NHỮNG TRANH CÃI VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG HOA

Bài dịch của Chu Giang Sơn


Vương Chính(Zheng Wang: 王 正) là một học giả về chính sách công ở trung tâm quốc tế Woodrow Wilson. Ông cũng là phó giáo sư tại John C Whitehead School of Diplomacy and International Relations thuộc Seton Hall University, tiểu bang New Jersey. Ông ấy cũng là nghiên cứu sinh của Jennings Randolph Senior ở viện nghiên cứu hòa bình của Hoa Kỳ và là thành viên của ủy ban quốc gia  về quan hệ Hoa  kỳ  - Trung hoa.


Tập Cận Bình có thể đã tỏa sáng ở hội nghị cấp cao APEC, nhưng Trung hoa vẫn cần phải giải quyết vài vấn đề về chính sách ngoại giao. 

Vừa mới đây, Tổng thống Obama đã hủy bỏ cuộc tham dự hội nghị APEC ở Indonesia, hội nghị Đông Á ở Brunei, và kế hoạch thăm Philippine và Malaysia. Ngược lại, Chủ tịch Trung hoa Tập Cận Bình đã có chuyến thăm thành công đến Indonesia và Malaysia, và tham dự hội nghị APEC. Với  sự vắng mặt của tổng thống Obama, sự hiện diện của Tập Cận Bình ở hội nghị đã trở nên long trọng hơn.

Chuyến đi đến các nước Đông Nam Á là chuyến đi ngoại giao thứ 4 của Tập Cận Bình kể từ khi ông nhậm chức chủ tịch nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa. Cùng trong tháng, ông đã đến thăm Liên bang Nga, Tanzania, Nam phi và Công gô. Trong quá trình dừng thăm Nam Phi, ông có tham dự hội nghị BRICS - Brasil, Rusia, India, China và South of Africa, thành viên 5 nước mới nổi - ở Durban. Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, ông ấy đến Mehico, Costa Rica và Trinidad and Tobago. Và vào phút chót của chuyến đi, ông ấy đã gặp Obama ở California. Sau đó, cuối tháng, ông ấy đến Kazakhstan, Uzebekistan, Kurdistan và Turkmenistan và tham dự hội nghị Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Tổng cộng tất cả các chuyến đi này, Tập Cận Bình đã có 36 ngày ở hải ngoại kể từ tháng 3 năm nay.

Rõ ràng, Tập Cận Bình đã chú ý nhiều đến chính sách ngoại giao, và đã sử dụng một phần đáng kể thời gian của ông ấy cho đối ngoại. Vậy chính sách đối ngoại của Tập là gì, và nó khác với những người tiền nhiệm,  như chủ tịch Hồ Cẩm Đào như thế nào?

Mặc dù các nhà quan sát Trung hoa đã thảo luận các vấn đề này, nhưng có lẽ vẫn là quá sớm để có câu trả lời rõ rang. Trên thực tế, Trung hoa đang ở một ngã rẽ để đưa ra một số quyết định có tính chiến lược quan trọng và  điều chỉnh về chính sách ngoại giao, và có nhiều cuộc tranh cãi nội bộ chủ yếu trên các câu hỏi này. Mặc dù các tranh cãi kiểu này đã xảy ra rồi, chúng vẫn là về vấn đề hiển nhiên. Ngược lại, ngày nay, các  tranh cãi kiểu này không những ảnh hưởng đến các vấn đề cụ thể mà còn là tâm điểm của  nhận định cơ bản, nội dung và bản chất chính là chính sách đối ngoại của Trung hoa. Hiểu được bối cảnh và hậu trường cuộc tranh cãi này là cần thiết để thấu hiểu được những nỗ lực ngoại giao của Tập và bất kỳ một sự điều chỉnh về đối ngoại trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình.

Một điều kỳ lạ, thời gian này, khắp Trung Hoa đã có những tư tưởng khá thay đổi trên các vấn đề đối ngoại quan trọng. Chẳng hạn, một số ít người nhận định rằng Trung hoa sẽ từ bỏ Bắc Triều Tiên trong khi một số khác lại cho rằng Trung hoa sẽ làm gần gũi  hơn mối quan hệ và cung cấp chế độ an ninh tổng hợp,phòng  vệ, thậm chí là cả sự bảo vệ hạt nhân. Một vài dự đoán rằng Trung hoa sẽ giảng hòa và tìm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông, trong khi một số khác vẫn tin tưởng mạnh mẽ rằng Trung hoa sẽ giữ một lập trường quyết đoán hơn về lợi ích quốc gia bao gồm cả việc sử dụng quân sự. Các cuộc tranh cãi về các vấn đề riêng biệt  này thể hiện bởi những quan điểm khác nhau trên vài chủ đề chính hoặc các vấn đề cơ bản mà dẫn dắt chính sách đối ngoại của quốc gia. 

Một trong những tranh cãi chính là có hay không việc Trung hoa sẽ tiếp tục đường lối của Đặng Tiểu Bình, cụm từ “taoguangyanghui”, được diễn nghĩa là”ẩn dấu sức mạnh, chờ thời cơ”.  Đại tướng Hùng Quang Khải, Cựu giám đốc cục tình báo của quân giải phóng Trung quốc, cũng thừa nhận  rằng một sự hiểu chính xác hơn về cụm từ sẽ là” không phô trương  sức mạnh mà sẽ giấu mình dưới thế yếu”.

Một số khác tin tưởng rằng,  Trung hoa sẽ tiếp tục chính sách này, và đồng ý rằng  một thế yếu trong đối ngoại sẽ là mục tiêu sâu hơn của Trung hoa để tập trung phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề nội địa. Tuy nhiên, một số khác cho rằng, đây là lúc Trung hoa từ bỏ đường lối này khi Trung hoa đã là siêu cường toàn cầu, và bởi vậy quốc gia này sẽ tham gia vai trò toàn cầu nhiều hơn. Trung Hoa sẽ không rụt rè sử dụng sức mạnh để theo đuổi và bảo vệ các lợi ích quốc gia của nó. Một vài học giả tham khảo chính sách ngoại giao tích cực của tổng thống V. Putin như là một minh chứng cho chính sách đối ngoại của Trung hoa đi theo.

Một tranh luận  khác là các chuẩn mực và giá trị mà Trung hoa sẽ hướng  đến trong chính sách đối ngoại. Vài học giả Trung hoa chỉ trích chính sách ngoại giao hiện nay của chính phủ là thiếu thực chất và nguyên tắc, chỉ  là chủ nghĩa thực dụng thuần túy về  các vấn đề đối ngoại. Họ đồng ý rằng sự thiếu vắng các chuẩn mực và giá trị sẽ làm cho chính phủ bế tắc trong việc tìm một chính sách ngoại giao. Sự thiếu vắng một giá trị làm định hướng, họ cũng nhận định rằng, chính phũ Trung Hoa sẽ trở lên do dự và bối rối, như là với các trường hợp mùa xuân Arab, Bắc Triều Tiên và trong suốt khủng hoảng ở Syria gần đây.

Với triết lý cộng sản và những nguyên tắc của chiến tranh lạnh, cụ thể là năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình - không còn nhiều thực tế cho chính phủ, Bắc Kinh cần có một nguyên tắc khác, và định hướng cho chính sách ngoại giao. Nội dung của các chuẩn mực và nguyên tắc này sẽ là  rào cản chính cho Trung hoa khi  tham gia vào các vấn đề quốc tế.

Những tranh cãi về nội dung của các chuẩn mực này cũng bao hàm các tranh cãi về việc có hay không Trung hoa sẽ đi theo các chuẩn mực và nguyên tắc của phương Tây hơn là xây dựng một thứ của riêng nó, và có hay không một chuẩn mực và nguyên tắc mà tất cả các quốc gia nên chấp hành. Các cuộc tranh cãi này thể hiện  một khủng hoảng rõ rệt về thể chế và nhà nước Trung hoa. Bắc Kinh vẫn cần thời gian để quen với vị thế siêu cường mới trên toàn cầu của nó và  định hình một chính sách ngoại giao. Nó chưa sẵn sàng để đảm nhiệm một vai trò lớn hơn và chưa rõ ràng cách thứcsử dụng sức mạnh mới của mình. Đó cũng  là lý do tại sao bài nói chuyện về giấc mơ Trung hoa của Tập Cận Bình, hiện thời vẫn được xem  là chủ yếu cho người dân trong nước hơn là cho cộng đồng quốc tế. 

Kể từ khi Tập Cận Bình lên làm nguyên thủ, ông ấy đã nói về chính sách ngoại giao trong một số dịp và các trợ lý ngoại giao của ông ấy cũng đã viết một số bài báo giới thiệu về chính sách ngoại giao mới. Một vài nhà theo dõi Hoa Kỳ cũng đã đồng thuận rằng, thế hệ lãnh đạo mới đã theo một hướng tiếp cận chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn trong chính sách ngoại giao. Mặc dù, dường như là đúng, chính phủ vẫn đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, chính sách ngoại giao của quốc gia vẫn phải được xem xét trên cơ sở các hành động hơn là các phát biểu của nó. Khẩu hiệu và định hướng chung chung không thể thay thế các hành động thực tế. Vì lẽ đó, Bắc Kinh không có được một chính sách tốt trên nhiều vấn đề. Nó cũng không đưa ra một sự giải thích rõ ràng và cụ thể  về định hướng chính sách ngoại giao của chính quyền mới. Và cũng không có một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính phủ đã có những điều chỉnh cụ thể cho các thách thức đối ngoại chính, ví dụ như là các tranh chấp trên biển Đông, sự tranh chấp quyết liệt với Nhật bản trên biển Nhật Bản, hay là các vấn đề về Triều Tiên.

Các tranh cãi gần đây về quan hệ đối ngoại cũng có mối liên hệ gần gũi với các vấn đề chính trị trong nước. Sự trỗi dậy chủ nghĩa dân tộc của Trung hoa, đã tạo ra một bối cảnh mới cho chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình. Bắc Kinh cũng đã phải đương đầu với một tình thế khó xử về chủ nghĩa dân tộc, ấy là, trong khi chủ nghĩa dân tộc là hữu ích để gắn kết nội bộ, thì nó lại cản trở khả năng của Trung hoa để theo đuổi một chính sách ngoại giao thuận lợi.

Một câu hỏi chủ yếu cho Tập Cận Bình là cách nào để duy trì sự cân bằng này giữa nền chính trị trong nước, và các mối quan hệ bên ngoài. Cũng vậy, nhìn lại lịch sử ngoại giao Trung Hoa, sự điều chỉnh các chính sách chủ yếu đều đến  sau khi có  những thay đổi lớn về chính trị. Theo chiều hướng  này, các chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình sẽ trở nên rõ ràng hơn sau phiên họp toàn thể lần thứ ba của Đại hội 18, vào tháng 11/2013 này, khi Đảng Cộng Sản Trung hoa sẽ công bố các quyết định quan trọng về chính sách quốc gia và  phát triển kinh tế cho bốn năm sắp tới. 

Asia Clinic, 18h22 ngày Chúa Nhựt, 20/10/2013
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét