TẬP VÀ TẢN QUYỀN VỚI ĐƠN VÀ ĐA NGUYÊN

+ Bài đọc liên quan:

Khi những phát minh khoa học kỹ thuật đẩy nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thì cuộc cách mạng dân chủ tư sản cũng đánh đổ chế độ chính trị phong kiến đã trị vì hơn 1.000 năm. Nền chính trị của nhân loại chuyển hướng từ một chế độ phong kiến tập quyền vào tay vua, chuyển sang chế độ tư bản tản quyền kiểm soát tập quyền của giai cấp cầm quyền.

Tóm tắt lịch sử thế giới trong 2 giờ đồng hồ

Thuyết tập quyền ở Trung Hoa do Khổng Khâu - Khổng Tử - sống cách đây 2.500 năm đưa ra với cái gọi là tam cương - quân thần cương, phụ tử cương và phu thê cương - để phục vụ cho tầng lớp cầm quyền là hợp thời lúc con người còn đời sống nông nô, luật pháp chưa phân minh, và sự hiểu biết của con người chưa đủ để thấy sức mạnh dân sự trong một xã hội, và cho một nền chính trị đơn nguyên.

Chủ thuyết tản quyền đầu tiên trên thế giới được xây dựng bỡi John Lock một triết gia kiêm chính trị gia người Anh và Nam Tước Montesquieu, một nhà chính trị và xã hội người Pháp sống trong thời kỳ Khai Sáng vào giữa cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, họ đã viết ra trong một cuốn "Tinh thần pháp luật" - De l'esprit des lois - xuất bản ở Pháp năm 1748 dưới dạng nặc danh, và ở Anh 1750, mà nhà thờ công giáo đã liệt tác phẩm này vào thuộc loại sách cấm xuất bản. Hai ông đã đưa ra thuyết Tam đầu chế - hay còn gọi là tam quyền phân lập gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm tản quyền, khi điều hành xã hội để kiểm soát sự tập quyền trên nền tảng đa nguyên chính trị. Nó hợp với thời kỳ công nghiệp xuất hiện, cho ra đời những tập đoàn kinh tế và công nghiệp lớn của xã hội.

Nhưng đất nước non trẻ nhất lại là quốc gia áp dụng tập quyền trong tản quyền sớm nhất ở hình thái chính trị đa nguyên mẫu mực nhất - vào năm 1776, Hoa Kỳ. Trong khi đó, Pháp mãi đến 1789 mới có cách mạng dân chủ tư sản, đã thế, Napoleon còn làm nước Pháp quay lại phong kiến, cho mãi đến đầu thế kỷ XIX mới có thể chế tản quyền và tập quyền trên nền tảng đa nguyên chính trị. Còn Karl Marx mãi đến 1848 mới có được bộ phận duy vật lịch sử phi khoa học với chủ nghĩa cộng sản phi khoa học.

Nếu trong triết học có những cặp phàm trù khoa học chung nhất để làm nền tảng cho lý luận tìm ra những cái mới, gọi là phát kiến cho khoa học xã hội, hoặc phát minh cho khoa học tự nhiên, thì trong chính trị học các cặp nhị nguyên luận đơn nguyên đa nguyên; tập quyền và tản quyền là những nền tảng để đánh giá, thực hiện nghệ thuật của sự có thể.

Nếu thuyết tập quyền dùng để phục vụ cho sự cai trị độc tài, không minh bạch, không có pháp luật của giai cấp cầm quyền, thì thuyết tản quyền lại phục vụ cho một xã hội pháp quyền, công bằng, và văn mình.

Nếu đơn nguyên dành để giai cấp cầm quyền thu tóm quyền lợi trong một thể chế độc tài bất minh và vô pháp luật, thì đa nguyên là khái niệm đưa đến kiểm soát quyền lực trong một thể chế pháp trị, công bằng văn minh.

Nếu thể chế xã hội tập quyền, đơn nguyên là hợp thời với thời kỳ chiếm hữu nô lệ và phong kiến thì nó lại là một thể chế phản động trong thời kỳ văn minh hiện nay.

Các cặp nhị nguyên - tập quyền tản quyền và đơn nguyên đa nguyên - phải được sử dụng như các các mặt đối lập, nhưng không đối kháng mà nó cần sự tương hỗ cho nhau trong một học thuyết chính trị hiện đại theo quy luật mâu thuẫn và thống nhất các mặt đối lập để phát triển. 

Bằng chứng rõ nét nhất là xã hội đa nguyên, tản quyền tốt nhất ở Hoa Kỳ, vẫn còn sự ngự trị đơn nguyên và tập quyền trong tranh cử, ứng cử, bầu cử và điều hành đất nước. Ví dụ, trong tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, khi ông Obama và bà Hillary bất phân thắng bại trong đảng Dân chủ, thì buộc lòng đảng chính trị này phải sử dụng nguyên tắc tập quyền để quyết định bà Hillary phải hợp tác với ông Obama trong chính quyền mới, nếu đảng này thắng cử, và ông Obama là người đại diện cho đảng này ra tranh cử với ông Mc Cain.

Điều này có nghĩa là, trong cái đa nguyên tản quyền, có những thành tố đơn nguyên tập quyền để điều hành một tổ chức, xã hội. Không phủ định hoàn toàn đơn nguyên và tập quyền, nhưng đơn nguyên tập quyền phải là tập hợp con trong cái tập hợp cái đa nguyên và tản quyền. Chứ không phải là tập hợp con đơn nguyên tập quyền ôm lấy tập hợp cái đa nguyên và tản quyền mà nền chính trị Trung Hoa và Việt Nam đang đi theo và đang gây ra sự sụp đổ toàn diện như hiện nay. Đó là khoa học và chân lý trường tồn cho tiến bộ. Hya nói theo ngôn ngữ triết học là cái chung bao hàm cái riêng và cái riêng hỗ trợ cho cái chung.

Gần đây ở Việt Nam rộ lên 4 sự kiện - sửa đổi hiến pháp; thay đổi chính trị để kiểm soát quyền lực tốt hơn; đòi hỏi thành lập đảng Xã hội Dân chủ từ trong lòng đảng cộng sản cầm quyền; tái cơ cấu nền kinh tế để phù hợp với tình hình mới - sau 83 năm đảng cộng sản ở Việt Nam đi theo con đường đơn nguyên, tập quyền để cầm quyền. Nó làm ra những sai lầm toàn diện không thể sửa chữa được.

Tất cả 4 sự kiện trên đòi hỏi một thể chế chính trị được xây dựng trên nền tảng của 2 cặp nhị nguyên luận: đa nguyên và tản quyền, có nghệ thuật sử dụng cặp nhị nguyên đơn nguyên và tập quyền một cách thông minh, chứ không phải được xây dựng trên duy ý chí chỉ thuần cặp nhị nguyên, đơn nguyên và tập quyền như 83 năm qua. Vì:

Không thể duy trì một hiến pháp đơn nguyên và tập quyền để có thể kiểm soát được quyền lực, trong khi quyền lực chỉ một kẻ nắm quyền cai trị. Cũng như không thể tái cơ cấu nền kinh tế phù hợp với dòi hỏi với WTO và TPP khi nền kinh tế ấy bị tập quyền vào một nhóm lợi ích, mà không có một nhóm khác kiểm soát dưới một xã hội pháp quyền. 

Mọi sự trì hoãn và duy ý chí để bám víu vào cặp nhị nguyên - đơn nguyên và tập quyền - đều là những tư tưởng và hành động phản động với một chính quyền cần sửa đổi tốt đẹp hơn và tiến bộ hơn. 

Hành động đi ngược với văn minh của loài người trong việc sửa đổi từ thể chế chính trị đơn nguyên tập quyền sang đa nguyên và tản quyền là một hành động phải bị lên án và phải chấm dứt. Văn minh của loài người cần được tiếp thu và áp dụng thông minh nhất, ấy mới là nghệ thuật của sự có thể.

Asia Clinic, 9h18' ngày thứ Ba, 27/8/2013
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét