8 nguyên tắc giữ vệ sinh “vùng kín”

Vệ sinh “vùng kín” là điều rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của chị em phụ nữ. Không những giúp ngăn ngừa mùi hôi, việc giữ vệ sinh “vùng kín” còn góp phần ngăn chặn vi khuẩn, tránh gây các bệnh do viêm nhiễm như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tử cung, cổ tử cung...


Để “vùng kín” luôn được sạch sẽ, bạn cần nắm rõ 8 nguyên tắc dưới đây:

Giữ cân bằng pH mà không cần thụt rửa âm đạo

Thụt rửa có thể gây ảnh hưởng đến nồng độ pH của âm đạo, làm giảm độ a-xít và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu “cô bé” có mùi khó chịu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành dùng ống thụt rửa âm đạo (nhưng biện pháp này không giải quyết nguyên nhân gây mùi một cách triệt để). Tránh dùng xà phòng hoặc nước rửa quá mạnh để vệ sinh âm hộ hoặc bên trong âm đạo vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ cân bằng pH khỏe mạnh.

Ăn sữa chua giúp phụ nữ tránh viêm nhiễm vùng kín

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng cũng giúp bảo vệ sức khỏe “vùng tam giác" và sức khỏe sinh sản. Một số loại thực phẩm như nước ép nam việt quất và sữa chua có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm nấm âm đạo. Ăn các thực phẩm từ đậu sẽ giúp chữa khô “vùng kín”.

Quan hệ tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, mụn cóc sinh dục và Chlamydia…

Khám phụ khoa để được chăm sóc dự phòng

Khám phụ khoa đều đặn là bước quan trọng để giữ vệ sinh âm đạo. Phụ nữ nên khám phụ khoa lần đầu tiên trước tuổi 21 hoặc trong vòng 3 năm sau khi bắt đầu quan hệ tình dục. Khám phụ khoa sẽ giúp chẩn đoán các bệnh và các rối loạn gây hại cho âm đạo hoặc hệ thống sinh sản. Ngoài ra, xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung (Pap Smear) cũng giúp phát hiện những thay đổi trong âm đạo có thể là dấu hiệu của ung thư.

Điều trị khi xuất hiện nhiễm trùng

Ba loại nhiễm trùng âm đạo phổ biến là nhiễm nấm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo và viêm âm đạo do nấm trichomoniasis. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến tình trạng đau đớn, khó chịu và các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản. Vì vậy, khi phát hiện “chỗ ấy” bị nhiễm trùng, tốt nhất bạn cần tiến hành điều trị sớm.
Mặc đồ lót sạch sẽ, khô thoáng là nguyên tắc bảo vệ "cô bé"

Sử dụng vừa đủ chất bôi trơn, không dùng sáp mỡ Petroleum Jelly

Chất bôi trơn là một phần quan trọng trong khi quan hệ tình dục. Trong trường hợp chất bôi trơn tự nhiên không được sản sinh đủ, phụ nữ nên dùng chất bôi trơn nhân tạo để giảm ma sát và kích thích. Tránh dùng Petroleum Jelly (như Vaseline) và các sản phẩm từ dầu khác vì chúng có thể khiến mủ trong bao cao su bị vỡ ra và gây nhiễm trùng.

Lựa chọn chất liệu trang phục khô thoáng

Hạn chế mặc quần áo bó sát, chọn quần lót bằng chất liệu vải cotton và thay 2 lần mỗi ngày để giữ “vùng kín” sạch sẽ, không có mùi.

Tập thói quen vệ sinh sạch sẽ

Sau khi đi đại tiện, hãy dùng giấy lau từ trước về sau để tránh nhiễm khuẩn âm đạo, giảm nguy cơ nhiễm trùng bàng quang. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt. Không dùng băng vệ sinh khi không có kinh vì tạo môi trường bức bí gây nhiễm trùng âm đạo.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét