Bài đọc liên quan:
Nguồn bức thư gốc tại Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ: National Archives
Cách chơi khăm của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với các nguyên thủ quốc gia không cùng chí hướng rất cay độc và trí tuệ mà không thể chối cãi được, vì họ luôn ở thế chiếu trên, không cần phải cầu cạnh những đối tác khó tin cậy. Chúng ta lược qua lịch sử và ý nghĩa của những việc tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng này, để tìm ra cách nhìn khách quan trong các động tác ngoại giao.
Như lần ông Bush con đến Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ, ông nói hai vấn đề bạch hóa mà dân Việt ít ai biết được. Thứ nhất là, có người than phiến tiền kiều hối từ Hoa Kỳ cứ gửi về Việt Nam qua khúc ruột ngàn dặm là một yếu tố giúp chế độ độc tài ở Việt Nam tồn tại. Ông Bush con trả lời rất đơn giản và trí tuệ rằng, tiền của ta rồi nó sẽ lại về ta thôi, lo gì? Thứ hai là, ông lộ bí mật về con gái của thủ tướng đương nhiệm sẽ là dâu của nước Mỹ.
Lần này tại cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng, cuối buổi họp báo của hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam, ông Obama đã tiết lộ món quà "qúy báu" mà chủ tịch nước Việt Nam gửi tặng cho ông là lá thư của cụ Hồ gửi cho Tổng thống Truman ngày 28/02/1946, với tư cách chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng ông Truman bỏ lá thư này vào thư viện lưu trữ mà không trả lời. Lý do là, tháng 7/1945 lúc đó Hoa Kỳ chưa xác định được cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc, nên họ đưa nhóm OSS - Office of Strategic Services - tiền thân CIA sang đào tạo quân đội cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong đó có viện trợ 200 ngàn đô la Mỹ. Nhưng đến ngày 02/9/1945 khi người Mỹ thấy cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập chính là Nguyễn Ái Quốc, và là người của Quốc tế Cộng sản 3, có nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống toàn khu vực Đông Nam Á. Nên họ đã làm ngơ và, vì thế mới có hiệp định Genève 1954, và chia đôi đất nước, rồi nội chiến 20 năm.
Thiên hạ đang bàn nhau cái động tác chủ tịch Trương đưa lá thư của cụ Hồ cho Tổng thống Obama để có mục đích gì? Tôi xin phân tích về cả 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan để rõ vấn đề. Vấn đề là tại sao giờ này mới đưa lá thư này mà trước nay không đưa? Đó là mấu chốt của vấn đề.
Có 5 yếu tố chủ quan từ Việt Nam
Thứ nhất là, sau 30/4/1975 với phong trào tự sướng của cộng sản toàn cầu, nó đã làm mụ mỵ não trạng cộng sản trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam đã cho rằng tư bản giãy chết, nên không có lý do gì phải cầu viện như cụ Hồ đã chân thành tha thiết cầu viện ông TT Truman.
Thứ hai là, đến 1990 khi cái nôi cộng sản sụp đổ, cộng sản Việt Nam cũng với não trạng như trên của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, ông còn muốn nắm đầu cộng sản toàn thế giới trong chuyến đi tháng 10/1989 sang Đông Đức để họp, hòng kêu gọi cộng sản toàn thế giới đoàn kết lại. Nhưng thất bại, nên cuối cùng ông dẫn đầu đoàn cộng sản Việt Nam sang Trung Cộng quỳ gối để làm chư hầu bằng hội nghị Thành Đô 1990.
Thứ ba là, đến kỳ đi của cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6/2007, lúc này kinh tế định hướng bán tài nguyên và con người để kiếm ăn đẩy tăng trưởng phồn vinh mà giả tạo của Việt Nam lên đỉnh điểm. Nên ông Triết đã chém gió phân hóa nội bộ Hoa Kỳ, vì cho rằng nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc để ăn sẽ thắng thế, trong khi Hoa Kỳ đang nợ ngập đầu sau vụ 11/9 sụp tòa WTC - World Trade Center - do bin Laden làm khủng bố.
Thứ tư là, bây giờ thì kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc đã sụp đổ. Hay nói cách khác là không còn gì để bán. Bên kia Trung Hoa cũng vậy đang sụp đổ. Nên dứt áo ra đi cầu viện Hoa Kỳ như cụ Hồ đã từng cầu viện.
Thứ năm là, hành động này là một lời nhắc khéo lại lịch sử như là một sai lầm của Hoa Kỳ trong ngoại giao đã đẩy hai nước đang có ban giao tốt trở thành thù địch.
Năm điều trên thể hiện một não trạng nô lê ương hèn mà tôi đã viết trong bài Thoát Trung Luận 2, nó làm cho đất nước và dân tộc này mãi thấp hèn và kém cỏi.
Ba yếu tố khách quan của toàn cục
Đầu tiên là, Trung Hoa không còn là nơi để bám váy ăn xin, vì Trung Hoa đã và đang sụp đổ. Trung Hoa đã phá nát tài nguyên phi vật thể và vật thể của nước Việt. Bằng chứng về giá trị phi vật thể là, từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đến nay, Trung Hoa đã cho du nhập vào Việt Nam một nền văn hóa dối lừa; một nền kinh tế định hướng bán tài nguyên và dân tộc sai lầm; và một nền chính trị nửa phong kiến tập quyền, nửa tư bản hoang dã. Bằng chứng phá nát những giá trị vật thể là, từ Bauxite Tây Nguyên đến những công trình quốc gia như thủy, nhiệt điện và cả hàng hóa, từ rừng cao đến đồng bằng, và Trung Hoa cũng vừa là kẻ đã và đang có mưu đồ xâm chiến biển Đông, và làm cho nước Việt yếu hèn. Nó là động lực cho quyết định có chuyến ngoại giao Hoa Kỳ vội vàng, và cần hạ mình để xin cầu viện Hoa Kỳ trong lần này.
Kế đến là, Hoa Kỳ đang thả cái củ cà rốt Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - trong khi kinh tế Việt cần tới 100 tỷ đô la để cứu nền kinh tế đang sụp đổ. Thế mà cái công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC: Viet Nam Asset Management Company - có chức năng xử lý nợ xấu, năm nay chỉ có thể giải quyết được 70.000 tỷ nợ xấu trong năm 2013 - tương đương chỉ hơn 3 tỷ đô la. Với cách giải quyết này thì phải 30 năm mới có thể giải quyết hết tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong khi đó cầu viện Hoa Kỳ thì nếu được vào TPP mỗi năm Việt Nam sẽ hy vọng kiếm được 26,2 tỷ đô la. Trong 4 năm kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục hoàn toàn, và có cơ hội hùng cường, mà không cần phải quỳ lụy Trung Hoa. Hơn nữa, chuyến công du đến Trung Hoa trước đây hơn 1 tháng, ông chủ tịch chỉ mang về chưa đến 100 triệu đô la, và những ràng buộc song phương không có giá trị với một Trung Cộng tráo trở.
Và cuối cùng là, trong việc xoay trục chiến lược Thái Bình Dương của Hoa Kỳ lần này là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì Hoa Kỳ xoay trục đến đâu, thì ở đó có chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới II, Hoa Kỳ xoay trục đến châu Á Thái Bình Dương thì 2 cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, và chiến tranh Việt Nam 1954 -1975 tàn phá không thua chiến tranh thế giới. Sau 30/4/1975 Hoa Kỳ xoay trục sang Trung Đông, thì các cuộc chiến ở Kuwait, Iraq, cách mạng Bắc Phi và Trung Đông gần đây đã minh chứng rõ. Nên nó là động lực bắt buộc cộng sản ở Việt Nam phải chuyển hướng chiến lược hòng sống sót. Hay nói cách khác là, con tắc kè đổi màu cho phù hợp với môi trường thiên nhiên để sống còn trong quy luật đấu tranh sinh tồn.
Kết luận
Vấn đề còn lại là liệu Hoa Kỳ có tin cậy hay không, thì không ai trong chúng ta có thể biết được. Từ Joint Statement(Tuyên bố chung có ý nghĩa về mặt tinh thần và hứa hảo) đến Joint Agreement(Hiệp định chung có ý nghĩa cùng nhau thực hiện những cam kết đã ghi ra) là một khoảng trống chả bên nào muốn đi đến, nếu bên chiếu dưới không thực hiện trước. Nên chuyện 9 tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và 10 tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Cộng cũng chỉ là những lời hứa hảo. Bằng chứng là 10 tuyên bố chung với Trung Hoa chưa ráo mực thì chúng đã bộp tai ngư dân mình ngay trên vịnh Bắc Bộ. Ôi, chữ với nghĩa.
Nhưng trước tiên, Việt Nam cứ hãy thực tâm làm sao trong 4 tháng tới đáp ứng 2 tiêu chí chính trị và kinh tế cho Hoa Kỳ thấy, để họ gật đầu cho vào TPP. Còn không thì cũng như lá thư mà cụ Hồ đã gửi cho ông Truman cách đây 67 năm trước, hội nghị hai nguyên thủ quốc gia, với 9 tuyên bố chung cũng chỉ là một kỷ niệm.
Tất cả những điều trên cho thấy ai đang giãy chết, và ai đang nhịp giò nhìn thế giới là con rối như những câu thơ của Chế Lan Viên viết cho cụ Hồ cách nay nửa thế kỷ trong bài thơ, Người đi tìm hình của nước, như sau:
Vấn đề còn lại là liệu Hoa Kỳ có tin cậy hay không, thì không ai trong chúng ta có thể biết được. Từ Joint Statement(Tuyên bố chung có ý nghĩa về mặt tinh thần và hứa hảo) đến Joint Agreement(Hiệp định chung có ý nghĩa cùng nhau thực hiện những cam kết đã ghi ra) là một khoảng trống chả bên nào muốn đi đến, nếu bên chiếu dưới không thực hiện trước. Nên chuyện 9 tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và 10 tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Cộng cũng chỉ là những lời hứa hảo. Bằng chứng là 10 tuyên bố chung với Trung Hoa chưa ráo mực thì chúng đã bộp tai ngư dân mình ngay trên vịnh Bắc Bộ. Ôi, chữ với nghĩa.
Nhưng trước tiên, Việt Nam cứ hãy thực tâm làm sao trong 4 tháng tới đáp ứng 2 tiêu chí chính trị và kinh tế cho Hoa Kỳ thấy, để họ gật đầu cho vào TPP. Còn không thì cũng như lá thư mà cụ Hồ đã gửi cho ông Truman cách đây 67 năm trước, hội nghị hai nguyên thủ quốc gia, với 9 tuyên bố chung cũng chỉ là một kỷ niệm.
Tất cả những điều trên cho thấy ai đang giãy chết, và ai đang nhịp giò nhìn thế giới là con rối như những câu thơ của Chế Lan Viên viết cho cụ Hồ cách nay nửa thế kỷ trong bài thơ, Người đi tìm hình của nước, như sau:
"...Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây ..."
Asia Clinic, 9h55' ngày thứ Bảy, 27/7/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét