HOA KỲ, TRUNG HOA VÀ NỖI ÁM ẢNH BÁ QUYỀN (1)

Bài đọc liên quan:

Cảm ơn anh Vũ Thư Hiên đã giới thiệu bài này, và muốn tôi dịch nó ra cho người trẻ Việt Nam thấu hiểu mọi vấn đề thế giới và trong nước. Tôi đã dịch xong, nhưng vì bài rất dài, gồm 5 phần, tôi sẽ đưa lên từng phần một, để mọi người bàn luận cho chiến lược mới Mỹ Trung có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á, và trực tiếp ảnh hưởng đến bán đảo Đông Dương và biển Đông.

Bài viết của ông Robert B. Zoellick, cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới từ chức và mãn nhiệm 30/6/2012, cựu thứ trưởng ngoại giao và đại diện thương mại Hoa Kỳ, hiện đang là nghiên cứu sinh danh dự tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson(Peterson Institute for International Economics) và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Belfer(Belfer Center) của Đại học Harvard. Ông viết bài này cho Diễn đàn Thượng Hải tại Đại học Phúc Đán(復旦大學: Fudan University) ở Thượng Hải ngày 25 tháng 5 năm 2013 vừa qua, trước khi Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands diễn ra tại California từ 07-09/6/2013. 

Bài viết gốc: U.S., China and Thucydides(*)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm ngoái, trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình - lúc đó còn là Phó chủ tịch(ND) - đã giới thiệu ý tưởng về một "loại hình mới cho mối quan hệ quyền lực vĩ đại". Trong tháng ba năm nay, để đáp ứng rõ ràng về vấn đề này, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, ông Tom Donilon(**), đề nghị quan tâm đến việc xây dựng "một mô hình mới cho mối quan hệ giữa một quyền lực đã tồn tại trước đó và một quyền lực mới nổi". Tháng Sáu này, hai vị đứng đầu Mỹ - Trung đã gặp nhau tại California để tìm hiểu xem liệu triển vọng chiến lược của họ có thể được hòa giải.

Tôi nghi ngờ rằng khái niệm của Chủ tịch Tập phản ánh về vấn đề nghiên cứu các lãnh đạo cấp cao của lịch sử. Tại cuộc họp năm ngoái về Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ-Trung, cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho biết: "Chúng tôi phải chứng minh rằng niềm tin truyền thống mà những nước lớn đang bị ràng buộc trong việc tham gia vào những cuộc xung đột là sai, và [thay vào đó chúng ta nên] tìm kiếm cách thức mới để phát triển quan hệ giữa các nước lớn trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế".

Tại Hoa Kỳ, giáo sư Graham Allison và Joseph Nye ở Đại học Harvard đã gọi thách thức này như "cái bẫy Thucydides": trong việc giải thích nguyên nhân của cuộc chiến Peloponnesian vĩ đại của thế kỷ thứ Năm trước Công nguyên - nội chiến của Đế chế Hy Lạp kéo dài 27 năm từ 431 đến 404 trước Công Nguyên đã kết thúc một thời đại hoàng kim của Hy Lạp(Người Dịch) - Thucydides đã chỉ ra rằng sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ hãi nó lấy cảm hứng từ thành phố cổ Sparta. Trong nhiều thế kỷ các học giả đã cân nhắc về việc chuyển đổi quyền lực đã dẫn đến những căng thẳng cạnh tranh như thế nào, mà đôi khi kiểm soát được, đôi khi lại không kiểm soát được để dẫn đến xung đột.

Bài viết này sẽ đặt ra một câu hỏi: Điều gì có thể là bản chất của một loại hình mới cho mối quan hệ quyền lực vĩ đại giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ?

Kevin Rudd, cựu thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Úc, cũng đã đưa ra chủ đề này trong một loạt bài phát biểu rất chu đáo. Cách tiếp cận của ông chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường đối thoại và nỗ lực hợp tác.

Tôi sẽ bổ sung cho những quan sát của ông Rudd bằng cách gợi ý các chính sách cụ thể mà có thể giúp vượt qua những cản trở cho loại hình mới này của mối quan hệ. Tôi sẽ tập trung đặc biệt về các vấn đề kinh tế và an ninh, cũng như những trở ngại mà Trung Hoa và Mỹ cần phải giải quyết.

Năm 2005, tôi đề nghị rằng Hoa Kỳ nên khuyến khích Trung Hoa trở thành một "cổ đông có trách nhiệm" trong hệ thống quốc tế của một bối cảnh hỗ trợ cho hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế phi thường của Trung Hoa. Đặng Tiểu Bình đã khôn ngoan nhận ra rằng mở cửa Trung Hoa có thể tận dụng hệ thống quốc tế hiện có từ thương mại đến đầu tư, công nghệ, phát triển và an ninh. Thông qua đức tính cần mẫn của người dân Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình đã được chứng minh là đúng.

Tuy nhiên, hệ thống quốc tế của những năm cuối thế kỷ XX đã phát triển với thời đại mới. Những trách nhiệm trong việc bảo vệ và những lợi ích hệ thống mở rộng - và thích ứng với những thách thức mới - cần được xem xét như là một phần của những lợi ích của quốc gia có quyền lực vĩ đại. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, Trung Hoa và những nước khác sẽ không thể thích ứng với một hệ thống phát triển thành công, nếu họ không cùng nhau chia sẻ một cam kết cơ bản với hệ thống quốc tế.

Một số nhà quan sát tin rằng Trung Hoa đã hành động như một "cổ đông bất đắc dĩ", đặc biệt là khi nói đến chuyển dịch lợi ích chung vào các chính sách bổ sung. Trong suy đoán lý do tại sao, các nhà quan sát đã đưa ra một câu hỏi: liệu có phải là Trung Hoa vẫn còn đang tranh luận hoặc đang thích nghi với vai trò của nó không? Hoặc là, như một số phát ngôn của Trung Hoa cho thấy, có phải Trung Hoa muốn có một hệ thống mới? Nếu như vậy, thì hệ thống mới đó sẽ như thế nào? Có phải Trung Hoa muốn thêm nội dung tư tưởng khác trong những quan hệ quốc tế - mà những tư tưởng khác đó sẽ đại diện cho một sự thay đổi từ chính sách của Trung Hoa trong quá khứ?

Những bất trắc đã tạo ra một truy vấn quan trọng khác nữa là: có phải những nhà chỉ trích Trung Hoa và cả những phản ứng của những nước khác, về hệ thống quốc tế hiện nay được coi là phải trả giá vì những mục tiêu mới của Trung Hoa? Không phải ngẫu nhiên mà, những câu hỏi này đang phát ra từ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vì vậy, trong việc xem xét một loại hình mới khả thi cho mối quan hệ quyền lực vĩ đại, chúng ta cần làm việc một cách nghiêm túc, trao đổi sâu về việc liệu Trung Hoa và Hoa Kỳ có chia sẻ được những lợi ích chế độ chung - cũng như về những chính sách đặc biệt. Phụ thuộc lẫn nhau, tự nó, sẽ không vượt qua những vấn đề và các mối đe dọa của thế kỷ XXI. Chúng ta cần phải xem xét về kinh tế và an ninh mạng trong chính sách đối ngoại hiện nay như thế nào.

Ghi chú:
(*)Thucydides: là một nhà sử học Hy Lạp và Athens. Ông nghiên cứu về cuộc chiến Peloponnesian ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên xảy ra giữa 2 thành phố Sparta và Athens. Ông không đem các vị thần Hy Lạp vào trong nghiên cứu, nên ông được mệnh danh là cha đẻ của khoa học lịch sử thế giới. Ông cũng đã được cho là cha đẻ của trường của chủ nghĩa hiện thực chính trị(political realism). Về nghiên cứu hành vi chính trị của con người, ông cho thấy một sự thú vị trong việc phát triển sự hiểu biết về bản chất con người nhằm giải thích hành vi con người trong những cuộc khủng hoảng. 

Bản đồ Hy Lạp hiện nay

Bản đồ Hy Lạp cổ thời nội chiến Peloponnesian từ 431 đến 404 trước Công nguyên.

Vào thế kỷ thứ V trước Công Nguyên có Liên đoàn Peloponnesian nổi lên ở thành phố Sparta phía Nam nhìn ra Địa Trung Hải của Hy Lạp. Nỗi ám ảnh mất quyền lực của triều đình Hy Lạp ở Athens đã gây ra cuộc nội chiến của Đế chế Hy Lạp kéo dài 27 năm từ 431 đến 404 trước Công Nguyên. Nó đã kết thúc bằng suy tàn và sụp đổ một thời đại hoàng kim của Hy Lạp.

Tác giả bài viết lấy tên ông cho tựa bài viết ý muốn nói quan hệ Mỹ - Trung ngày nay như nỗi ám ảnh của cuộc nội chiến Hy Lạp, nếu không có một sự hiểu biết và cùng nhau gầy dựng một liên minh hợp tác của hai quyền lực lớn nhất hiện nay, thì 2 quyền lực này sẽ sụp đổ.

(**)Tom Donilon: là phó cố vấn an ninh Hoa Kỳ nửa đầu nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, Đến tháng 10/2010 thì trưởng cố vấn an ninh quốc gia James Jones từ chức, thì Tom Donilon trở thành trưởng cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho đến hôm nay. Hiện cố vấn an ninh quốc gia cao cấp của tổng thống Hoa kỳ có 3 thành viên là Tom Donilon, Susan Rice mới vừa bổ nhiệm và Samantha Power.

Đón đọc phần 2: Những vấn đề còn tồn tại của Hoa Kỳ và Trung Hoa
Phần 3: Một loại hình mới của quan hệ quyền lực vĩ đại
Phần 4: Vấn đề an ninh
Phần 5: Vấn đề đồng minh

Asia Clinic, 13h55' ngày thứ Tư, 26/6/2013
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét