Một ngày cuối xuân năm 1972, cô giáo Nguyễn Thị Sáu, trong trẻo, hồn nhiên trong tà áo dài trắng đến Sở học Chánh ở đường Yên Bái để xin thuyên chuyển nhiệm sở. Chiến sự ngày càng ác liệt, chồng đi lính, hai đứa con nhỏ, đi dạy xa, cô không an tâm chút nào.
Cô ngập ngừng trước cổng toà nhà cổ kính, nhưng rồi cũng mạnh dạn bước vào, đến phòng nhân sự. Thật chẳng may mắn cho cô vì cũng như lần trước, trưởng phòng nhân sự cho cô biết chưa có phúc đáp gì của Sở về việc xin thuyên chuyển của cô. Cô tần ngần bước ra hàng hiên, buồn bã chưa muốn về. Đúng lúc ấy, một người đàn ông trung niên nhìn cô và hỏi:
- Cô tới đây có việc chi?
- Dạ thưa thầy, em tới xin chuyển nhiệm sở. Em dạy ở xã Hoà Long, Hoà Vang đã hai năm rồi, em muốn xin về Đà Nẵng. Nhưng Sở chưa tìm được trường nào chịu nhận em.
- Cô muốn về trường tôi không? Ông hỏi cô với một nụ cười.
- Dạ thưa thầy, là trường nào?
- Trường Trung học Đông Giang. Trường tôi đang cần nhân viên.
- Nhưng thưa thầy, em là cô giáo dạy tiểu học.
- Có hề chi. Tôi đang tìm một nhân viên văn phòng nhưng hổm rày Sở cũng chưa tìm được người.
Một thoáng phân vân trong lòng cô. Vậy là cô sẽ xa bảng đen, phấn trắng, xa đàn trò nhỏ thơ ngây ư? Nhưng rồi nghĩ đến con, cô mạnh dạn:
- Dạ, em làm gì cũng được, miễn là được ở thành phố.
Người đàn ông - chính là thầy hiệu trưởng Lâm Sĩ Hồng của Trường Trung học Đông Giang - đưa cô đến phòng Giám đốc, rồi phòng nhân sự và các thủ tục thuyên chuyển được tiến hành ngay.
Cô ngập ngừng trước cổng toà nhà cổ kính, nhưng rồi cũng mạnh dạn bước vào, đến phòng nhân sự. Thật chẳng may mắn cho cô vì cũng như lần trước, trưởng phòng nhân sự cho cô biết chưa có phúc đáp gì của Sở về việc xin thuyên chuyển của cô. Cô tần ngần bước ra hàng hiên, buồn bã chưa muốn về. Đúng lúc ấy, một người đàn ông trung niên nhìn cô và hỏi:
- Cô tới đây có việc chi?
- Dạ thưa thầy, em tới xin chuyển nhiệm sở. Em dạy ở xã Hoà Long, Hoà Vang đã hai năm rồi, em muốn xin về Đà Nẵng. Nhưng Sở chưa tìm được trường nào chịu nhận em.
- Cô muốn về trường tôi không? Ông hỏi cô với một nụ cười.
- Dạ thưa thầy, là trường nào?
- Trường Trung học Đông Giang. Trường tôi đang cần nhân viên.
- Nhưng thưa thầy, em là cô giáo dạy tiểu học.
- Có hề chi. Tôi đang tìm một nhân viên văn phòng nhưng hổm rày Sở cũng chưa tìm được người.
Một thoáng phân vân trong lòng cô. Vậy là cô sẽ xa bảng đen, phấn trắng, xa đàn trò nhỏ thơ ngây ư? Nhưng rồi nghĩ đến con, cô mạnh dạn:
- Dạ, em làm gì cũng được, miễn là được ở thành phố.
Người đàn ông - chính là thầy hiệu trưởng Lâm Sĩ Hồng của Trường Trung học Đông Giang - đưa cô đến phòng Giám đốc, rồi phòng nhân sự và các thủ tục thuyên chuyển được tiến hành ngay.
Vậy là từ một cô giáo trường làng, chị Nguyễn Thị Sáu , lúc ấy mới hai mươi bốn tuổi, trở thành nhân viên của trường Trung học Đông Giang, sau này là Trường PTTH Hoàng Hoa Thám, gắn bó với ngôi trường ba mươi hai năm.
Sau ngày về hưu, chị tham gia các hoạt động từ thiện với nhóm ACE Thiện Văn. Từ những huyện, những xã vùng cao của Quảng Nam, Đà Nẵng như Đại Lãnh, Đại Cường, Hoà Bắc, ChaVaL, Đông Giang, Tây Giang... cho đến những vùng sâu nghèo khó của Quảng Ngãi, Kon Tum như Sơn Cao, Sơn Tịnh, Măng Đen, Măng Cành, ... nhiều nơi đã in dấu chân chị. Nụ cười hiền hậu của chị đã làm ấm lòng bao con người cơ cực, cùng khốn... Năm 2013, bị tai biến do có tiền sử cao huyết áp, chị không còn theo nhóm Thiện Văn đi đến những nơi xa xôi nhưng vẫn ủng hộ chồng - anh Lê Đình Ba - trong công tác từ thiện. Nhà chị là nơi tập trung hàng hoá, quần áo ấm. Chị nhận hàng, cùng anh chị em phân loại áo quần, đóng gói các phần quà, đến bệnh viện thăm hỏi, động viên các bệnh nhân được ACE hỗ trợ mổ tim, chữa bệnh.
Năm 2014, chị đột ngột qua đời, để lại bao niềm thương tiếc cho gia đình và bè bạn. Từ gợi ý của anh Huỳnh Bá Giả, một thân hữu của ACE Thiện Văn, gia đình đã quyết định đem khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của chị là 100 triệu đồng nhận được từ công ty bảo hiểm Prudensal gởi ngân hàng và lấy tiền lãi từ đó để làm PHẦN THƯỞNG NGUYỄN THỊ SÁU ngay tại trường PTTH Hoàng Hoa Thám, trước đây là trường trung học Đông Giang, nơi chị đã làm việc suốt hơn ba mươi năm, từ khi còn là một cô giáo trẻ cho đến ngày nghỉ hưu.
Sau ngày về hưu, chị tham gia các hoạt động từ thiện với nhóm ACE Thiện Văn. Từ những huyện, những xã vùng cao của Quảng Nam, Đà Nẵng như Đại Lãnh, Đại Cường, Hoà Bắc, ChaVaL, Đông Giang, Tây Giang... cho đến những vùng sâu nghèo khó của Quảng Ngãi, Kon Tum như Sơn Cao, Sơn Tịnh, Măng Đen, Măng Cành, ... nhiều nơi đã in dấu chân chị. Nụ cười hiền hậu của chị đã làm ấm lòng bao con người cơ cực, cùng khốn... Năm 2013, bị tai biến do có tiền sử cao huyết áp, chị không còn theo nhóm Thiện Văn đi đến những nơi xa xôi nhưng vẫn ủng hộ chồng - anh Lê Đình Ba - trong công tác từ thiện. Nhà chị là nơi tập trung hàng hoá, quần áo ấm. Chị nhận hàng, cùng anh chị em phân loại áo quần, đóng gói các phần quà, đến bệnh viện thăm hỏi, động viên các bệnh nhân được ACE hỗ trợ mổ tim, chữa bệnh.
Năm 2014, chị đột ngột qua đời, để lại bao niềm thương tiếc cho gia đình và bè bạn. Từ gợi ý của anh Huỳnh Bá Giả, một thân hữu của ACE Thiện Văn, gia đình đã quyết định đem khoản tiền bảo hiểm nhân thọ của chị là 100 triệu đồng nhận được từ công ty bảo hiểm Prudensal gởi ngân hàng và lấy tiền lãi từ đó để làm PHẦN THƯỞNG NGUYỄN THỊ SÁU ngay tại trường PTTH Hoàng Hoa Thám, trước đây là trường trung học Đông Giang, nơi chị đã làm việc suốt hơn ba mươi năm, từ khi còn là một cô giáo trẻ cho đến ngày nghỉ hưu.
Thay mặt gia đình, anh Lê Đình Ba đã ký biên bản thoả thuận với nhà trường các điều sau:
1. Tặng phần thưởng cho học sinh trường Hoàng Hoa Thám lấy tên là phần thưởng NGUYỄN THỊ SÁU
2. Giá trị phần thưởng ít nhất là 10 triệu đồng trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm học 2014-2015.
3. Số tiền trên được chia làm ba phần thưởng dành cho học sinh lớp 12 hoặc các lớp khác nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc. Phần thưởng cho học sinh xuất sắc nhất là 5 triệu đồng, cho học sinh xuất sắc thứ hai là 3 triệu đồng, cho học sinh xuất sắc thứ ba là 2 triệu đồng.
4. Nhà trường có nhiệm vụ xét chọn học sinh xuất sắc, cung cấp đầy đủ các thông tin cho gia đình và thông báo ngày phát thưởng để đại diện gia đình đến trao.
1. Tặng phần thưởng cho học sinh trường Hoàng Hoa Thám lấy tên là phần thưởng NGUYỄN THỊ SÁU
2. Giá trị phần thưởng ít nhất là 10 triệu đồng trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm học 2014-2015.
3. Số tiền trên được chia làm ba phần thưởng dành cho học sinh lớp 12 hoặc các lớp khác nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc. Phần thưởng cho học sinh xuất sắc nhất là 5 triệu đồng, cho học sinh xuất sắc thứ hai là 3 triệu đồng, cho học sinh xuất sắc thứ ba là 2 triệu đồng.
4. Nhà trường có nhiệm vụ xét chọn học sinh xuất sắc, cung cấp đầy đủ các thông tin cho gia đình và thông báo ngày phát thưởng để đại diện gia đình đến trao.
Ngay sau khi quyết định làm việc này, quỹ phần thưởng NGUYỄN THỊ SÁU đã được anh Huỳnh Bá Giả (USA) ủng hộ 5 triệu đồng.
Xin chân thành cảm ơn anh Huỳnh Bá Giả.
ACE Thiện Văn mong mỏi quỹ phần thưởng NGUYỄN THỊ SÁU nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, các cựu giáo chức, cựu học sinh của trường Trung học Đông Giang, nay là Trường Trung học Hoàng Hoa Thám để nghĩa cử đẹp của gia đình chị Sáu được duy trì dài lâu.
Xin chân thành cảm ơn anh Huỳnh Bá Giả.
ACE Thiện Văn mong mỏi quỹ phần thưởng NGUYỄN THỊ SÁU nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, các cựu giáo chức, cựu học sinh của trường Trung học Đông Giang, nay là Trường Trung học Hoàng Hoa Thám để nghĩa cử đẹp của gia đình chị Sáu được duy trì dài lâu.
KIM HƯƠNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét