AI ĐÃ DUY TRÌ MẤT NHÂN QUYỀN, THAM NHŨNG VÀ BÓC LỘT Ở CÁC NƯỚC CỘNG SẢN?

Bài đọc liên quan:

Nhìn lại cuộc chính biến 1989 ở Thiên An Môn, vấn đề chủ yếu của Trung Hoa vẫn là dân chủ nhân quyền, tham nhũng và bóc lột. Ngày nay vẫn thế, không có gì thay đổi, chỉ là tham nhũng và bóc lột tinh vi hơn, sau những cải cách đánh tham nhũng của ông cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Nhưng Chu Dung Cơ cũng không thể bẻ gậy chống trời tham nhũng và phe nhóm thối nát của Trung Hoa, nên ông cũng chỉ trụ được một nhiệm kỳ từ 1998 đến 2003, và khi về vườn ông cay đắng thốt lên rằng: "Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái."



Biết về Đặng Tiểu Bình, người ta thường biết đến câu nói nổi tiếng của ông: "Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột", mà ông đã sao y một câu nói lấy trong Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Câu nói ấy, làm người ta luôn nghĩ rằng, nó chính là ý tưởng đã mở ra một triết lý mới trong quan hệ ngoại giao và giao thương để đưa đến một Trung Hoa đứng thứ 2 về kinh tế thế giới hiện nay, nhưng có sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền, tham nhũng và bóc lột người dân tinh vi hơn thời trước khi ông cải cách kinh tế ở Trung Hoa sau sự kiện Thiên An Môn 04/6/1989.

Nhưng, không phải thế, mà câu nói này được Đặng Tiểu Bình nói lần đầu tiên vào ngày 02/7/1962 trong Đại hội đại biểu lần thứ 7, khóa 3 của đoàn thanh niên cộng sản Trung Hoa. Sau đó, cũng trong Hội nghị ban bí thứ trung ương đảng cộng sản Trung Hoa bàn về vấn đề, làm thế nào để khôi phục lại nền nông nghiệp Trung Hoa đã bị sụp đổ dẫn đến mất mùa, chết đói sau Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông gây ra từ 1958 đến 1960.

Cũng chính cái câu nói này, nó làm Đặng phải 3 lần vào ra Trung Nam Hải, vì bị Mao cho rằng Đặng là loại "gió nghịch chiều". Nhưng nếu Đặng không gian như trong nhật ký của Dương Thượng Côn đã viết, thì làm sao Đâng thoát được Mao?

Và có một phát biểu khác, mà ít ai biết cũng của Đặng Tiểu Bình. Nó được ông Orville Schell Hickock III - ông là một nhà hoạt động và nhà văn làm việc ở Trung Hoa, và là Giám đốc Trung tâm Ross Arthur về Quan hệ Mỹ-Trung Hoa tại Hội Châu Á ở New York. Ông trước đây từng là Trưởng phân khoa báo chí sau đại học của University of California, Berkeley - có mặt trong những ngày sôi động ở Thiên An Môn tường thuật lại. Áp dụng tư tưởng Mao - súng đẻ ra chính quyền - Đặng ra quyết định tàn sát trí thức và nhân dân Trung Hoa trong đêm 04/6/1989, sau đó Đặng đã phát biểu sau sự kiện Thiên An Môn đẫm máu, trước toàn thể nhân dân Trung Hoa là:

“Thưa đồng bào, chúng ta có 2 cánh cửa, một cửa là chính trị, cửa còn lại là kinh tế. Nếu chúng ta mở cánh cửa kinh tế, chúng ta sẽ là chính mình, có thể tiến xa, làm những gì chúng ta muốn, giàu có,  nâng cao mức sống cho gia đình, có một tương lai sáng lạn. Nếu bạn hé mở cánh cửa chính trị, bạn sẽ gặp phải hết trở ngại này đến trở ngại khác, và bạn sẽ đụng phải chính quyền.”

Cuối cùng, từ phát biểu này, sau 1989 Trung Hoa mới thực sự phát triển kinh tế, vì sau sự kiện Thiên An Môn đã có đến khoảng 2.600 trí thức bị giết và hàng chục ngàn người bị thương và tù tội. Nguy cơ sụp đổ chế độ cộng sản Trung Hoa là có thể. Mặc dù, cải cách kinh tế Trung Hoa đã được Đặng khởi xướng từ 1978.

Và từ phát biểu này, xuất hiện kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Hoa. Từ đó, nó được nhân bản kiểu sinh sản vô tính sang ở đâu đó của các nước lâng bang anh em, do các nhà nghiên cứu đường lối chính sách để bảo vệ sự sống còn của đảng cộng sản cầm quyền.

Nếu hôm nay, bên Trung Hoa có những tham quan phải chuyển tiền tỷ ra nước ngoài, thì ở đâu đó các nước sao y bản chính mô hình kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Hoa, để thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đồng bệnh tương lân với tham nhũng và bóc lột dân có nguy cơ sụp đổ chế độ.

Âu đó cũng là hậu quả của một nền giáo dục chưa sinh ra được những nhà tư tưởng cho dân tộc, mà chỉ có những nhà nghiên cứu đạo văn và đạo ý tưởng của ngoại bang, hòng làm lợi cho phe nhóm cầm quyền.

Không có Đặng, Trung Hoa không có ngày nay. Và không có Đặng, nếu để Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương nắm quyền bính thời 1989, tình hình nhân quyền tự do dân chủ sẽ cải thiện, và tình trạng tham nhũng, bóc lột nhân dân ở Trung Hoa và nước Việt đã không tệ hại như hôm nay.

Không còn gì nghi ngờ nữa, Mao cứu sống các đảng cộng sản còn sót lại trên thế giới. Đặng là người duy trì tình trạng mất nhân quyền, tham nhũng và bóc lột tinh vi ở các đảng cộng sản còn sót lại trên toàn cầu.

Asia Clinic, 16h43' ngày thứ Sáu, 07/6/2013
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét