ĐÔNG TÂY TOUR

Saigon đang đổi thay từng ngày, từng giờ. Những công trình lớn đang được hối hả xây dựng để Saigon luôn là một đầu tàu kinh tế của cả nước và luôn xứng với danh hiệu ngày xưa mà vùng đất này từng có "Saigon - Hòn ngọc viễn đông".

Hai công trình lớn đã được hoàn thành và góp phần vào việc thay đổi bộ mặt giao thông của thành phố đó là Đại lộ Đông Tây và Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Hai tuyến đường này góp phần rất lớn vào việc đáp ứng nhu cầu lưu thông và cảnh quan cho thành phố.
Từ ngày hoàn thành 2 công trình này, Bố susu vẫn chưa lần nào đi trọn vẹn 2 tuyến đường này và trong một ngày hơi mát mẻ của những ngày nóng quyết định đi từ Đông sang Tây và sẽ về từ Tây qua Đông.


Bắt đầu chuyến đi ngắn này là hình ảnh quen thuộc của bến Bạch Đằng, bây giờ bến Bạch Đằng đã thoáng mát hơn xưa rất nhiều.
Cột cờ thủ ngữ, nếu lên cầu Khánh Hội chúng ta sẽ qua quận 4.
Cầu Mống bất hủ.
Đại lộ Đông Tây được đặt tên lại thành Đại lộ Mai Chí Thọ (phía quận 2) và Đại lộ Võ Văn Kiệt (từ quận 1 đến Bình Chánh). Đại lộ Đông Tây, con đường được cho là đẹp và hiện đại nhất TP HCM kéo dài từ ngã 3 Cát Lái (quận 2) đến điểm giao cắt quốc lộ 1A với cao tốc TP HCM - Trung Lương. Chiều dài toàn tuyến là 21,89 km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây, và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố.
Rất nhiều chung cư, cao ốc được xây dựng trên toàn tuyến. Đây là một cụm chung cư phía bên quận 4.
Con đường được trồng cây xanh toàn tuyến, sau này sẽ còn đẹp hơn nữa.

Hình như đây là kênh Nước lên thì phải.
Cơ sở hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện, các chung cư đã xuất hiện ngày càng nhiều tên tuyến đường này.


Đây là điểm cuối của tuyến Đại lộ Đông tây, nếu rẽ phải chúng ta sẽ đi theo Quốc lộ 1 về An Sương.
Lên cầu vượt theo đường dẫn và đi thêm khoảng 2km chúng ta sẽ bắt đầu trở về với tuyến đường Đại lộ Nguyễn Văn Linh.
Bắt đầu vào Đại lộ Nguyễn Văn Linh.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh trở thành huyết mạch giao thông nối liền phía Tây (quốc lộ 1A và đường cao tốc TPHCM đi Trung Lương) với phía Đông (cầu Phú Mỹ vượt sông Sài Gòn sang quận 2 đi các tỉnh miền Đông)
Đại lộ Nguyễn Văn Linh có 10 làn xe, rộng 120m, dài 17,8km. Để vượt qua một vùng địa hình có nhiều sông lạch, đại lộ có nhiều cây cầu mà tổng chiều dài của chúng là 3.146m.Có tất cả 10 cây cầu trên tuyến đường này và có 3 cầu được xây dựng theo kiểu vòm bê tông cốt thép là cầu Cần Giuộc, Xóm Củi và Ông Lớn.
Trên tuyến đường này có chợ đầu mối Bình Điền mới được đi dời về đây. Đây là chợ đầu mối lớn nhất trong khu vực. Chợ hoạt động chủ yếu từ 19g đến 5g ngày hôm sau.
Vào khu chợ mới biết nó rộng đến mức nào và vào đây mà bắt đi bộ thì chỉ có nhừ chân. Phải nói là rất rất rộng.
Hiếm hoi lắm mới thấy được một xe chở cá trê đang xuống hàng.
Vì là buổi trưa nên tất cả đều đóng cửa, các vật dụng đều đã được dôn dẹp chờ buổi chợ tối.
Chợ cũng sát mé sông ên cũng có nơi lên xuống hàng cho các ghe thuyền từ miền tây lên.
Ra khỏi chợ chúng tôi lại tiếp tục trở về. Đi qua một cầu dáng vòm.
Bên đường phía huyện Bình Chánh là các ao nuôi cá...
Bên trái là các dãy chung cư
các ao cá nơi đây cũng thu hút rất nhiều cần thủ đến câu cá.
Một trại cung cấp cá giống.
Một ao sen ven đường.
Hàng cây xanh chạy suốt tuyến đường.
Qua một cây cầu dáng vòm nữa.
Phía xa xa là các khu dân cư đã được xây dựng.
Một khu đô thị ven sông.
Nếu đi thẳng chúng ta sẽ đi qua khu Phú Mỹ Hưng lộng lẫy, khu vực rất hiện đại mới được xây dựng và phát triển sau này. Bây giờ Phú Mỹ Hưng chỉ toàn địa gia và người có nhiều tiền ở thôi.
Chúng tôi quyết định không đi thẳng mà rẽ phải theo đường Nguyễn Hữu Thọ để về trung tâm Saigon.
Đi ngang qua trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Một khu căn hộ cao cấp ở trên tuyến đường này.
Đói cái bụng rồi, phải kiếm gì bỏ bụng thôi. Thế là ghé vào quán phá lấu cô Nở bên quận 4 làm vài chén mới được. Công nhận phá lấu ở đây vẫn ngon và đông như ngày nào.
No nê lại lên đường trở về nhà. Đứng trên cầu Calmette nhìn ra phía cầu Mống.
Soi bóng trên cầu.
Cầu Mống nối liền quận 1 và quận 4 một chứng tích gắn liền với vùng đất Saigon này.
Bố susu và đồng bọn thực hiện chuyến đi từ Đông sang Tây và trở về theo cung đường từ Tây sang Đông này trong tháng 8 - 2014.
Hình ảnh trong chuyến đi được thực hiện chủ yếu bằng điện thoại.

Bố susu
08-2014
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét