THÔNG TÂY HỘI - NGÔI ĐÌNH CỔ NHẤT Ở NAM BỘ

Mặc dù được sinh ra và lớn lên tại đất Sài Gòn này nhưng nhiều điểm văn hóa của mảnh đất thân yêu này mình lại chưa hề ghé đến, chỉ nghe qua ten gọi, bài bào mà thôi. Nhờ đọc bài viết "Có thể bạn chưa biết" của bác Phạm Ngọc Hiệp mà mình đã quyết định đi tìm hiều Đình Thông Tây Hội ở Gò Vấp, được xem là ngôi đình cổ nhất tại Nam Bộ cho đến thời điểm này.


Tọa lạc tại số 107/1 Nguyễn Văn Lượng P.11 Q. Gò Vấp (ngày nay là đường Thống Nhất) là ngôi đình cổ nhất ở Nam Bộ, đình được xây dựng vào khoảng năm 1679 đến nay đã được khoảng 334 năm tuổi.

Tên Thông Tây Hội là do ghép từ hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội. Khi hai làng sát nhập (năm 1944) thì đình làng Hạnh Thông Tây được chọn làm đình chung và từ đó được đổi tên thành đình Thông Tây Hội.
Cũng như bao ngôi đình khác, Đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam. Vị thần chính được thờ trong đình là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương là Hoàng tử con vua Lý Thái Tổ.
Bước vào bên trong với những cây cao che mát làm cho sân đình thật sạch sẽ, thoáng mát. Từ xa ta sẽ thấy nhà hội sở ngay giữa sân rộng.


Nhìn từ sân đình ta sẽ thấy mặt bằng kiến trúc của đình gồm hai trục song song với nhau: một trục dài (trục chính) gồm võ ca, chánh điện nằm bên trái; một trục ngắn (trục phụ): nhà hội sở nằm bên phải.
Điều đặc biệt nhất ở Đình Thông Tây Hội là đình có rất nhiều cột, có tất cả 156 cột trong đình.
Nhà hội sở là nơi làm việc của ban trị sự, nơi tiếp khách và chuẩn bị tế lễ, có 56 cột trong nhà hội sở, chân cột kê đá xanh, có vách ván ngăn phòng làm việc với nhà kho.


Toàn bộ ngôi đình lợp ngói âm dương, bộ vì kèo chịu lực bằng gỗ, nền lót gạch tàu.

Bên trong nhà hội sở có dãy bàn dài để làm việc, tiếp khách.



Trẹn vách nhà có những chữ hán được sơn son thếp vàng, chữ ở giữa không biết nhưng đoán được bên trái có chữ Tiền và bên phải là chữ Hậu (chắc là Tiền hiền và Hậu hiền)



Toàn bộ khu nhà hội sở thấp hơn sân đình khoảng 9 tấc.

Đây là phần nhà kho phía sau hội sở, ở đây sát với dãy nhà của dân mà không có tường rào nên đình đã bị lần chiếm diện tích rất nhiều.
Do không đủ kinh phí nên phần hội sở chưa được trùng tu, nâng nền nên các thân cột đã bị mối mối phá hoại, các thanh đà gác mái thì "gãy tới đâu chống đỡ tới đó" chứ không có tiền để tu sửa theo như lời bác Tý trong ban trị sự của đình tâm sự.


Phía trước chánh điện là nhà võ ca. Võ ca có kích thước: ngang 14m, sâu 17,5m, cao 4m là nơi xây chầu, hát bội gồm 7 nếp nhà và 52 cột gỗ, không có tường bao xung quanh. Hiện nay võ ca đã được trùng tu nhưng 2 bên phần cánh còn thiếu, mỗi bên rộng khoảng 4m.

Chánh điện gồm: 2 nếp nhà ghép trùng nhau theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc". Mái của hai nếp nhà cạnh sát nhau. Tất cả có 48 cột, chia thành 8 dãy cột, mỗi dãy có 6 cột.


Bốn cột giữa cao nhất là 4,5m, có đường kính là 30 cm (thường được gọi là "tứ tượng") là nơi quan trọng nhất, linh thiêng nhất - nơi đặt bàn thờ thần.
Các chân cột ở chánh điện được có khắc hình lăng trụ thắt ở giữa. Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh. Quanh chánh điện có tường gạch.


Khu bàn thờ phía bên trái
Khu bàn thờ chính giữa
Khu bàn thờ phía bên phải
Bàn thờ Thành Hoàng có 2 mão bên ngoài một mão bên trong hộp kiếng.




Chính điện nhìn từ trong ra ngoài võ ca.

Hành lang đi sang khu miếu thờ Bà Chúa xứ

Không hiểu tại sao trong khu chánh điện của đình lại có bàn thờ Quan công????


mặc dù tượng Quan công rất đẹp.

Khoảng sân sân nằm bên trái của chính điện, ta có thể thấy có 2 miếu thờ. Miếu nhỏ thờ Ngũ hành nương nương và bên trái là miếu thờ Bà chúa xứ.
Bàn thờ Ngũ hành nương nương.
Bàn thờ Bà chúa xứ.
Tượng Bà chúa xứ.


Mái ngói rêu phong.




Miếu thờ ông hổ

Trong di tích đình Thông Tây Hội còn giữ nhiều hiện vật quí. Các hiện vật là các tác phẩm chạm khắc nghệ thuật như bao lam, hoành phi, câu đối, trang thờ đều giữ được đường nét, màu sắc sơn son thếp vàng của hiện vật cổ, không bị phết lên những lớp son mới như một số ngôi đình khác thường làm.
Điều đau lòng nhất hiện nay là tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của đình nhất là khu nhà hội sở. Tuy là di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng sự đầu tư, nâng cấp để trùng tu ngôi đình của các cơ quan có thẩm quyền hầu như rất ít. Kinh phí để sửa chữa chủ yếu vào sự đóng góp của nhân dân, bá tánh thập phương. Bên cạnh đó, diện tích của đình không còn rộng như trước, một phần do bị dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa, cơ quan công an mượn đất làm trụ sở nhưng đã lâu chưa giao trả mặt bằng nên khuôn viên trong đình không còn thoáng mát nhất là khu bên trái của Chánh điện, do đó khi đình muốn sửa chữa 2 bên hông của võ ca nhưng đình cũng không thể thực hiện do không đủ diện tích thể thi công. Cần lắm sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền để ngôi đình cổ nhất này có thể tồn tại lâu hơn nữa.


bố susu
06-2013
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét