Hình và cái tựa bài nói chuyện nội bộ của Ông tập Cận Bình trên trang báo online boxun.com với cái tựa: "Tôi còn biết làm thế nào?"
Trung tuần tháng 7/2013 này, một khái niệm mới cho việc bao vây Trung Hoa đã diễn ra tại châu Âu, nhưng thế giới ít quan tâm. Khái niệm này vừa mới định hình và còn nhiều cái tên.
Kẻ thì viết là The Transatlantic Free Trade Area (TAFTA) - Khu vực Thương mại Tự do xuyên Đại Tây Dương. Người thì viết nó là, Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP) - Hiệp hội Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương. Và nó được viết tắt ngắn gọn là, Trans-Atlantic Partnership (TAP) - Hiệp hội đối tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương.
Cũng giống như Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (TPSEP) - Hiệp hội Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - cuối cùng phải viết ngắn lại là Trans-Pacific Partnership (TPP) mà 12 nước quanh Thái Bình Dương đang bàn thảo để đi đến một khối thương mại tự do chung.
TAP là một Tổ chức Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Đại Tây Dương gồm Hoa Kỳ và Uinted States of European - Liên Minh Châu Âu EU.
Với TPP, thế giới sẽ hình thành nên một tổ chức thương mại tự do chiếm khoảng 30% của tổng GDP toàn cầu. Nhưng với TAP, thế giới sẽ hình thành một tổ chức thương mại tự do chiếm 40% của 85 ngàn tỷ đô la - tổng GDP toàn cầu - khoảng 34 ngàn tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
Cả hai TPP và TAP có cùng một bản chất, mà theo giáo sư Timothy Garton Ash, một chuyên gia nghiên cứu châu Âu tại Oxford University của Vương Quốc Anh, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu tại Hoover Institution thuộc Stanford University Hoa Kỳ. Cả 2 tổ chức này cùng một tiêu chí là, cho tất cả các quốc gia, nhưng không có Trung Hoa tham gia - Everyone but China - TAP sẽ là chiếc thòng lọng thứ hai sau TPP siết vào yết hầu của Trung Hoa.
Khác với Nga, họ chiếm lĩnh một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên to lớn hàng đầu thế giới. Nước Nga ngày nay chỉ ngồi nhìn thế giới tranh bá để làm tay lái súng và bán tài nguyên ăn chơi không hết. Trung Hoa đang trong cơn bạo bệnh do chế độ chính trị thối nát được cố gắng duy trì một sự ăn chia trên xương máu nhân dân, mà tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt sau 30 năm làm công xưởng của toàn cầu và phát triển đến cái bẫy thu nhập trung bình, chưa có lối thoát.
Trung Hoa cũng đã cố gắng thoát ra gọng kiềm Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, khi gần đây ông chủ tịch Tập Cận Bình ngoại giao con thoi đầu tiên sau khi lên nắm quyền và hình thành trên lý thuyết nhóm Đối tác Thương mại BRICS - gồm Brasil, Rusia, India, China và South of Africa - và có ý đồ hình thành ngân hàng BRICS với cổ đông lớn nhất là Trung Hoa chiếm 40% cổ phần cho ngân hàng này, hòng đưa ra một đồng tiền cạnh tranh với đồng đô la Mỹ và đồng Euro của châu Âu trên toàn cầu, cho cuộc chiến tranh tiền tệ. Nhưng tổng giao dịch thương mại của BRICS chỉ chiếm 15% GDP toàn cầu, và sự dị biệt về quan điểm chính trị, ý thức hệ đang làm rạn nứt sự hợp tác cho sự lớn mạnh của khối này. Nên cuối cùng cái gọi là BRICS Bank bất khả thi.
Như trong bài viết của tôi vào tháng trước - Liệu có một nữ tổng thống đầu tiên cho nước Mỹ - nhóm Bilderberg của châu Âu hình thành năm 1953, với mục tiêu hàng đầu là chiếm lại quyền điều hành thế giới đã bị Hoa Kỳ lấy mất từ năm 1944. Họ đã làm ra một United States of European hòng đưa ra đồng Euro để cạnh tranh đồng đô la Mỹ, nhưng hiện nay họ đang ngụp lặn trong suy thoái kinh tế toàn cầu. Và bây giờ, họ phải ngồi lại với Hoa Kỳ để đàm phán một TAP để cứu lấy mình.
Chơi với Nga, Trung Hoa chỉ là con rắn tự ăn cái đuôi của mình, vì chỉ nhập siêu, và luôn là kẻ yếu thế so với sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm.
Ấn Đô luôn là kẻ thù không đội chung trời với Trung Hoa khi Hồi Quốc - Pakistan - là một bang ngày xưa của Ấn đã bị thực dân phương Tây chia cắt sau khi trả lại độc lập, nay lại là chư hầu cho Trung Hoa để góp phần gây rối về biên giới và sắc tộc cho Ấn Độ. Gần đây, Trung Hoa còn làm những công trình uốn dòng nước ngọt từ cao nguyên Tây Tạng về hướng Đông Nam Trung Hoa, gây cho Ấn Độ lo ngại thiếu nước sạch là một bất ổn về ngoại giao hai nước.
Nam Phi là một quốc gia hùng cường nhất châu Phi với tư tưởng của Nelson Mandela, họ không còn là nơi để kẻ khác đến khai thác tài nguyên vô tội vạ như thời chiếm hữu nô lệ. Họ chỉ có thể là một thị trường 50 triệu dân tiêu thụ hàng giá rẻ và kém chất lượng cho Trung Hoa.
Ba Tây cũng không khác Nam Phi khi họ đang là một quốc gia hàng đầu khu vực Nam Mỹ, với thị trường 200 triệu dân có thể là một khỏanh đất để giúp Trung Hoa trong cơn bạo bệnh và lâu dài.
Nhưng tất cả giấc mơ BRICS của Trung Hoa đã bất thành vì những dị biệt về kinh tế, chính trị và cả văn hóa trong ngoại giao.
Ba mươi năm nay thị trường tiêu thụ hàng Trung Hoa lớn nhất lại là Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng nay đã mất dần vì cuộc chiến tranh kinh tế và tiền tệ. Và bây giờ các quốc gia lại tạo ra sân chơi mới mà loại Trung Hoa ra khỏi cuộc chơi.
Nhìn lại, như ông Robert B. Zoellick - cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới mãn nhiệm tháng 6/2012 - đánh giá trong một bài viết dài về chiến lược ngoại giao bóng rổ Mỹ Trung, trước kỳ hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa Obama và Tập Cận Bình tại sa mạc Sunnylands là, đồng minh Trung Hoa vừa ít, vừa nghèo, mà lại không đáng tin cậy và thường bị cô lập.
Gần đây, với cái gọi là Likonomics - Chiến lược kinh tế của Lý Khắc Cường - đã làm kinh tế Trung Hoa chao đảo khi bị tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Thượng Hải, và chậm lại và có nguy cơ hạ cánh nặng nề. Bạo loạn ở Tân Cương đã nổi lên, và bị chính quyền dập tắt bằng quân đội, giống như sự kiện 04/6/1989 - Thiên An Môn đẫm máu.
Nhưng cái mà tập đoàn nửa tư bản hoang dã, nửa phong kiến tập quyền ở Trung Hoa - gọi là Thái tử đảng - đang bối rối về việc tự diễn biến hòa bình bỡi các nhóm quyền lợi qua bài phát biểu của ông Tập Cận Bình mà báo nguyệt san Tiền Tiêu của Hồng Kông số ra tháng 5/2013. Phong trào tháo chạy của các tham quan ra khỏi Trung Hoa đã nói lên tất cả một tương lai Trung Hoa mờ mịt. Đây là tử huyệt mà hầu hết các đảng cộng sản trên toàn thế giới lo sợ nhất - hay nói cách khác, cộng sản chỉ biết sợ chính bản thân họ. Mọi sức mạnh khác hòng tiêu diệt đảng cộng sản rất tầm thường đối với sức mạnh dã tâm đàn áp của họ.
Để thoát ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình về kinh tế, và tránh sụp đổ về cả chính trị lẫn kinh tế, Trung Hoa không còn cách nào khác phải cởi trói quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, hộ khẩu vùng miền, và chế độ xét lý lịch cơ cấu nhân sự chính quyền bằng con đường tự do dân chủ đa nguyên chính trị. Nếu không, Trung Hoa không chốn dung thân và sụp đổ chỉ trong thập niên này.
Đây là thời cơ để các nước nhỏ quanh Trung Hoa làm cuộc Thoát Trung Luận tốt đẹp nhất. Xem ra lãnh đạo Miến Điện đã quá sáng suốt và đáng kính nể, khi họ làm cuộc Thoát Trung Luận từ 3 năm qua.
Asia Clinic, 10h33' ngày thứ Bảy, 20/7/2013
Chơi với Nga, Trung Hoa chỉ là con rắn tự ăn cái đuôi của mình, vì chỉ nhập siêu, và luôn là kẻ yếu thế so với sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm.
Ấn Đô luôn là kẻ thù không đội chung trời với Trung Hoa khi Hồi Quốc - Pakistan - là một bang ngày xưa của Ấn đã bị thực dân phương Tây chia cắt sau khi trả lại độc lập, nay lại là chư hầu cho Trung Hoa để góp phần gây rối về biên giới và sắc tộc cho Ấn Độ. Gần đây, Trung Hoa còn làm những công trình uốn dòng nước ngọt từ cao nguyên Tây Tạng về hướng Đông Nam Trung Hoa, gây cho Ấn Độ lo ngại thiếu nước sạch là một bất ổn về ngoại giao hai nước.
Nam Phi là một quốc gia hùng cường nhất châu Phi với tư tưởng của Nelson Mandela, họ không còn là nơi để kẻ khác đến khai thác tài nguyên vô tội vạ như thời chiếm hữu nô lệ. Họ chỉ có thể là một thị trường 50 triệu dân tiêu thụ hàng giá rẻ và kém chất lượng cho Trung Hoa.
Ba Tây cũng không khác Nam Phi khi họ đang là một quốc gia hàng đầu khu vực Nam Mỹ, với thị trường 200 triệu dân có thể là một khỏanh đất để giúp Trung Hoa trong cơn bạo bệnh và lâu dài.
Nhưng tất cả giấc mơ BRICS của Trung Hoa đã bất thành vì những dị biệt về kinh tế, chính trị và cả văn hóa trong ngoại giao.
Ba mươi năm nay thị trường tiêu thụ hàng Trung Hoa lớn nhất lại là Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng nay đã mất dần vì cuộc chiến tranh kinh tế và tiền tệ. Và bây giờ các quốc gia lại tạo ra sân chơi mới mà loại Trung Hoa ra khỏi cuộc chơi.
Nhìn lại, như ông Robert B. Zoellick - cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới vừa mới mãn nhiệm tháng 6/2012 - đánh giá trong một bài viết dài về chiến lược ngoại giao bóng rổ Mỹ Trung, trước kỳ hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa Obama và Tập Cận Bình tại sa mạc Sunnylands là, đồng minh Trung Hoa vừa ít, vừa nghèo, mà lại không đáng tin cậy và thường bị cô lập.
Gần đây, với cái gọi là Likonomics - Chiến lược kinh tế của Lý Khắc Cường - đã làm kinh tế Trung Hoa chao đảo khi bị tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Thượng Hải, và chậm lại và có nguy cơ hạ cánh nặng nề. Bạo loạn ở Tân Cương đã nổi lên, và bị chính quyền dập tắt bằng quân đội, giống như sự kiện 04/6/1989 - Thiên An Môn đẫm máu.
Nhưng cái mà tập đoàn nửa tư bản hoang dã, nửa phong kiến tập quyền ở Trung Hoa - gọi là Thái tử đảng - đang bối rối về việc tự diễn biến hòa bình bỡi các nhóm quyền lợi qua bài phát biểu của ông Tập Cận Bình mà báo nguyệt san Tiền Tiêu của Hồng Kông số ra tháng 5/2013. Phong trào tháo chạy của các tham quan ra khỏi Trung Hoa đã nói lên tất cả một tương lai Trung Hoa mờ mịt. Đây là tử huyệt mà hầu hết các đảng cộng sản trên toàn thế giới lo sợ nhất - hay nói cách khác, cộng sản chỉ biết sợ chính bản thân họ. Mọi sức mạnh khác hòng tiêu diệt đảng cộng sản rất tầm thường đối với sức mạnh dã tâm đàn áp của họ.
Để thoát ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình về kinh tế, và tránh sụp đổ về cả chính trị lẫn kinh tế, Trung Hoa không còn cách nào khác phải cởi trói quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất, hộ khẩu vùng miền, và chế độ xét lý lịch cơ cấu nhân sự chính quyền bằng con đường tự do dân chủ đa nguyên chính trị. Nếu không, Trung Hoa không chốn dung thân và sụp đổ chỉ trong thập niên này.
Đây là thời cơ để các nước nhỏ quanh Trung Hoa làm cuộc Thoát Trung Luận tốt đẹp nhất. Xem ra lãnh đạo Miến Điện đã quá sáng suốt và đáng kính nể, khi họ làm cuộc Thoát Trung Luận từ 3 năm qua.
Asia Clinic, 10h33' ngày thứ Bảy, 20/7/2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét