Ngày xưa sông Đồng Nai chảy qua khu vực này còn được gọi là sông Phước Long |
Người có công rất lớn cho sự hình thành của Cù lao phố đó chính là ông Trần Thượng Xuyên, vì không chịu thuần phục nhà Thanh nên đã dẫn đoàn tùy tùng sang thuần phục chúa Nguyễn Phúc Tần vào năm 1679 và được cho vào đây khai hoang, lập nghiệp.
Với tài tổ chức của mình, Trần Thượng Xuyên đã phát triển Cù lao phố thành một trung tâm kinh tế của vùng Gia Định xưa.
Nhưng sự phát triển hưng thịnh của Cù lao phố chỉ kéo dài gần 100 năm. Năm 1776-1777 quân Tây Sơn tiến vào đánh phá Gia Định và đặc biệt là Cù lao phố vì đây là nơi hậu thuẫn kinh tế cho chúa Nguyễn Phúc Ánh.
Từ đó Cù lao phố hoang tàn nên các thương gia người hoa kéo nhau đến vùng đất mới: Chợ Lớn, Mỹ Tho.
Mọi người để ý Đại Phố = Chợ Lớn. Có thể đây là nguồn gốc tên gọi của vùng Chợ Lớn ngày nay.
Lần này xuống Biên Hòa để tìm hiểu thêm về vùng đất Cù lao phố, Bố susu đã được gặp anh Phạm Hoài Nhân và đã được anh dẫn tham quan, hướng dẫn, giới thiệu các di tích mang đậm dấu ấn một thời của vùng đất Cù lao phố.
Được nói chuyện cùng anh, hiểu thêm những tâm tư, trăn trở của anh với vùng đất một thời là đầu tàu kinh tế của miền Nam này. Theo anh, Cù lao phố chẳng thua gì Hội An nhưng Cù lao phố lại không có được một Nguyễn Sự của Hội An.
Cùng anh ngồi uống cafe tại một quán vô cùng quành tá tràng - Nhã Viên quán - với một quần thể với cảnh sắc ba miền được tụ họp nơi đây. Nhà Nam bộ, nhà kiểu Huế, nhà rông Tây Nguyên với rất nhiều cổ vật được chủ nhân kỳ công sưu tập và trưng bày nơi đây.
Sau đó anh hướng dẫn đi tham quan Đình Tân Lân là nơi thờ cúng ông Trần Thượng Xuyên. Ngôi đình rất đặc sắc, đặc biệt tên mái ngói của đình có rất nhiều tượng rất đẹp.
Sau đó 2 anh em cùng nhau đến Phụng Sơn Tự, một ngôi chùa Hoa mà nơi đây từng được làm nhà bảo tàng.
Trên đường đi, anh Nhân cũng giải thích thêm lý do tại sao ngôi chùa này có têm gọi rất thân thương, Chùa ông Tám. Nhưng tên gọi chính thức của chùa là Chùa Đại Phước.
Và cũng được anh giới thiệu Thất phủ cổ miếu hay còn gọi là chùa Ông. Thật ra có thể gọi đây là Điện thì đúng hơn vì ban đầu nơi đây chỉ thờ Quan Công, bây giờ thì thấy có thêm nơi thờ Phật Quan Âm, chắc vì thế mới gọi là chùa.
Và điểm cuối trong hành trình của buổi sáng hôm đó, Bố susu ghé vào ngôi đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh, người có công mở mang bờ cỏi miền đất phía Nam này. Đình mang tên là Đình Bình Kính.
Còn đây là cầu Gành, nơi đây đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc làm rúng động cả nước vào năm 2011.
Cái hồn của Cù lao phố ngày xưa bây giờ ta có thể sẽ không cảm nhận được ngay bằng mắt, vì những cái cổ xưa đó không còn tồn tại nhiều và dày đặc như Hội An. Chỉ còn lại những ngôi đình, những ngôi chùa là còn một chút gì đó của ngày xưa. Tiếc thay, muốn tìm lại cái hồn của những ngày xưa ấy ôi thật khó...
Có thể mình sẽ trở lại đây một lần nữa, một lần nữa để có thể len lõi vào trong từng con đường, thôn xóm... của Cù lao phố để có thể cảm nhận được nhiều hơn.
PS: Tiếc nhất là Bố susu quên chụp với anh Phạm Hoài Nhân một tấm hình cho cuộc gặp ngày hôm đó. Ôi, lại tiếc thay....
Bố susu
08-2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét