ĐAU LÒNG VỚI CÁCH LÀM VĂN HÓA ĂN CHIA

Bài đọc liên quan:

Tết âm lịch năm 2013, tôi trở lại Cambodia sau 22 năm xa vắng. Một sự thay đổi từ kinh tế, đến chính trị. Nhưng đặc biệt là văn hóa sống của người dân Cambodia hơn hẳn Việt Nam là điều làm tôi bất ngờ nhất. 

Cách đây 24 năm - 1990 - tôi đã từng đến Cambodia trong nhiều tháng. Văn hóa sống tàn ác sau nạn diệt chủng của Pol Pot để lại, không khác gì một xã hội của những kẻ giết người man rợ. Bạn đi chợ Olympic, giữa ban ngày ban mặt, bạn có thể bị kẻ cướp rút súng bắn chết chỉ vì một vòng vàng đeo trên tay. Đêm ngủ, bất kỳ người dân nào cũng có súng phòng thân ở trong nhà. Tại thủ đô Phnompenh, sau 20h ra đường hầu như không ai dám. Một cuộc ẩu đả đơn giản ở làng xóm láng giềng có thể xử nhau bằng búa, bằng súng.

Nhưng hôm nay thì khác hẳn, người dân Cambodia rất hiền hòa, và thật thà chất phát, như nông dân Nam bộ. 

Đến khu du lịch Angkor, tôi mới biết khu này được một nhà đầu tư tư nhân thuê lại chính phủ Cambodia mỗi năm 20 triệu đô la Mỹ, để làm du lịch và trùng tu lại những gì toàn khu di tích kỳ quan thế giới đã bị chiến tranh, và chính phủ Pol Pot tàn phá.

Ông Sok Koong - ông chủ tịch tập đoàn Sok Kong, có 30% cổ đông BV Chợ Rẫy Phnompenh - là người bao thầu khu du lịch này. Rồi cũng có dịp tiếp cận với ông, trong một lần tham quan bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh trong tháng 3/2014 vừa qua, tôi mới biết, chỉ 3 tháng làm du lịch khu Angkor, ông đủ để trả tiền thuê 20 triệu đô la. Hai tháng để trả lương nhân viên phục vụ khu du lịch. Bảy tháng còn lại là ông dành tiền lãi cho việc trùng tu di tích. Một bài toán rất đơn giản của một tầm nhìn của một doanh nhân tầm cỡ thế giới.

Bình minh trên quần thể kiến trúc Angkor

Tàn tích chiến tranh trên Angkor Thum

Dấu ấn thời gian trên Angkor Vat

Đền Beyon ở Angkor Thum trong quần thể cung điện Angkor thuộc cố đô Xiêm Riệp của Đế Chế Cambodia

Nhưng không đơn giản thế, trước khi thực sự bắt tay vào làm du lịch Angkor, ông Sok Koong phải bỏ tiền đi tham quan, học hỏi về du lịch, và bảo tàng văn hóa sử của các quốc gia tiên tiến. Ông đúc kết một kết luận về du lịch của Hoa Kỳ là, làm du lịch cho di tích lịch sử là không làm gì cả. Hãy cứ để nó nguyên trạng những gì do thời gian, và chiến tranh gây ra để cho người du lịch hiểu rõ những gì họ cần hiểu. Những di tích còn nguyên sơ thì cố mà giữ để giảm tối thiểu sự tàn phá vì thời gian. Và chính đó là, sự thành công của Sok Koong trong việc gìn giữ văn hóa Angkor vẫn là kỳ quan nhân tạo thứ 7 của thế giới đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá.

Sau này thân thiện hơn, tôi mới biết ông Sok Koong là người Việt có quê Sóc Trăng. Tôi nói, sao ông không về giúp quê hương? Ông bảo, ngay cả thiên tài Bill Gates, mà chỉ thăm Việt Nam một lần, rồi không dám quay lại, thì tài hèn sức mọn như tôi làm sao dám quay về, ông bác sỹ? Anh em cùng cười của cái cười đắng lòng cho tổ quốc.

Nói về cái nhân hậu và hiền hòa của người dân Cambodia được trả lại, sau sự tàn ác của chiến tranh, và cộng sản Pol Pot gây ra, chúng ta phải kể đến công lao của cố Thái thượng Hoàng Norodom Sihanouk. Sau 13 năm lưu vong - 1978 - 1991 - ông trở về, việc đầu tiên là phục dựng Phật giáo là quốc giáo, để gìn giữ nền tảng đạo đức dân tộc, và giường mối để quản trị quốc gia. Điều này đã giúp cho người dân trở lại bình tâm, sống với chân thiện mỹ.

Ngược lại, ở Việt Nam cũng phục dựng đạo Phật chỉ để buôn thần bán thánh làm hủy hoại văn hóa dân tộc. Càng sai lầm hơn nữa là, làm văn hóa di tích lịch sử ở Việt Nam là chế tác theo kiểu mẫu đền đài Trung Cộng, chứ không phải phục dựng lại di tích như nguyên bản của Việt Nam.

Ngày 02 tháng Mười năm 2010, bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO, tại buổi lễ khai mạc đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, sau hơn 6 năm trùng tu, phục dựng. 

Theo nghiên cứu, khảo sát của Unesco thì sau khi được công nhận là di sản thế giới, trung bình mỗi di sản sẽ đem về khoản thu 500 triệu USD/năm. Khoản tiền này tương đương với 10.000 tỷ đồng bằng 1/8 tổng thu ngân sách của Hà Nội.

Khu vực phục dựng Hoàng thành Thăng Long sau 4 năm phục dựng tốn bao nhiêu tiền của dân, và gây cơn bão lạm phát đến gần 30%/năm trong 2 năm 2010 và 2011, giờ là bãi rác sinh hoạt, chứa nước xả ra từ dân sinh hoạt, và nước mưa, với những bờ kè bê tông trơ sắt và đổ nát.


Sau 4 năm phục dựng, Hoàng thành Thăng Long chỉ còn là những ao nước đọng, và bãi rác, nước thải sinh hoạt.

Cái dự án 1000 Thăng Long Hà Nội không biết tốn kém bao nhiêu trăm ngàn tỷ, nhưng nó đã làm ra cơn bão lạm phát trong 2 năm 2010 - 2011, và góp phần không nhỏ đến suy sụp kinh tế, chính trị, văn hóa, v.v... Hôm nay, thì đài truyền hình Việt Nam đưa tin, chúng chỉ còn là những ao hồ của nước mưa và rác người dân xả xuống.

Hai câu chuyện làm văn hóa và du lịch lịch sử của hai quốc gia láng giềng, mà ngày nào Việt Nam là đàn anh đi chở che cho Cambodia thoát nạn diệt chủng, nhưng hôm nay, giáo dục Việt Nam cũng thua Cambodia, còn kinh tế thì Cambodia đang vượt mặt.

Sự khác nhau giữa 2 cách làm văn hóa, và di tích lịch sử của hai xã hội đa nguyên tản quyền vì quốc gia có văn hóa, và đơn nguyên tập quyền để ăn chia vô văn hóa - cũng như sự tàn phá của cộng sản Pol Pot và sự ăn chia của cộng sản ở Việt Nam - nó nói lên hết bản chất của vấn để thể chế chính trị thói nát ở Việt Nam cần phải thay đổi. Nếu không, sẽ không lâu, bản đồ Việt Nam có thể sẽ không còn trên quả địa cầu, khi Trung Cộng thực hiện chiến sách vết dầu loang.

Asia Clinic, 17h01' ngày thứ Tư, 30/7/2014
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét