TÁC GIẢ NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LÒNG

 

       Ông tên thật là Trần Huệ Sĩ, bút danh là Trần Huiền Ân, chúng tôi thường gọi Ông bằng thầy vì Người xưa có câu  “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, na chữ cũng là thầy) trong khi hồi  tiểu học dưới nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa  chúng tôi đã học thuộc lòng nhiều bài thơ về tình yêu quê hương đất nước của Ông trong sách giáo khoa như bài  “ Chuyến Đi Dài”, “ Quê Em”, “ Thuyền Giấy”…mà cho đến bây chừ những bài Thơ đó đi theo suốt cuộc đời của các anh chị cựu học sinh,  như chị Nguyễn Thị Hải Hà ( Hoa Kỳ) : “Tôi không nhớ tôi bắt đầu được tiếp xúc với thơ từ lúc nào. Có lẽ từ khi tôi nghe những câu hò điệu hát ru em. Vào tiểu học tôi thích những bài thuộc lòng vì đó là những câu thơ có vần và giàu âm điệu. Bài học thuộc lòng tôi học từ năm lớp Ba đến giờ này tôi vẫn còn nhớ nguyên bài bắt đầu với những câu:
.
Khi khôn lớn rộng đường ra hải ngoại
Nếu có người muốn biết rõ quê em
Mở bản đồ em sẽ chỉ người xem
Đây nước Việt bốn ngàn năm yêu quí …( Bài QUÊ EM- Trần Huiền Ân)
(Trích trong Đọc Thơ Tình Miền Nam 1975 Gió o tuyển chọn )

     Hay anh Nguyễn Đăng Khoa ( Nha Trang) nói về bài Chuyến Đi Dài: “  Một tuyệt phẩm, viết bởi Nhà văn, Nhà thơ, Nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian người Phú Yên – Trần Huiền Ân – với tựa “Chuyến Đi Dài” mà trong nhiều năm theo đuổi, tìm hiểu tôi mới biết được chính xác tác giả. Theo thầy Trần Huiền Ân, bài thơ Chuyến Đi Dài viết năm 1960, được đăng trên Tuần báo Tuổi Xanh, năm 1961 đăng trên “Việt Ngữ Tân Thư, lớp Nhất” (hay Quốc Văn Toàn Thư…) – sách học thuộc lòng cho các cựu học sinh tiểu học trước 1975 – do Nhà Xuất bản Sống Mới phát hành. Đó chính là bài thứ 3. Và bài thơ chỉ in đến câu “Liền một dải… và chuyến đi lại tiếp”.
     Hãy cùng đọc thật chậm qua bài thơ khá dài để biết thêm tài hoa của ông khi viết về non nước Việt, như một chuyến lữ hành, dạo chơi qua từng góc phố, tỉnh thành, gom hết những cái tiêu biểu nhất của mỗi vùng miền, gói gọn trong những con chữ dịu dàng và tinh tế như thế nào!...”


   Tuy nhiên không phải làm thơ là được bình yên, hôm gặp nhau Thầy  tâm sự với chúng tôi, năm 2007 Thầy đã bị Ban Tuyên Giáo Phú Yên mời lên “ làm khó” với bài thơ BÀI HÁT NGÀY VỀ mà Nhà văn Trần Nhã Thụy có lần đã nhắc đến chuyện nầy  trong  nhavantphcm.com.vn với cái tựa  “Làm thơ cũng là một nghề nguy hiểm”

    Thầy không thích bạn bè gọi Thầy là Nhà thơ, sau khi chia tay Thầy ra về, trong men say chúng tôi nghĩ miên man, không biết các Nhà thơ, Nhà văn ở xứ người có tài, có giỏi không nhưng chẳng thấy ai giới thiệu : Nhà Thơ- Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Quang…, hay Nhà Thơ - Thiếu tướng …
     Và trong các Hội đó có bao nhiêu người đã “ ngồi nhầm lớp”…

 TN K6


Thầy Trần Huiền Ân
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét