"Em vẫn mơ một ngày về".
"Em vẫn mơ một ngày nào,
Quê dấu yêu không còn Cộng thù,
Trên con đường mòn, sau cơn mưa chiều,
Anh ôm đàn dìu em đi dưới trăng".
-Nàng mơ, giấc mơ đẹp và lãng mạn: có chàng, có nàng, và có ngày hội lớn.
"Thôn quê tưng bừng, muôn chim reo hò,
Hát mừng người vừa về sau chiến chinh".
"Sương giăng mịt mùng, đêm thâu chập chùng,
Xoá ngục tù, xiềng gông bao năm".
-Nàng, người thiếu nữ Việt Nam tỵ nạn, tuổi đôi mươi, đến được
bến bờ tự do, nhưng với tâm trạng ray rứt của "Một lần đi":
"Saigon ơi, ta có ngờ đâu rằng:
Một lần đi, là một lần vĩnh biệt.
Một lần đi, là mất lối quay về.
Một lần đi, là mãi mãi thương đau".
-Nàng khắc khoải về chàng:
"Người tình ơi, ta có ngờ đâu rằng:
Một lần đi, là một lần cách biệt.
Một lần đi, là vĩnh viễn xa nhau".
-Nàng xót thương bè bạn:
"Bạn bè xưa, giờ phương bắc lưu đầy.
Người tình xưa, giờ đang sống điêu linh".
-Trong tâm nàng, tràn đầy kỷ niệm:
"Mưa Saigon còn buồn không em?"
Ta tìm đâu, ngày cũ êm đềm?"
"Mưa bên này, buồn lắm em ơi,
Một mình ta lê bước trong đời,
Nắng bên đây, cũng là nắng ấm,
Nhưng ấm sao bằng, nắng ấm quê hương?"
-Nàng nhớ, nàng thương, những tang tóc của quê hương:
"Em nhớ mầu cờ", ngày nào phủ xác thân anh".
"Cha trong lao tù, em nơi công trường, anh cam tự sát,
Mẹ góa con khờ, lạc loài bơ vơ".
"Thương qúa Saigon, thương vạn người mang một kiếp ly hương,
Thương qúa Việt Nam, thương triệu dân đang đang sống kiếp lưu đầy."
-Nàng đau cho những "Cái cò" thời đại:
"Bán giọt máu đào, nuôi dưỡng đàn con".
"Vai gánh, vai gồng, đi thăm chồng, cách núi, ngăn sông".
"Chồng em chết giữa trại tù, khổ sai, đói rét, căm thù, thiếu ăn".
"Đau xót cho chồng: không mộ phần, không khói, không nhang"
°°°°°°°°°°°°°°°°°
40 năm đã trôi qua............
Mơ ước chưa thành, tóc nàng không còn xanh, người đồng hành, đồng chí hướng, người em Việt Dzũng của nàng đã ra đi. Thế nhưng, ý chí không nhạt nhòa, lý tưởng vẫn son sắt, hoài bão còn mãnh liệt, tiếng hát nàng vẫn âm vang, vẫn làm xúc động lòng người; những lời ca vẫn nồng nàn tình quê hương, vẫn réo rắt lòng ái quốc, khơi dậy những giòng lệ, những bầu nhiệt huyết......
40 năm rong ruổi, miệt mài, chỉ với một nguyện ước:
"Xin nhắn mọi người, hãy vì đời, vì tổ quốc giang san,
Nuôi chí phục thù, đem cờ vàng về dựng giữa quê hương".
-Nàng, người phụ nữ tuy mềm yếu, nhưng kiên cường, ngọn lửa tuy nhỏ, nhưng bền bỉ, đó là ca, nhạc sĩ Nguyệt Ánh.
Nguyệt Ánh không đơn độc: cuối tháng 3, 2015, nàng cùng một nhóm thân hữu làm một cuộc tuần hành cho tự do, đi khắp Âu châu. Đoàn gồm những người đủ mọi tuổi tác: từ 6 đến 70; đủ mọi thành phần: ca sì, võ sư, chủ nhà hàng,chuyên viên, kỹ sư, ký giả; đến từ khắp tiểu bang của Hoa Kỳ, và từ Úc. Họ bỏ công việc, bỏ tiền túi, đến với nhau vì:
"Trong yên vui, không quên thù non nước,
Giữa bình an, lòng vẫn quyết phá tan gông xiềng".
-Họ có cùng một nhịp đập trái tim:
"Chỉ cần một vòng tay, ta sẽ dời sông núi,
chỉ cần một niềm tin, sẽ lấp biển, phá đồi".
-Và, cũng để xác định:
"Vẫn còn đây, các con của mẹ.
Vẫn còn đây, các con của cha".
"Con sẽ về bằng tròn thân xác.Con sẽ về bằng hồn phách linh thiêng".
-Họ trấn an mẹ:
"Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây".
Những đứa con, bầu nhiệt huyết dâng đầy.
Chúng con nguyện đi dựng lại quê hương".
để mẹ khỏi:
" Xót xa nhìn phương bắc giết phương nam".
-Nàng và các bạn, đã kêu gọi:
" Xin hãy làm ánh đuốc"
" Anh em ơi, xin hãy làm ánh đưốc.
Trong đêm trường sáng soi nẻo đường quê hương.
Đêm thâm u, đêm ngục tù non nước.
Cháy bùng lên, lửa cương quyết phá tan gông xiềng".
-Hãy hợp lực để làm "Giòng cuồng lưu".
"Đố ai người ngăn được cuồng lưu?
Cuốn băng đi, trăm ngàn thống khổ".
"Em thơ, mẹ già, sắp mòn hơi thở,
Hãy kịp lên đường, giải cứu quê hương".
-Đừng ngần ngại gì nữa, hãy "Dậy mà đi".
"Dậy mà đi, bứt tung gông cùm.
Sức mạnh nào bằng sức mạnh toàn dân?"
-Bởi vì:
"Nhà Việt Nam, cớ sao như trại tù?"
"Chẳng vùng lên, sẽ muôn năm ngục tù.
Chẳng vùng lên, sẽ muôn năm khổ nghèo.
Chẳng vùng lên, cháu con nô lệ Tầu".
°°°°°°°°°°°°°°°
Xưa nay, khi sơn hà nguy biến, luôn có những bậc anh tài xuất hiện:
- Năm 1076, dưới triều Lý Nhân Tông, quân Tống xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt đã làm toàn quân nô nức, đuổi được giặc với bài thơ mà cụ nói là của thần nhân ban:
"Nam quốc sơn hà, nam đế cư. (Đất nam, vua nam ở)
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. (Sách trời đã định rõ)
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.(Kẻ nào làm trái, tới xâm lấn)
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".(sẽ phải chịu thảm bại)
- Năm 1284, dưới triều Trần Nhân Tông, quân Nguyên kéo sang.
Nhà vua triệu tập các bô lão tại điện Diên Hồng để bàn nên hòa hay chiến. Các bô lão đồng thanh xin đánh. Vua thấy dân một lòng như vậy, nên quyết ý kháng cự.
- Năm 1428, sau khi lên ngôi, Bình Dịnh Vương Lê Lợi truyền cho Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô Đại Cáo" để phủ dụ dân chúng.
Trong đó có những câu:
"Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ tứ ngược (hết sức tàn ngược), bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Chước đối đủ muôn nghìn khoé, ác chứa ngót 20 năm. Bại nhân nghiã, nát cả càn khôn, nặng khoa liễm (thuế má) vét không sơn trạch (chỗ ở trong núi).
-Độc ác thay, trúc rừng ghi không hết tội, dơ bẩn thay nước bể không rửa sạnh mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.
-Đem đại nghiã để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo.
- Giang sơn từ đây mở mặt, xã tắc từ đây vững bền, nhật nguyệt hối mà lại minh, càn khôn bĩ rồi lại thái. Nền vạn thế xây nên chăn chắn, thẹn nghìn thu rửa sạch lầu lầu. Thế là nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng che chở, giúp đỡ nước ta vậy".
°°°°°°°°°°°°°°°
"Nước Việt ta dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có". (Ức Trai -Nguyễn Trãi).
Trong khi chờ đợi các bậc tu mi nam tử kế nghiệp Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, đem lại bình minh cho xứ sở, thì "nhi nữ thường tình" Nguyệt Ánh và các bạn
" Hát cho Saigon ngày quật khởi", và hô hào:
" Người Việt Nam ơi, đáp lời sông núi".
Họ đi gom những ánh đuốc, mong sẽ:
" Mang đuốc thiêng về dựng ngày mới giữa non sông", để cho:
" Quê hương thanh bình, muôn dân yên lành.
Sống cuộc đời tự do muôn năm".
°°°°°°°°°°°°°
-Xin cảm tạ những tấm lòng bao la vì quốc gia, dân tộc.
"Vẫn còn đây, giống dân Tiên Rồng.
Vẫn còn đây, cháu con Lạc Long".
Nguyễn Paris, 3-tháng 4-2015.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét