Bài 65
Hoàng Hạc lâu
黃鶴樓 | Hoàng Hạc lâu |
何處神仙經幾時, | Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì |
猶留仙跡此江湄? | Do lưu tiên tích thử giang mi ? |
今來古往爐生夢, | Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng 1 |
鶴去樓空崔顥詩。 | Hạc khứ lâu không 2 Thôi Hạo 3 thi |
檻外煙波終渺渺, | Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu |
眼中草樹尚依依。 | Nhãn trung thảo thụ thượng y y |
衷情無限朋誰訴, | Trung tình vô hạn bằng thùy tố |
明月清風也不知。 | Minh nguyệt thanh phong dã bất tri |
Dịch nghĩa: Lầu Hoàng Hạc
Thần tiên ở đâu mấy lần qua đây
Dấu tích của tiên còn để lại trên bờ sông này
Nay đến xưa đi như giấc mộng của chảng họ Lư
Hạc mất lầu không còn trong thơ Thôi Hạo
Ngoài lan can khói sóng mênh mang cả
Trong mắt cỏ cây vẫn xanh mịn màng
Biết nói cùng ai mối tình này
Trăn thanh gió mát có biết gì đâu.
Dịch thơ: Lầu Hoàng Hạc
Thần tiên mấy độ đã qua đây
Tiên tích còn lưu ở chốn này
Nay đến mai đi Lư mộng thoảng
Hạc bay lầu vắng ý thơ hay
Ngoài song khói sóng mênh mang khắp
Trong mắt có cây biếc biếc dày
Biết ngỏ cùng ai tâm sự nhỉ
Trăng trong gió mát hiểu chi vầy ?
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)
Chú thích:
*Hoàng Hạc lâu: lầu Hoàng hạc ở Võ Xương, thuộc thị trấn Võ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tương truyền Phí Huy Văn khi lên tiên từng cưỡi hạc vàng đỗ ở đây.
*Hoàng Hạc lâu: lầu Hoàng hạc ở Võ Xương, thuộc thị trấn Võ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tương truyền Phí Huy Văn khi lên tiên từng cưỡi hạc vàng đỗ ở đây.
1. Mộng chàng Lư. Lấy tích từ một chuyện ngắn đời Đường kể chuyện Lư sinh thi hỏng, nghỉ trọ ở Hàn Đan, gặp đạo sĩ cho mượn cái gối để nằm ngủ. Lúc bấy giờ chủ quán đang nấu nồi kê, Lư sinh nằm ngủ thấy mình lấy con gái họ Thôi, rồi đỗ tiến sĩ, bao lần thăng quan tiến chức, cuối cùng làm đến tể tướng, hưởng đủ mọi vinh hoa phú quý trên đời, nhưng đến khi tỉnh dậy nồi kê vẫn chưa chín.
2. Hạc bay lầu trống. Lấy ý trong hai câu thơ của Thôi Hiệu:
Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ.
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu.
(Tản Đà dịch:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu.
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.)
Thử địa không dư Hoàng hạc lâu.
(Tản Đà dịch:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu.
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.)
3. Hay Thôi Hiệu (701-754) nhà thơ đời Đường, người Biện Châu tỉnh Hà Nam nổi tiếng vì bài đề Hoàng Hạc Lâu.
16/7/2014
Đỗ Đình Tuân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét