Bài đọc liên quan:
+ Đơn nguyên, đa nguyên với tập và tản quyền
+ Công hữu, tư hữu và hình thái xã hội loài người
+ Về mặt lý luận, hình thái chính trị xã hội của Việt Nam đang ở đâu?
Giá trị to lớn của một quốc gia dù nhỏ, hay lớn là giá trị vô hạn, mà không thể nào tính được. Khi một quốc gia đã hình thành, nó không chỉ có giá trị tài nguyên thiên nhiên, mà còn giá trị sức người, địa chính trị, v.v... Cho nên, nếu quốc gia nào có nền chính trị tốt, thì chính khách là công bộc của dân. Ngược lại, quốc gia nào có nền chính trị chưa tốt thì, chính khách là những thành viên của hội đồng quản trị quốc gia có cổ đông ăn chia quốc gia đó, và điều này được gọi là các nhóm lợi ích - hay là các nhóm tham nhũng.
Vào năm 1920 là năm mà Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng nữ quyền. Họ, những người phụ nữ được xác định quyền ứng và bầu cử, mà trước đó, họ không có bất kỳ quyền công dân nào trong lĩnh vực này. Cũng vào thập niên 1920, tại Hoa Kỳ, các nhóm mafia như Luciano, Al Capone, v.v... thao túng chính trường Hoa Kỳ bằng những cú lobby chính trị để phục vụ buôn lậu rượu và heroin, mà bất kỳ ai hiểu biết cũng biết rõ điều này.
Mới đây, Tổ chức Liên Hiệp các Nhà Báo Điều tra Quốc tế - The International Consoritium of Investigative Journalists: ICIJ - công bố một danh sách những quý tộc đỏ và các tư bản thân hữu với chính khách chóp bu Trung Cộng mở những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để rửa tiền qua những công ty ngoài lãnh thổ - Offshore Company.
+ Đơn nguyên, đa nguyên với tập và tản quyền
+ Công hữu, tư hữu và hình thái xã hội loài người
+ Về mặt lý luận, hình thái chính trị xã hội của Việt Nam đang ở đâu?
Giá trị to lớn của một quốc gia dù nhỏ, hay lớn là giá trị vô hạn, mà không thể nào tính được. Khi một quốc gia đã hình thành, nó không chỉ có giá trị tài nguyên thiên nhiên, mà còn giá trị sức người, địa chính trị, v.v... Cho nên, nếu quốc gia nào có nền chính trị tốt, thì chính khách là công bộc của dân. Ngược lại, quốc gia nào có nền chính trị chưa tốt thì, chính khách là những thành viên của hội đồng quản trị quốc gia có cổ đông ăn chia quốc gia đó, và điều này được gọi là các nhóm lợi ích - hay là các nhóm tham nhũng.
Vào năm 1920 là năm mà Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng nữ quyền. Họ, những người phụ nữ được xác định quyền ứng và bầu cử, mà trước đó, họ không có bất kỳ quyền công dân nào trong lĩnh vực này. Cũng vào thập niên 1920, tại Hoa Kỳ, các nhóm mafia như Luciano, Al Capone, v.v... thao túng chính trường Hoa Kỳ bằng những cú lobby chính trị để phục vụ buôn lậu rượu và heroin, mà bất kỳ ai hiểu biết cũng biết rõ điều này.
Mới đây, Tổ chức Liên Hiệp các Nhà Báo Điều tra Quốc tế - The International Consoritium of Investigative Journalists: ICIJ - công bố một danh sách những quý tộc đỏ và các tư bản thân hữu với chính khách chóp bu Trung Cộng mở những tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để rửa tiền qua những công ty ngoài lãnh thổ - Offshore Company.
Nhóm quý tộc đỏ của Trung Hoa có dính máu mủ với các lãnh đạo Trung Cộng, kể cả ông Tập Cận Bình đương kiêm quyền lực số 1 hiện nay tại Trung Cộng, Đặng Tiểu Bình, Hồ Ca63mj Đào, Giang Trạch Dân, Ôn Gia Bảo, v.v... - Hình của The International Consoritium of Investigative Journalists
Khoảng một thế kỷ sau, tại các quốc gia cộng sản - đặc biệt là mô hình của Trung Hoa và các chư hầu của Trung Hoa - tình trạng tham nhũng không chỉ đơn thuần như nước Mỹ ở thập niên 1920, mà còn hơn một bậc, là ngoài những tư bản đỏ - The Wealthy - như Luciano, Al Capone thì Trung Hoa có một thế hệ làm giàu được gọi là quý tộc đỏ - Red Nobility - kiểu phong kiến.
Các tư bản đỏ của Trung Hoa cũng không khác gì các quý tộc đỏ. Họ cũng có dây mơ rễ má với các quan chức triều đình, và quyền lực đã giúp họ giàu lên mà không ai có thể chạm tới được.
Ngày ông Ôn Gia Bảo và ông Hồ Cẩm Đào còn tại vị, những hô hào chống tham nhũng chỉ là lý thuyết suông, vì đã có con cháu, anh em ăn xôi chùa nên phải ngậm miệng. Nay ông Tập lên ngai, cũng hô nhào chống tham nhũng, nhưng thực chất là thanh trừng nội bộ, chặt vây cánh của các nhóm lợi ích khác có thể gây nguy hiểm cho mình - như Bạc Hy Lai. Một kiểu mà lâu nay, ở Trung Hoa và các chư hầu vẫn thường lập đi, lập lại mỗi khi chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế tục của một chế độ phong kiến kiểu mới.
Không phải bây giờ mới có cái gọi là chống tham nhũng ở các nước cộng sản, mà nó đã có từ những ngày đầu các chế độ cộng sản có mặt trên thế giới. Vì tham nhũng ở đâu cũng có, ở đâu chỉ cần có con người hoặc động vật sống là ở đó có tham nhũng. Nhưng khác nhau giữa cộng sản và tư bản giãy chết là, tư bản có hình thái chính trị đa nguyên tản quyền để làm giảm thiểu tham nhũng đến thấp nhất. Còn với cộng sản, với hình thái đơn nguyên tập quyền, nên nó giúp cho tham nhũng ngày càng phình to ra từ một cá nhân trở thành một tập thể cướp, giết và hiếp nhân dân, tài nguyên của quốc gia.
Chuyện chống tham nhũng ở các quốc gia có hình thái chính trị đơn nguyên, tập quyền - cộng sản - về mặt bản chất, chỉ là việc chuyển đổi cơ cấu thành viên hội đồng quản trị quốc gia, từ thế hệ trước sang cho thế hệ sau nào biết bảo vệ an toàn nhất cho thế hệ trước tiếp tục ăn chia tài sản của quốc gia. Điều này làm tôi nhớ đến câu ông Đặng Tiểu Bình nói với ông Giang Trạch Dân: "Chú làm việc anh rất an tâm!'.
Chế độ phong kiến nào dù cường thịnh cũng phải tàn. Vì đơn nguyên và tập quyền sẽ dạy cho giai cấp cầm quyền những điều xấu xa nhất của nhân loại. Kết cục của sự suy tàn là do mất lòng dân, và sự hũ hóa của giai cấp cầm quyền. Điều này không ai mà không thấy được chỉ với chương trình lịch sử ở cấp học phổ thông.
Asia Clinic, 13h48' ngày thứ Năm, 23/01/2014
Các tư bản đỏ của Trung Hoa cũng không khác gì các quý tộc đỏ. Họ cũng có dây mơ rễ má với các quan chức triều đình, và quyền lực đã giúp họ giàu lên mà không ai có thể chạm tới được.
Các tư bản đỏ của Trung Hoa có thân thế với các quan chức triều đình Trung Cộng - Hình của The International Consoritium of Investigative Journalists
Ngày ông Ôn Gia Bảo và ông Hồ Cẩm Đào còn tại vị, những hô hào chống tham nhũng chỉ là lý thuyết suông, vì đã có con cháu, anh em ăn xôi chùa nên phải ngậm miệng. Nay ông Tập lên ngai, cũng hô nhào chống tham nhũng, nhưng thực chất là thanh trừng nội bộ, chặt vây cánh của các nhóm lợi ích khác có thể gây nguy hiểm cho mình - như Bạc Hy Lai. Một kiểu mà lâu nay, ở Trung Hoa và các chư hầu vẫn thường lập đi, lập lại mỗi khi chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế tục của một chế độ phong kiến kiểu mới.
Không phải bây giờ mới có cái gọi là chống tham nhũng ở các nước cộng sản, mà nó đã có từ những ngày đầu các chế độ cộng sản có mặt trên thế giới. Vì tham nhũng ở đâu cũng có, ở đâu chỉ cần có con người hoặc động vật sống là ở đó có tham nhũng. Nhưng khác nhau giữa cộng sản và tư bản giãy chết là, tư bản có hình thái chính trị đa nguyên tản quyền để làm giảm thiểu tham nhũng đến thấp nhất. Còn với cộng sản, với hình thái đơn nguyên tập quyền, nên nó giúp cho tham nhũng ngày càng phình to ra từ một cá nhân trở thành một tập thể cướp, giết và hiếp nhân dân, tài nguyên của quốc gia.
Chuyện chống tham nhũng ở các quốc gia có hình thái chính trị đơn nguyên, tập quyền - cộng sản - về mặt bản chất, chỉ là việc chuyển đổi cơ cấu thành viên hội đồng quản trị quốc gia, từ thế hệ trước sang cho thế hệ sau nào biết bảo vệ an toàn nhất cho thế hệ trước tiếp tục ăn chia tài sản của quốc gia. Điều này làm tôi nhớ đến câu ông Đặng Tiểu Bình nói với ông Giang Trạch Dân: "Chú làm việc anh rất an tâm!'.
Chế độ phong kiến nào dù cường thịnh cũng phải tàn. Vì đơn nguyên và tập quyền sẽ dạy cho giai cấp cầm quyền những điều xấu xa nhất của nhân loại. Kết cục của sự suy tàn là do mất lòng dân, và sự hũ hóa của giai cấp cầm quyền. Điều này không ai mà không thấy được chỉ với chương trình lịch sử ở cấp học phổ thông.
Asia Clinic, 13h48' ngày thứ Năm, 23/01/2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét