Bản đồ nguy cơ cho các quốc gia trên thế giới rơi vào khủng hoảng khi Trung Hoa hạ cánh nặng nề. Hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng,. Có 20 quốc gia, khu tự trị bị nặng nề nhất, trong đó có Việt Nam. Chỉ một vài quốc gia ảnh hưởng ít và trung bình trong đó có Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu!(Hãy click vào hình để xem rõ hơn)
Bài đọc liên quan:
"Chỉ mới những ngày gần đây thế giới lo sợ sự trổi dậy hung hăng của Trung Hoa, nhưng hiện nay, thế giới lại lo sợ khủng hoảng kinh tế của Trung Hoa. Trong khi tình hình của thế giới không có gì cải thiện". Đó là câu kết luận trong một một bài viết của Paul Krugman trên New York Times. Thế thì tại sao phải lo sợ Trung Hoa hạ cánh nặng nề?
Như chúng ta đã biết, bằng cách là công xưởng giá rẻ của toàn cầu, trong 3 thập kỷ liên tiếp kinh tế Trung Hoa tăng trưởng trung bình 10%/năm. Nó đã cướp hầu hết việc làm của các quốc gia đã phát triển, do các đại công ty liên quốc gia đổ xô vào đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng ở Trung Hoa kiếm lợi nhuận cao. Trong đó có các CEO của Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc và các nước trong khối Eurozone. Thế giới mất việc và trong khi các đại tư bản giàu lên, thì chính phủ của họ nợ công chồng chất, còn Trung Hoa được cả việc làm lẫn tiền bạc để hùng cường thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.
Từ đó, hơn 50% hàng tiêu dùng toàn cầu cũng có xuất xứ từ Trung Hoa. Đặc biệt là Hoa Kỳ, và khối đồng tiền chung châu Âu, nơi mà tỷ lệ tiêu dùng của dân chúng chiếm 70% GDP, đã làm thâm hụt cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa nghiêng về Trung Hoa ngày càng gia tăng. Trong khi đó, Hoa Kỳ lại sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố Al Qaeda và giành giật lại giếng dầu Trung Đông.
Hậu quả là, khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2008 nổ ra. Buộc Hoa Kỳ phải đưa ra những biện pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng của Hoa Kỳ bằng việc nới lỏng tín dụng để hạ giá đồng đô la. Nó kéo theo khối Eurozone cũng bị khủng hoảng tài chính đến bây giờ vẫn còn chưa thể giải quyết được. Hoa Kỳ xoay trục chiến lược từ Trung Đông sang Thái Bình Dương - nơi mà họ đã bỏ chạy từ sau hiệp định Paris 1973 để sang Trung Đông - cả kinh tế lẫn an ninh quốc phòng để bao vây Trung Hoa.
Khi các thị trường tiêu thụ hàng Trung Hoa - đặc biệt là Hoa Kỳ và châu Âu - khủng hoảng thì nó quay lại làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của Trung Hoa đang theo nền kinh tế định hướng dựa vào xuất khẩu và đầu tư công để phục vụ cho tham nhũng của quan lại triều đình.
Khi các thị trường tiêu thụ hàng Trung Hoa - đặc biệt là Hoa Kỳ và châu Âu - khủng hoảng thì nó quay lại làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của Trung Hoa đang theo nền kinh tế định hướng dựa vào xuất khẩu và đầu tư công để phục vụ cho tham nhũng của quan lại triều đình.
Lâu nay Trung Hoa trổi dậy kinh tế, làm nó tiêu thụ năng lượng và khoáng sản toàn cầu vượt qua Hoa Kỳ. Theo Quỹ tiền tệ Thế giới(IMF) thì, tỷ lệ nhập khẩu kim loại của Trung Hoa chiếm 30% tổng số nhập khẩu toàn cầu, và 65% quặng sắt. Nếu Trung Hoa chỉ cần giảm 1% GDP thì giá kim loại trên thế giới sẽ giảm mất 6%. Trong khi đó, cũng cái kiểu tăng trưởng kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa, nó làm cho đất nước này hiện có đến 39 triệu căn nhà ma ở hơn 170 thành phố trống rỗng, và nợ xấu trong nước lên đến 200% GDP, nhờ vào sau 10 năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giả tạo của chính phủ Hồ - Ôn, hòng mong con ếch to bằng con bò!
Đặc biệt, đối với Úc và Indonesia, 2 nơi mà Trung Hoa nhập nhiều khoáng sản nhất. Từ 20 năm nay nhờ vào sự trổi dậy của Trung Hoa mà Úc và Indonesia cũng cường thịnh theo nhờ xuất khẩu khoáng sản. Nhưng, giờ là lúc đáng sợ cho 2 quốc gia này.
Đặc biệt, đối với Úc và Indonesia, 2 nơi mà Trung Hoa nhập nhiều khoáng sản nhất. Từ 20 năm nay nhờ vào sự trổi dậy của Trung Hoa mà Úc và Indonesia cũng cường thịnh theo nhờ xuất khẩu khoáng sản. Nhưng, giờ là lúc đáng sợ cho 2 quốc gia này.
Theo công ty môi giới lớn nhất Nhật Bản Nomura, thì 75% quặng sắt và 25% than đá nhập khẩu của Trung Hoa từ Úc. Theo S & P(Standard & Poor) thì chỉ cần Trung Hoa giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong năm 2014 xuống còn 5%, thì Úc sẽ lâm vào khủng hoảng kinh tài lần đầu tiên kể từ 1990. Và lúc đó, tỷ lệ thất nghiệp của Úc sẽ tăng vọt, giá bất động sản ở Úc sẽ tuột dốc không phanh.
Ngay cả ông phó thống đốc ngân hàng Indonesia - Perry Warjiyo - cũng phải thốt lên rằng, "Suy thoái kinh tế ở Trung Hoa là một trong những lý do tại sao chúng tôi cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của chúng tôi nằm giữa 5,8% - 6,2% trong năm nay," trên tờ Jakata Post.
Nhưng ảnh hưởng nặng nề nhất theo báo cáo trên Tạp chí Times năm 2012 vẫn là 20 quốc gia, khu tự trị đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên, các nước như Nhật bản, Hàn Quốc, Đức, v.v... lâu nay nhờ phân xưởng Trung Hoa kiếm lãi, cũng không thoát khỏi bị vạ lây, trong khi Nhật Bản cũng trong tình hình nợ công hơn 200%.
Như vậy, suy thoái kinh tế toàn cầu đã lây lan từ Hoa Kỳ sang châu Âu, rồi ảnh hưởng cả châu Á, giờ cũng không trừ Úc châu, nơi bình yên có tiếng con chim hót trong bụi mận gai! Và từ đó tạo ra một vòng tròn khủng hoảng kinh tài khép kín. Nếu một trong các khu vực kinh tế trên không thoát ra khỏi tình trạng trì trệ này, thì viễn cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1907 và 1929 - 1933, cả 2 cuộc khủng hoảng này đều dẫn đến chiến tranh thế giới mà nhân loại không bao giờ quên trong thế kỷ XX. Với kiểu hung hăng và nhập khẩu quá nhiều sắt thép của Trung Hoa trong vòng 10 năm qua, thì không thể không nghĩ đến khả năng chiến tranh bắt đầu từ họ.
Khi Hoa Kỳ khủng hoảng kinh tài 2008, Trung Hoa đã chìa bàn tay 800 tỷ đô la cho chính quyền Obama làm cuộc xén lông cừu những đại gia mới nổi ở nước Mỹ quá nhanh chóng, và cứu những tổ chức tài chính rường cột của mình. Liệu lần này, với chiến lược bao vây cả kinh tế và an ninh quốc phòng của Trung Hoa, thì Hoa Kỳ có bài thuốc nào để cứu vãn thế giới còn lại, mà bỏ rơi Trung Hoa trong tao loạn? Nhưng chắc chắn một điều là, Hoa Kỳ sẽ không chìa tay để kéo Trung Hoa ra khỏi vực thẳm.
Asia Clinic, 18h34' ngày Chúa Nhựt, 11/8/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét