã tìm ra, và biến nó thành nơi giao lưu buôn bán Đông Tây sầm uất vào năm 1819.
Cũng thì nước mắt chính trị gia, nhưng nước mắt của ai đó, trong cải cách ruộng đất năm 1957 dùng để lừa gạt dân tộc mình, làm thân tay sai ngoại bang vì tiền đồ chính trị cho riêng mình. Nhưng nước mắt của Lý Quang Diệu thì khác, nó qua mặt một chính phủ lớn mạnh hơn Singapore gấp hàng trăm lần, để mang lại cho người dân Singapore tự lực, tự cường và có thu nhập đầu người đang đứng hàng đầu thế giới - 50.323USD/đầu người vào 2012.
Một câu nói đáng ghi vào sử sách của Ông Lý trong bộ phim này mà tôi nhớ mãi là: "Bạn đừng nên làm chính trị nếu bạn có ý định tham nhũng". Ông đã quy định tất cả thành viên nội các Singapore mang trang phục trắng khi tham chính, để chứng tỏ sự trong sạch bằng hành động. Một vấn đề mà nước Việt hôm nay đang có thể lao vào vực thẳm, nhưng không thể giải quyết được. Điều mà Ông Lý đã làm được trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, và tạo ra một đất nước, mà nơi ấy là quê hương thứ hai của ông trở thành nơi mà, mọi người dân sống và làm việc trong một không khí chính trị trong sạch vào bậc nhất toàn cầu.
Asia Clinic, 14h36' ngày thứ Tư, 18/09/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét