Nằm trên đường Ngô Quyền, trên đồi Mai Anh, nhà thờ Domain de Marie còn có tên là nhà thờ Mai Anh vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào. Nhưng bây giờ thì không biết còn hoa anh đào không nhưng nhà thờ thì vẫn mang tên Nhà thờ Mai Anh.
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17. Nhà thờ có sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác.
Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất xứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.
Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc - rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo.
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17. Nhà thờ có sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nhà thờ Mai Anh những năm 1948. Ảnh sưu tầm |
Nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác.
Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất xứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.
Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc - rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo.
Ngước lên nhìn từ những bậc thang, bạn sẽ một hình ảnh tật ấn tượng của nhà thờ. Nó sẽ không lẫn vào đâu được so với các nhà thờ khác.
Bước qua mái vòm này, chúng ta sẽ bước vào lòng nhà thờ.
Gian cung thánh. Kiến trúc mái vòm kiểu nhà rông nên chúng ta sẽ thấy rất thoáng khi đứng trong lòng nhà thờ.
Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3 tầng của Dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong, tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói đỏ càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên. Nhà thờ là một địa điểm du lịch rất đông du khách ghé đến tham quan.
Trong khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên.
Một hành lang cùa tòa nhà phía sau nhà thờ.
Các dãy nhà bao bọc quanh khu vườn đầy hoa, rất thơ mộng và đẹp. Trong ảnh phía bên phải là gác chuông của nhà thờ. Đây là một lỗi trong khi thiết kế, khi đó thiết kế nhà thờ không có tháp chuông nên về sau tháp chuông đã được xây thêm nên nếu để ý ta sẽ thấy không có sự cân đối của kiến trúc.
Tượngng Đức Mẹ ban ơn.
Một địa điểm rất đáng để các du khách ghé tham quan, một điểm rất đặc trưng còn giữ được các hồn của Đà lạt.
Bố susu
10-2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét