Tại sao gần đây báo chí rộ lên tình hình thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự? Dân thì mất lòng tin đảng cầm quyền và nhà nước của đảng lập ra vì tham nhũng và tha hóa. Thế thì sức mạnh của một đất nước còn gì? Phải làm gì về chính trị để giải quyết sức mạnh toàn dân, vực đất nước và dân tộc qua cơn tai kiếp vừa khủng hoảng chính trị, vừa khủng hoảng kinh tế này?
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối thập niên 1990s của thế kỷ trước, chính phủ Thái lan và Hàn Quốc kêu gọi nhân dân giúp sức, thì người dân sẵn sàng gom vàng, tiền tiết kiệm của mình để cứu nền kinh tế và cứu đất nước của họ ra suy thoái? Trong khi nước ta đang lúc suy thoái cùng cực về cả chính trị lẫn kinh tế thì người dân thờ ơ, và thanh niên quay mặt với tổ quốc và dân tộc?
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á cuối thập niên 1990s của thế kỷ trước, chính phủ Thái lan và Hàn Quốc kêu gọi nhân dân giúp sức, thì người dân sẵn sàng gom vàng, tiền tiết kiệm của mình để cứu nền kinh tế và cứu đất nước của họ ra suy thoái? Trong khi nước ta đang lúc suy thoái cùng cực về cả chính trị lẫn kinh tế thì người dân thờ ơ, và thanh niên quay mặt với tổ quốc và dân tộc?
Hầu hết các tổ chức nhà nước trên thế giới đều thua lỗ, và ăn bám vào tiền đóng thuế của dân, ngay cả ở các nước tiên tiến, và đây là nơi để nạn tham nhũng và tha hóa hoành hành. Cho nên, ở bất kỳ quốc gia nào dù trong sạch đến số 1 toàn cầu thì nạn tham nhũng vẫn sống và tồn tại. Ở một xã hội mà quyền sở hữu cá nhân bị tước đoạt, tỷ lệ các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, công, nông nghiệp, v.v... là của công quyền nắm giữ, thì đó là cái nôi phục vụ cho tham nhũng, và tha hóa.
Sức mạnh của một xã hội là ở sự giải phóng quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, chứ không phải là nhà nước và đảng ôm quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất về riêng cho mình. Tham nhũng và hũ hóa đã là căn bệnh của nước Việt từ 38 năm qua, chứ không chỉ hôm nay. Nhưng hôm nay nó trở thành nạn dịch là nhờ vào cuộc cách mạng internet cho thấy rõ hơn, và bệnh đã đến lúc không còn thuốc chữa. Đó là hậu quả của một nền chính trị thối nát phục vụ cho cái xấu.
Vấn đề hiến pháp
Chính trị là nghệ thuật của sự có thể. Như tôi đã chứng minh rằng, sức mạnh của một đất nước không phải là của các chủ thuyết hình thành nên chế độ, hay do chính khách nặn ra để phục vụ quyền lợi thông qua chính đảng của mình đang cầm quyền. Vấn đề sức mạnh rường cột của một quốc gia là dân khí và tư duy của cộng đồng dân chúng và quan lại, chứ không phải cái gì khác.
Bằng chứng cho những vấn đề trên là nước Mỹ chưa bao giờ vỗ ngực đi theo chủ thuyết nào. Tên nước Mỹ cũng không cho thế giới thấy rằng họ theo chế độ kiểu nào - Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: United States of America. Nhưng các quốc phụ của nước Mỹ chỉ đơn thuần xây dựng nước Mỹ theo tuyên ngôn độc lập và hiến pháp mà họ đã cùng nhau soạn thảo.
Lâu nay mọi người đã quá nhầm tưởng hiến pháp chỉ đơn thuần là luật cơ bản. Nhưng khác với những hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, hiến pháp nước Mỹ không chỉ đơn thuần là một bộ luật cơ bản. Nó còn là một hợp đồng khế ước của chính khách với nhân dân và tổ quốc của tất cả mọi giống dân từ thiểu số đến đa số cùng về Tân thế giới - nước Mỹ để kiếm tìm mảnh đất tự do dân chủ - rằng, họ phụng sự cho một quốc gia do dân, vì dân và của dân hùng cường đi đến lãnh đạo toàn cầu, với tinh thần Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.
Hiểu vấn đề hiến pháp một cách đơn giản đúng với bản chất của nó, để từ đó chúng ta có thể đi đến vấn đề chiến lược quốc gia dài hạn. Thế thì vấn đề hiến pháp của Việt Nam phải tập trung vào sửa đổi những vấn đề cốt tử nào?
Đầu tiên của hiến pháp là phải tập trung vào vấn đề này: "Một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, tự cường, và của dân vì dân do dân, mà không vì bất cứ chủ thuyết, đảng phái, chế độ nào cả". Trong một rừng chủ thuyết triết học của nhân loại từ khi khai sinh lập địa của loài người, chủ thuyết nào cũng có cái hay, cái dở. Hãy chọn cái hay mà học, mà thực hiện. Cái dở, cái sai nên loại bỏ. Ấy mới là lãnh đạo anh minh biết yêu nước thương nòi.
Nói như thế, không có nghĩa là một đất nước không có đảng phái chính trị, mà là cần nhiều đảng phái chính trị nữa là khác. Và các đảng phái chính trị đó phải vì tôn chỉ này trong ứng cử và tranh cử công minh hợp pháp, theo đúng quy luật mâu thuẫn và phát triển của triết học. Vì không có cái gì độc tôn mà đúng với quy luật triết học, và sẽ lụi tàn là điều tất yếu. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có những chiến lược lâu dài không thụ động, không vụ lợi cá nhân, đảng phái hay bất kỳ một phe phái của ngoại bang nào muốn xen chân vào tổ quốc này.
Nói như thế, không có nghĩa là một đất nước không có đảng phái chính trị, mà là cần nhiều đảng phái chính trị nữa là khác. Và các đảng phái chính trị đó phải vì tôn chỉ này trong ứng cử và tranh cử công minh hợp pháp, theo đúng quy luật mâu thuẫn và phát triển của triết học. Vì không có cái gì độc tôn mà đúng với quy luật triết học, và sẽ lụi tàn là điều tất yếu. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có những chiến lược lâu dài không thụ động, không vụ lợi cá nhân, đảng phái hay bất kỳ một phe phái của ngoại bang nào muốn xen chân vào tổ quốc này.
Thứ hai là hiến pháp phải giải phóng sức dân. Để giải phóng sức dân thì không có gì ngoài việc công nhận quyền sở hữu cá nhân - bản chất của mọi loài đã thành quy luật. Vì không ai phải bỏ công cho việc cha chung không ai khóc. Chỉ có những kẻ phản động - phản lại quyền và lới ích của quốc gia dân tộc - mới còn bám víu vào sở hữu công toàn dân để xà xẻo, tư túi trên xương máu dân tộc và tài nguyên của quốc gia. Trong cái chung phải phục vụ, nó phải mang lại quyền lợi cho cái riêng của mỗi thành viên trong xã hội, thì mới có động lực để thúc đẩy cái riêng dốc toàn tâm, toàn ý mà phụng sự cho cái chung. Đó là triết học biện chứng.
Thứ ba và cuối cùng là, hiến pháp Việt nam phải tạo ra một sân chơi rạch ròi cho tam đầu chế của đất nước, để tạo dựng một bầu không khí chính trị công bằng cho mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việc điều hành đất nước với chiến lược lâu dài, hằng định theo những quy luật khoa học, chứ không theo bất kỳ của một ý chí chính trị nào, của đảng phái nào đưa ra vì quyền lợi của đảng phái hay tổ chức chính trị ấy.
Với việc dựng xây hiến pháp như trên việc tiếp theo cần phải làm là thực hiện sự thay đổi chính trị. Vì kinh tế sụp đổ hôm nay là do lỗi chính trị sai lầm làm kinh tế đi sai đường, không thuốc chữa, chứ không phải lỗi của việc điều hành kinh tế.
Vấn đề cốt tử là chuyển đổi chính trị
Để thực hiện những điều trên, như tôi đã viết, nên tách đôi đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam ra thành 2 đảng. Chỉ có cách này mới không tổn hại đến tổ quốc và dân tộc có nguy cơ đổ máu một lần nữa.
Tại sao phải tách đôi? Vì bản chất của đảng cộng sản ở Việt Nam không còn là cộng sản nữa, mà chỉ là một tôn giáo phục vụ cho quyền lợi của các con chiên đang lợi dụng đảng, để đi theo một hình thái chính trị xã hội nửa tư bản hoang dại, nửa phong kiến tập quyền. Nó đang mất tính chính danh ban đầu của nó, và nó đang đi ngược lại quyền lợi của quốc gia dân tộc, vì nó tự đặt ra hiến pháp sai quy luật để phục vụ cho quyền lợi của nó. mà không vì quốc gia dân tộc.
Sau khi tách đôi nó ra, việc đặt tên cho chúng có thể là đảng bảo thủ và đảng cấp tiến. Mỗi đảng phái nên có tôn chỉ hành động có tính chiến lược lâu dài, có tính trường phái triết lý cho vận mệnh của quốc gia, không nên là một tôn giáo duy ý chí theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ, để ứng cử, tranh cử theo một chiến lược lâu dài của mình, nhằm phụng sự cho tổ quốc và dân tộc, mà tôi đã đề ra ở trên một cách công minh và toàn tâm, toàn ý. Đây là con đường tất yếu phải đến của mọi hình thái chính trị xã hội, vì nó là đúng quy luật triết học.
Bây giờ ở trên đất nước Việt Nam không có ai có sức mạnh cứng và mềm như tập hợp của những thành viên thuộc đảng cầm quyền. Thực hiện chuyển đổi chính trị bây giờ là thời điểm thích hợp nhất, nếu không, e rằng đất nước sẽ có biến, khi lòng dân và kể cả lòng quân không còn chỗ để sợ bất cứ cái gì, dù gươm kề cổ, súng kề tai, và lúc ấy thì đã muộn.
Chính trị luôn ù lỳ và chậm thay đổi hơn kinh tế. Vì chính trị là ý chí của con người, nó tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Còn kinh tế là động, nó phụ thuộc vào quy luật bàn tay vô hình của thị trường khách quan cung cầu chỉ huy, mà không bị sự chi phối của ý chí con người. Quy luật kinh tế cung cầu chi phối cả những nền chính trị năng động nhất, kể cả Hoa Kỳ. Cho nên khủng hoảng tài chính và kinh tế cũng có chu kỳ, vì lòng tham vô đáy của con người làm khủng hoảng thừa cung mà thiếu cầu.
Nhưng một khi đã chuyển thành một nền chính trị năng động thì, các chu kỳ khủng hoảng kinh tế sẽ tức thì được ổn định nhanh chóng, và chính trị cũng vững vàng theo. Vì về mặt triết học, kinh tế quyết định chính trị, và chính trị tác động kiềm hãm hay thúc đẩy kinh tế phát triển. Các cường quốc của thế giới cấp tiến đã minh chứng cho điều này. Nước Mỹ trong cơn bạo bệnh năm 2008, làm cả thế giới suy sụp theo, nhưng hôm nay phục hồi nhanh nhất cũng là nhờ vào một nền chính trị năng động giúp kinh tế ổn định trong nạn suy trầm.
Trung Hoa "khỏe mạnh" là thế, với hơn 20 năm tăng trưởng kinh tế hơn 10%/năm, nhưng khi quy luật cung cầu của bàn tay vô hình trong kinh tế phát huy tác dụng, thì họ đang tiến thoái lưỡng nan, không biết cách nào để có thể tránh được một cuộc sụp đổ cả kinh tế lẫn chính trị.
Dân khí, dân trí và lòng tin mất thì mất cả thế kỷ để phục hưng, nhưng từ đói nghèo để đi đến giàu có thì chỉ cần thời gian bằng thập kỷ. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh hùng hồn điều này.
Với những thay đổi từ tư duy đến hành động mà tôi đã viết trong 3 bài của loạt bài Thoát Trung Luận này, chắc chắn nền chính trị Việt Nam sẽ lấy lại lòng tin dân chúng trong nước, cộng đồng trên thế giới, và nước Việt sẽ hùng cường lâu bền.
Một khi đã có một chiến lược đúng đắn và bền lâu, thì chúng ta đâu còn sợ gì phải dựa vào ai, để chèo lái con thuyền của đất nước mãi chòng chành trong bão tố? Việc Thoát Trung Luận cũng đâu còn là quá khó, mà phải đi cầu cạnh, bang giao theo kiểu kẻ trên, người dưới?
Đây là một loạt 3 bài viết tổng thể cho một sự chuyển đổi tốt đẹp nhất, ít tổn thương nhất đối với nước nhà và dân tộc. Việc cụ thể hóa những gì tôi tâm tình ở đây cần phải có một sự chuẩn bị công phu, chi tiết gồm những dự án cho từng lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế và cả văn hóa giáo dục, v.v... trong một xã hội pháp trị. Nó là một hành trình gian nan của chính quyền và dân chúng. Nhưng cho dù gian nan đến đâu, mà để hậu thế ghi ơn, cộng đồng quốc tế sửng sốt và nể nang như họ đã nhìn Miến Điện hôm nay, và Nhật Bản cách đây 2 thế kỷ, cũng như Hàn Quốc trong chỉ 4 thập kỷ qua, thì phải làm và mạnh dạn làm.
Loạt bài này như một nén hương xin kính gửi những oan hồn hơn 3 triệu dân Việt đã ngã xuống - dù ở bên này hay ở bên kia chiến tuyến, vì cuộc nội chiến 20 năm trong quá khứ, để có một nước Việt thống nhất hôm nay - hãy phù hộ cho tổ quốc và dân tộc này thoát khỏi cảnh chư hầu ngàn năm còn hằn sâu trong tâm khảm của mọi thế hệ.
Asia Clinic, 16h53' ngày thứ Ba, 16/7/2013
Thứ ba và cuối cùng là, hiến pháp Việt nam phải tạo ra một sân chơi rạch ròi cho tam đầu chế của đất nước, để tạo dựng một bầu không khí chính trị công bằng cho mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việc điều hành đất nước với chiến lược lâu dài, hằng định theo những quy luật khoa học, chứ không theo bất kỳ của một ý chí chính trị nào, của đảng phái nào đưa ra vì quyền lợi của đảng phái hay tổ chức chính trị ấy.
Với việc dựng xây hiến pháp như trên việc tiếp theo cần phải làm là thực hiện sự thay đổi chính trị. Vì kinh tế sụp đổ hôm nay là do lỗi chính trị sai lầm làm kinh tế đi sai đường, không thuốc chữa, chứ không phải lỗi của việc điều hành kinh tế.
Vấn đề cốt tử là chuyển đổi chính trị
Để thực hiện những điều trên, như tôi đã viết, nên tách đôi đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam ra thành 2 đảng. Chỉ có cách này mới không tổn hại đến tổ quốc và dân tộc có nguy cơ đổ máu một lần nữa.
Tại sao phải tách đôi? Vì bản chất của đảng cộng sản ở Việt Nam không còn là cộng sản nữa, mà chỉ là một tôn giáo phục vụ cho quyền lợi của các con chiên đang lợi dụng đảng, để đi theo một hình thái chính trị xã hội nửa tư bản hoang dại, nửa phong kiến tập quyền. Nó đang mất tính chính danh ban đầu của nó, và nó đang đi ngược lại quyền lợi của quốc gia dân tộc, vì nó tự đặt ra hiến pháp sai quy luật để phục vụ cho quyền lợi của nó. mà không vì quốc gia dân tộc.
Sau khi tách đôi nó ra, việc đặt tên cho chúng có thể là đảng bảo thủ và đảng cấp tiến. Mỗi đảng phái nên có tôn chỉ hành động có tính chiến lược lâu dài, có tính trường phái triết lý cho vận mệnh của quốc gia, không nên là một tôn giáo duy ý chí theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ, để ứng cử, tranh cử theo một chiến lược lâu dài của mình, nhằm phụng sự cho tổ quốc và dân tộc, mà tôi đã đề ra ở trên một cách công minh và toàn tâm, toàn ý. Đây là con đường tất yếu phải đến của mọi hình thái chính trị xã hội, vì nó là đúng quy luật triết học.
Bây giờ ở trên đất nước Việt Nam không có ai có sức mạnh cứng và mềm như tập hợp của những thành viên thuộc đảng cầm quyền. Thực hiện chuyển đổi chính trị bây giờ là thời điểm thích hợp nhất, nếu không, e rằng đất nước sẽ có biến, khi lòng dân và kể cả lòng quân không còn chỗ để sợ bất cứ cái gì, dù gươm kề cổ, súng kề tai, và lúc ấy thì đã muộn.
Chính trị luôn ù lỳ và chậm thay đổi hơn kinh tế. Vì chính trị là ý chí của con người, nó tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của con người. Còn kinh tế là động, nó phụ thuộc vào quy luật bàn tay vô hình của thị trường khách quan cung cầu chỉ huy, mà không bị sự chi phối của ý chí con người. Quy luật kinh tế cung cầu chi phối cả những nền chính trị năng động nhất, kể cả Hoa Kỳ. Cho nên khủng hoảng tài chính và kinh tế cũng có chu kỳ, vì lòng tham vô đáy của con người làm khủng hoảng thừa cung mà thiếu cầu.
Nhưng một khi đã chuyển thành một nền chính trị năng động thì, các chu kỳ khủng hoảng kinh tế sẽ tức thì được ổn định nhanh chóng, và chính trị cũng vững vàng theo. Vì về mặt triết học, kinh tế quyết định chính trị, và chính trị tác động kiềm hãm hay thúc đẩy kinh tế phát triển. Các cường quốc của thế giới cấp tiến đã minh chứng cho điều này. Nước Mỹ trong cơn bạo bệnh năm 2008, làm cả thế giới suy sụp theo, nhưng hôm nay phục hồi nhanh nhất cũng là nhờ vào một nền chính trị năng động giúp kinh tế ổn định trong nạn suy trầm.
Trung Hoa "khỏe mạnh" là thế, với hơn 20 năm tăng trưởng kinh tế hơn 10%/năm, nhưng khi quy luật cung cầu của bàn tay vô hình trong kinh tế phát huy tác dụng, thì họ đang tiến thoái lưỡng nan, không biết cách nào để có thể tránh được một cuộc sụp đổ cả kinh tế lẫn chính trị.
Dân khí, dân trí và lòng tin mất thì mất cả thế kỷ để phục hưng, nhưng từ đói nghèo để đi đến giàu có thì chỉ cần thời gian bằng thập kỷ. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh hùng hồn điều này.
Với những thay đổi từ tư duy đến hành động mà tôi đã viết trong 3 bài của loạt bài Thoát Trung Luận này, chắc chắn nền chính trị Việt Nam sẽ lấy lại lòng tin dân chúng trong nước, cộng đồng trên thế giới, và nước Việt sẽ hùng cường lâu bền.
Một khi đã có một chiến lược đúng đắn và bền lâu, thì chúng ta đâu còn sợ gì phải dựa vào ai, để chèo lái con thuyền của đất nước mãi chòng chành trong bão tố? Việc Thoát Trung Luận cũng đâu còn là quá khó, mà phải đi cầu cạnh, bang giao theo kiểu kẻ trên, người dưới?
Đây là một loạt 3 bài viết tổng thể cho một sự chuyển đổi tốt đẹp nhất, ít tổn thương nhất đối với nước nhà và dân tộc. Việc cụ thể hóa những gì tôi tâm tình ở đây cần phải có một sự chuẩn bị công phu, chi tiết gồm những dự án cho từng lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế và cả văn hóa giáo dục, v.v... trong một xã hội pháp trị. Nó là một hành trình gian nan của chính quyền và dân chúng. Nhưng cho dù gian nan đến đâu, mà để hậu thế ghi ơn, cộng đồng quốc tế sửng sốt và nể nang như họ đã nhìn Miến Điện hôm nay, và Nhật Bản cách đây 2 thế kỷ, cũng như Hàn Quốc trong chỉ 4 thập kỷ qua, thì phải làm và mạnh dạn làm.
Loạt bài này như một nén hương xin kính gửi những oan hồn hơn 3 triệu dân Việt đã ngã xuống - dù ở bên này hay ở bên kia chiến tuyến, vì cuộc nội chiến 20 năm trong quá khứ, để có một nước Việt thống nhất hôm nay - hãy phù hộ cho tổ quốc và dân tộc này thoát khỏi cảnh chư hầu ngàn năm còn hằn sâu trong tâm khảm của mọi thế hệ.
Asia Clinic, 16h53' ngày thứ Ba, 16/7/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét