Bài đọc cùng tác giả:
Bài viết của ông Bùi Mẫn Hân(Minxin Pei). Ông là một giáo sư về chính quyền học tại Claremont McKenna College và là một thành viên cao cấp không có thường trú nhân của German Marshall Fund of The United States.
Bài viết gốc: How Much Slowdown Can Beijing Tolerate?
Khái niệm về một cái đáy cho sự tăng trưởng và ổn định đối với Trung Hoa là một huyền thoại. Sự thật của vấn đề này phức tạp hơn nhiều.
Nền kinh tế một thời hùng mạnh của Trung Hoa hiện đang đi theo một hướng duy nhất - đi xuống. Tăng trưởng GDP là 7,5% trong quý II năm nay, giảm nhẹ so với 7,7% trong quý đầu tiên. Trong quý cuối cùng của năm 2012, nền kinh tế Trung Hoa tăng trưởng 7,9%. Sự giảm tốc từ 7,9 đến 7,5% có vẻ tương đối nhỏ - chỉ có 0,4 điểm phần trăm trong sáu tháng. Tuy nhiên, so với hàng năm, thì con số này có nghĩa là nền kinh tế Trung Hoa đã mất khoảng một phần mười đà tăng trưởng của nó từ năm ngoái.
Vấn đề đặt ra trong suy nghĩ của hầu hết mọi người là suy giảm bao nhiêu thì các nhà lãnh đạo Trung Hoa có thể chịu đựng được. Nhiều người, kể cả cán bộ cao cấp của chính phủ ở phương Tây, dường như tin rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép tăng trưởng GDP mỗi năm giảm xuống dưới 8% (đôi khi người ta cũng nghe thấy 7% là con số kỳ diệu) bởi vì tăng trưởng dưới mức đó là giả định để kích hoạt tình trạng bất ổn xã hội. Thông thường, những người đó đặt rất nhiều niềm tin cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ bùng nổ một khi tăng trưởng bị ngưng. Đối với một chính phủ bị ám ảnh với sự ổn định trong nước, thì điều đó sẽ là một cơn ác mộng.
Trong khi dường như có quan niệm phổ biến có sức thuyết phục và chính đáng rằng, có một con số tăng trưởng kỳ diệu mà sẽ kích hoạt hoảng loạn ở Bắc Kinh thì đó đơn giản chỉ là một huyền thoại chứ không phải là thực tiễn.
Một lý do để bác bỏ các mối quan hệ có chủ đích giữa tăng trưởng và bất ổn xã hội do thất nghiệp là sự phân kỳ giữa tăng trưởng và việc làm trong nền kinh tế Trung Hoa trong những năm gần đây. Vì mô hình tăng trưởng đầu tư theo định hướng của mình, phát triển kinh tế của Trung Hoa đã xem trọng về vốn đầu tư(capital-intensive) nhưng lại xem nhẹ về lao công(labor-light). Họ xây dựng những nhà máy điện hiện đại, các nhà máy thép, những con đường dùng để thu phí(toll roads), và các bến cảng đắt tiền, nhưng đòi hỏi một số lượng nhỏ các công nhân để hoạt động. Kết quả là, mỗi nhân dân tệ thêm vào vốn đầu tư trong nền kinh tế Trung Hoa lại tạo ra ít việc làm. Ngắt sự quan hệ này giữa tăng trưởng đầu tư theo định hướng và giải quyết việc làm có thể nhìn thấy được những con số này. Từ năm 2004 đến năm 2009, Trung Hoa đầu tư vào trang thiết bị và nhà máy tăng gấp bốn lần, nhưng số lượng các công việc sản xuất chỉ tăng 15%.
Một yếu tố khác đã giảm bớt rất nhiều áp lực về việc làm là dân số già của Trung Hoa. Lực lượng lao động được thu hẹp lại. Do đó, suy thoái kinh tế sẽ không dẫn đến sự gia tăng ngay lập tức tình trạng thất nghiệp. Ngay cả trong môi trường hiện nay của giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Hoa đã không trở nên tồi tệ.
Để chắc chắn, các nhà lãnh đạo cũ của Trung Hoa muốn tăng trưởng cao nhằm cân bằng với tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, các lãnh đạo hiện nay đã nhận thức được những rủi ro rất lớn khi cho phép nền kinh tế tiếp tục bị bóp méo bằng tăng trưởng cao. Từ năm 2008, Bắc Kinh đã duy trì tốc độ tăng trưởng bằng một liều tín dụng lớn bơm vào, phần lớn là đầu tư vào bất động sản đầu cơ thực tế, năng lực công nghiệp quá nhiều, và cơ sở hạ tầng với khả năng tài chính không rõ ràng. Tiếp tục chính sách tai hại này sẽ đẩy tương lai chính trị của các nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa vào chỗ hiểm nghèo, đặc biệt là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, người sẽ được tái bổ nhiệm vào năm 2017.
Đó là một trong những lý do chính mà các nhà lãnh đạo Trung Hoa dường như chịu đựng sự suy giảm tăng trưởng một cách bền bỉ - cho đến một mức độ còn có thể chấp nhận được.
Nhưng có phải họ sẽ mất bình tĩnh nếu tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới một mức nhất định?
Sự thật là các nhà lãnh đạo Trung Hoa tự họ có lẽ không biết con số tăng trưởng kỳ diệu nào sẽ buộc họ phải có một phản ứng quyết định. Các yếu tố mà đi vào các tính toán chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Hoa rất phức tạp và năng động. Chúng không phải đơn giản chỉ là số lượng lao động thất nghiệp hoặc số tiền của các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Trong tất cả các khả năng, yếu tố quan trọng nhất quyết định phản ứng của Bắc Kinh để một nền kinh tế chậm là mức độ tự tin và vững tâm của các nhà lãnh đạo hàng đầu. Thông thường, các nhà lãnh đạo thiếu tự tin và thiếu vững tâm hơn lại có xu hướng phản ứng hoảng loạn bất cứ khi nào nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu, như chúng ta đã thấy trong năm 2008-2009 (ý của tác giả ám chỉ các nhà lãnh đạo cũ đã thiếu tự tin và thiếu vững tâm khi bơm một lượng lớn tiền để kích thích tăng trưởng trở lại >10%, thực sự chỉ là tăng trưởng giả tạo đã gây hậu quả hàng trăm thành phố ma, hàng chục đường sắt cao tốc không ai đi, và núi nợ xấu hôm nay…: ND). Các nhà lãnh đạo tự tin và vững tâm hơn có nhiều khả năng cho thấy khả năng chịu đựng lớn hơn đối với vấn đề tăng trưởng xoàng xĩnh. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998, nền kinh tế Trung Hoa không thể phát triển hoàn toàn, nhưng Thủ tướng tại thời điểm đó, Chu Dung Cơ, không phản ứng với tình trạng báo động quá mức. Thay vì ném tiền để làm cho tốt sau những dấu hiệu xấu, ông đã tiến hành với việc tái cơ cấu lớn của hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhà nước đang hấp hối, kết quả là 35 triệu người bị sa thải. Tất nhiên, mức độ bất ổn xã hội tăng. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) vượt qua bão tố, với sự hỗ trợ từ cảnh sát chống bạo động và lực lượng an ninh.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc ảnh hưởng đến phản ứng của Bắc Kinh là tác động của suy thoái kinh tế trên các tầng lớp cầm quyền. Các nhà quan sát ít thông tin đặt nặng nỗi sợ hãi của ĐCSTH về cuộc nổi dậy của quần chúng trong thời gian nền kinh tế khốn đốn. Họ bỏ qua khả năng khổng lồ của chế độ đàn áp. Tất nhiên, tình trạng bất ổn xã hội có thể tăng lên trong thời kỳ suy thoái, nhưng nếu đảng cầm quyền dựa vào bộ máy đàn áp của nó, tình trạng bất ổn như vậy có thể dễ dàng bị chặn đứng, như là trường hợp trong thời gian sa thải hàng loạt vào cuối những năm 1990.
Cái mà làm cho những lãnh đạo hàng đầu của Trung Hoa lo sợ là sự tác động của một nền kinh tế chậm lại đến sự đoàn kết của tầng lớp ưu tú cầm quyền. Trong nền kinh tế đầu tư theo định hướng của Trung Hoa, tăng trưởng chậm có nghĩa là đầu tư ít hơn, có nghĩa là chiến lợi phẩm ăn chia ít hơn cho các tầng lớp ưu tú cầm quyền. Các quan chức địa phương có ít tiền để xây dựng dự án sẽ mất lợi tức tham nhũng và mất cơ hội để đánh bóng hồ sơ của họ để thúc đẩy sự nghiệp của họ. Sự tức giận và thất vọng của họ sẽ được tập trung vào các lãnh đạo hàng đầu, họ sẽ tăng cường vận động nới lỏng tín dụng và nhen nhóm lại tăng trưởng. Trong trường hợp này, hoạch định chính sách kinh tế ở lãnh đạo trên cao sẽ bị ảnh hưởng không phải do mối quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm, mà bởi sự thanh lọc chính trị ở tầng lớp lãnh đạo ưu tú.
Nếu có một yếu tố kinh tế thực sự lo ngại cho các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Hoa, thì nó là hậu quả có tính hệ thống từ suy thoái kinh tế. Cụ thể hơn, trong một nền kinh tế có đòn bẩy cao, như của Trung Hoa ngày nay, một sự giảm tốc đáng kể có thể nhanh chóng dẫn đến những dòng thác vỡ nợ tài chính. Những nhà phát triển bất động sản mắc nợ xấu, thì chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước sẽ không trả nợ của họ (cả ngân hàng và các nhà cung cấp), do đó gây ra chuỗi vỡ nợ. Điều này có thể ném toàn bộ nền kinh tế vào tình trạng hỗn loạn. Chúng ta đã thấy một minh chứng nhỏ như thế của lần thắt chặt tín dụng trong tháng Sáu vừa qua.
Bản phân tích này cho thấy là nhiều yếu tố chi phối đến con số tăng trưởng mà các lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể chịu đựng được để quay lại kích thích tăng trưởng, mà một vài trong số những yếu tố này là vô hình, nó quyết định sức chịu đựng của giới lãnh đạo Bắc Kinh về mức độ tăng trưởng. Không có con số kỳ diệu nào sẽ làm cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa suy nghĩ hoặc hành xử khác.
Nền kinh tế một thời hùng mạnh của Trung Hoa hiện đang đi theo một hướng duy nhất - đi xuống. Tăng trưởng GDP là 7,5% trong quý II năm nay, giảm nhẹ so với 7,7% trong quý đầu tiên. Trong quý cuối cùng của năm 2012, nền kinh tế Trung Hoa tăng trưởng 7,9%. Sự giảm tốc từ 7,9 đến 7,5% có vẻ tương đối nhỏ - chỉ có 0,4 điểm phần trăm trong sáu tháng. Tuy nhiên, so với hàng năm, thì con số này có nghĩa là nền kinh tế Trung Hoa đã mất khoảng một phần mười đà tăng trưởng của nó từ năm ngoái.
Vấn đề đặt ra trong suy nghĩ của hầu hết mọi người là suy giảm bao nhiêu thì các nhà lãnh đạo Trung Hoa có thể chịu đựng được. Nhiều người, kể cả cán bộ cao cấp của chính phủ ở phương Tây, dường như tin rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép tăng trưởng GDP mỗi năm giảm xuống dưới 8% (đôi khi người ta cũng nghe thấy 7% là con số kỳ diệu) bởi vì tăng trưởng dưới mức đó là giả định để kích hoạt tình trạng bất ổn xã hội. Thông thường, những người đó đặt rất nhiều niềm tin cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ bùng nổ một khi tăng trưởng bị ngưng. Đối với một chính phủ bị ám ảnh với sự ổn định trong nước, thì điều đó sẽ là một cơn ác mộng.
Trong khi dường như có quan niệm phổ biến có sức thuyết phục và chính đáng rằng, có một con số tăng trưởng kỳ diệu mà sẽ kích hoạt hoảng loạn ở Bắc Kinh thì đó đơn giản chỉ là một huyền thoại chứ không phải là thực tiễn.
Một lý do để bác bỏ các mối quan hệ có chủ đích giữa tăng trưởng và bất ổn xã hội do thất nghiệp là sự phân kỳ giữa tăng trưởng và việc làm trong nền kinh tế Trung Hoa trong những năm gần đây. Vì mô hình tăng trưởng đầu tư theo định hướng của mình, phát triển kinh tế của Trung Hoa đã xem trọng về vốn đầu tư(capital-intensive) nhưng lại xem nhẹ về lao công(labor-light). Họ xây dựng những nhà máy điện hiện đại, các nhà máy thép, những con đường dùng để thu phí(toll roads), và các bến cảng đắt tiền, nhưng đòi hỏi một số lượng nhỏ các công nhân để hoạt động. Kết quả là, mỗi nhân dân tệ thêm vào vốn đầu tư trong nền kinh tế Trung Hoa lại tạo ra ít việc làm. Ngắt sự quan hệ này giữa tăng trưởng đầu tư theo định hướng và giải quyết việc làm có thể nhìn thấy được những con số này. Từ năm 2004 đến năm 2009, Trung Hoa đầu tư vào trang thiết bị và nhà máy tăng gấp bốn lần, nhưng số lượng các công việc sản xuất chỉ tăng 15%.
Một yếu tố khác đã giảm bớt rất nhiều áp lực về việc làm là dân số già của Trung Hoa. Lực lượng lao động được thu hẹp lại. Do đó, suy thoái kinh tế sẽ không dẫn đến sự gia tăng ngay lập tức tình trạng thất nghiệp. Ngay cả trong môi trường hiện nay của giảm tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Hoa đã không trở nên tồi tệ.
Để chắc chắn, các nhà lãnh đạo cũ của Trung Hoa muốn tăng trưởng cao nhằm cân bằng với tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, các lãnh đạo hiện nay đã nhận thức được những rủi ro rất lớn khi cho phép nền kinh tế tiếp tục bị bóp méo bằng tăng trưởng cao. Từ năm 2008, Bắc Kinh đã duy trì tốc độ tăng trưởng bằng một liều tín dụng lớn bơm vào, phần lớn là đầu tư vào bất động sản đầu cơ thực tế, năng lực công nghiệp quá nhiều, và cơ sở hạ tầng với khả năng tài chính không rõ ràng. Tiếp tục chính sách tai hại này sẽ đẩy tương lai chính trị của các nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa vào chỗ hiểm nghèo, đặc biệt là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, người sẽ được tái bổ nhiệm vào năm 2017.
Đó là một trong những lý do chính mà các nhà lãnh đạo Trung Hoa dường như chịu đựng sự suy giảm tăng trưởng một cách bền bỉ - cho đến một mức độ còn có thể chấp nhận được.
Nhưng có phải họ sẽ mất bình tĩnh nếu tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới một mức nhất định?
Sự thật là các nhà lãnh đạo Trung Hoa tự họ có lẽ không biết con số tăng trưởng kỳ diệu nào sẽ buộc họ phải có một phản ứng quyết định. Các yếu tố mà đi vào các tính toán chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Hoa rất phức tạp và năng động. Chúng không phải đơn giản chỉ là số lượng lao động thất nghiệp hoặc số tiền của các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Trong tất cả các khả năng, yếu tố quan trọng nhất quyết định phản ứng của Bắc Kinh để một nền kinh tế chậm là mức độ tự tin và vững tâm của các nhà lãnh đạo hàng đầu. Thông thường, các nhà lãnh đạo thiếu tự tin và thiếu vững tâm hơn lại có xu hướng phản ứng hoảng loạn bất cứ khi nào nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu, như chúng ta đã thấy trong năm 2008-2009 (ý của tác giả ám chỉ các nhà lãnh đạo cũ đã thiếu tự tin và thiếu vững tâm khi bơm một lượng lớn tiền để kích thích tăng trưởng trở lại >10%, thực sự chỉ là tăng trưởng giả tạo đã gây hậu quả hàng trăm thành phố ma, hàng chục đường sắt cao tốc không ai đi, và núi nợ xấu hôm nay…: ND). Các nhà lãnh đạo tự tin và vững tâm hơn có nhiều khả năng cho thấy khả năng chịu đựng lớn hơn đối với vấn đề tăng trưởng xoàng xĩnh. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998, nền kinh tế Trung Hoa không thể phát triển hoàn toàn, nhưng Thủ tướng tại thời điểm đó, Chu Dung Cơ, không phản ứng với tình trạng báo động quá mức. Thay vì ném tiền để làm cho tốt sau những dấu hiệu xấu, ông đã tiến hành với việc tái cơ cấu lớn của hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhà nước đang hấp hối, kết quả là 35 triệu người bị sa thải. Tất nhiên, mức độ bất ổn xã hội tăng. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) vượt qua bão tố, với sự hỗ trợ từ cảnh sát chống bạo động và lực lượng an ninh.
Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc ảnh hưởng đến phản ứng của Bắc Kinh là tác động của suy thoái kinh tế trên các tầng lớp cầm quyền. Các nhà quan sát ít thông tin đặt nặng nỗi sợ hãi của ĐCSTH về cuộc nổi dậy của quần chúng trong thời gian nền kinh tế khốn đốn. Họ bỏ qua khả năng khổng lồ của chế độ đàn áp. Tất nhiên, tình trạng bất ổn xã hội có thể tăng lên trong thời kỳ suy thoái, nhưng nếu đảng cầm quyền dựa vào bộ máy đàn áp của nó, tình trạng bất ổn như vậy có thể dễ dàng bị chặn đứng, như là trường hợp trong thời gian sa thải hàng loạt vào cuối những năm 1990.
Cái mà làm cho những lãnh đạo hàng đầu của Trung Hoa lo sợ là sự tác động của một nền kinh tế chậm lại đến sự đoàn kết của tầng lớp ưu tú cầm quyền. Trong nền kinh tế đầu tư theo định hướng của Trung Hoa, tăng trưởng chậm có nghĩa là đầu tư ít hơn, có nghĩa là chiến lợi phẩm ăn chia ít hơn cho các tầng lớp ưu tú cầm quyền. Các quan chức địa phương có ít tiền để xây dựng dự án sẽ mất lợi tức tham nhũng và mất cơ hội để đánh bóng hồ sơ của họ để thúc đẩy sự nghiệp của họ. Sự tức giận và thất vọng của họ sẽ được tập trung vào các lãnh đạo hàng đầu, họ sẽ tăng cường vận động nới lỏng tín dụng và nhen nhóm lại tăng trưởng. Trong trường hợp này, hoạch định chính sách kinh tế ở lãnh đạo trên cao sẽ bị ảnh hưởng không phải do mối quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm, mà bởi sự thanh lọc chính trị ở tầng lớp lãnh đạo ưu tú.
Nếu có một yếu tố kinh tế thực sự lo ngại cho các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Hoa, thì nó là hậu quả có tính hệ thống từ suy thoái kinh tế. Cụ thể hơn, trong một nền kinh tế có đòn bẩy cao, như của Trung Hoa ngày nay, một sự giảm tốc đáng kể có thể nhanh chóng dẫn đến những dòng thác vỡ nợ tài chính. Những nhà phát triển bất động sản mắc nợ xấu, thì chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước sẽ không trả nợ của họ (cả ngân hàng và các nhà cung cấp), do đó gây ra chuỗi vỡ nợ. Điều này có thể ném toàn bộ nền kinh tế vào tình trạng hỗn loạn. Chúng ta đã thấy một minh chứng nhỏ như thế của lần thắt chặt tín dụng trong tháng Sáu vừa qua.
Bản phân tích này cho thấy là nhiều yếu tố chi phối đến con số tăng trưởng mà các lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể chịu đựng được để quay lại kích thích tăng trưởng, mà một vài trong số những yếu tố này là vô hình, nó quyết định sức chịu đựng của giới lãnh đạo Bắc Kinh về mức độ tăng trưởng. Không có con số kỳ diệu nào sẽ làm cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa suy nghĩ hoặc hành xử khác.
@The Diplomat 19 July 2013
Asia Clinic, 17h18' Chúa nhựt, 21/7/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét