Trên địa bàn quận Phú Nhuận có ít nhất 3 di tích lịch sử thờ tự các vị tướng thời Nguyễn là lăng Võ Tánh, lăng Võ Duy Nghi và lăng Trương Tấn Bửu nhưng cũng ít người biết và lui tới.
Di tích Lăng Trương Tấn Bửu tọa lạc tại số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, P8 PN được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Khi đến nơi này thì cổng chính đóng cửa im lìm và nhờ có hướng dẫn nên Minh tui đi theo lối sau có cổng phụ để vào lăng.
Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) là một võ tướng đời Gia Long. Là người làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long – nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông được xem là một trong năm ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn gồm: Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu.
Bước qua cửa phụ ta sẽ thấy một khoảnh sân không rộng lắm nhưng cây cối được trồng nhiều nên tạo một không gian thoáng mát và yên tĩnh.
Lăng chia làm 2 khu riêng biệt: Điện thờ và Lăng mộ.
Mặt trước khu điện thờ và bên trái là nơi sinh hoạt của gia đình người chăm sóc lăng. Xin phép người trông coi là một phụ nữ hơn 50 tuổi dẫn vào tham quan khu điện thờ.
Khu điện thờ cũng được chia thành 2 nơi: Chính điện và Tiền điện.
Chính điện nơi đặt ngai thờ của ông.
Toàn cảnh Chính điện.
Trong tủ áo nơi chính điện còn có một bộ sắc phục, không biết có phải sắc phục của ông ngày xưa hay không????
Chính điện luôn được đóng cửa, chỉ khi có khách đến viếng hoặc những ngày giỗ, lễ mới được mở. Nói chuyện với chị chăm sóc lăng thì chị nói bình thường nếu muốn đến tìm hiểu, chụp ảnh thì phải được Phòng VHTT giới thiệu thì mới được vào chụp hình.????
Khu tiền điện nơi đặt những vật thờ cúng như bạch mã, chim hạc, lọng, câu đối, hoành phi...
Chữ Thần và lọng che chắc có tưởi đời cũng rất lâu.
Tiền hiền
Hậu hiền
Lăng có kiến trúc theo phong cách cổ điển. Bố cục, mặt bằng, vật liệu đều theo phương thức, kiểu dáng kiến trúc, xây dựng điển hình của lăng mộ quan lại triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX.
Kỹ thuật xây dựng cũng là nét độc đáo, dù đã gần 200 năm, lớp ô dước bên ngoài bong tróc gần hết nhưng gạch bên trong vẫn gắn kết chắc chắn với nhau và giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc khu lăng mộ nhờ vậy mà ta mới chiêm ngưỡng được vẻ cổ kính của lăng mộ.
Mặt bằng khu lăng mộ gồm bình phong tiền, cổng ngoài, sân bái đình, cổng trong, hương án, mộ và bình phong hậu.
Nhờ có người chăm sóc nơi khuôn viên lăng mộ luôn sạch sẽ.
Toàn cảnh bên trái khu lăng mộ.
Toàn cảnh bên phải khu lăng mộ.
Mộ Trương Tấn Bửu dài 3,3m ngang 2,2m cao 2,1m. Có dáng như một ngôi nhà, nóc mộ có 2 mái vát chụm nhau. Trước mộ có bia ghi bằng chữ quốc ngữ “Trương công công Trương Tấn Bửu, Trung quân phó tướng thọ Long Vân hầu”.
Nhìn từ lăng mộ ra ngoài, xung quanh được trồng rất nhiều chậu cảnh nên quanh cảnh thật bình yên, thoáng mát.
Nét thời gian tàn theo năm tháng.
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỨC LONG VÂN HẦU TRƯƠNG TẤN BỬU
Trương Tấn Bửu (1752 - 1827), võ tướng đời Gia Long. Quê: người làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long – nay là xã Thạch Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Thời trai trẻ, Trương Tấn Bửu đã nổi tiếng là người tuấn tú, có sức mạnh vô song, dám đương đầu với cọp.
Năm Đinh Mùi 1787, lúc chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh ) chạy trốn quân Tây Sơn, có ghé nhà cha ông tạm trú một đêm. Gặp dịp, ông xin theo phò tá nhưng vừa ra khỏi nhà, ông gặp ngay trận chiến ác liệt. Nhờ sự thông minh và lòng dũng cảm, ông cứu thoát được chúa Nguyễn.
Sau đó, ông được làm cai cơ, thuộc đạo quân của Tôn Thất Hội.
Tháng 6 năm Canh Tuất (1790), thăng chức Hậu quân Hậu chi Chánh chưởng chi, rồi đổi qua Chưởng quản Tiền quân.
Tháng 2 năm Đinh Vị (1797), thăng Tiền quân Phó tướng, lập được nhiều chiến công ở Bình Định, Hội An
Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành.
Năm 1806, có công dẹp bọn cướp biển Tàu Ô, ông được thăng làm Trung quân kiêm Tả quân Phó tướng, quyền lãnh chức Tổng trấn Bắc Thành, thay Nguyễn văn Thành
Năm Canh Ngọ 1810, ông lại được bổ vào Gia Định, quyền lãnh chức Tổng trấn, đến năm 1812, thực thụ Phó Tổng trấn Gia Định.
Năm 1816 ông đốc suất đắp thành Châu Đốc rồi được điều về Huế làm Trung quân phó tướng. Năm Nhâm Thân 1821, lại được cử làm Phó Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai.
Năm Nhâm Ngọ 1822, ông thăng Chánh nhất phẩm, thân phụ ông cũng được vua Minh Mạng ban sắc truy phong là Nghiêm oai tướng quân, Trung quân Thống chế và mẹ ông cũng được truy phong vào hàng mệnh phụ phu nhân.
Năm Quí Mùi 1823 theo lệnh của Lê văn Duyệt, ông chỉ huy khoảng 35.000 quân và dân lo nạo vét kênh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu rồi chẳng bao lâu sau ông bệnh, xin về hưu vào ngày 17 tháng 11 năm Ất Dậu 1825
Tuy hưu trí, nhưng ông được vua Minh Mạng cho hưởng lương bổng đầy đủ. Ngày 2 tháng 8 năm 1827 (10 tháng 6 âm lịch năm Đinh Hợi) ông mất, thọ 75 tuổi.
Đến đời Tự Đúc năm thứ 5 (1852), ông được thờ vào miếu Trung hưng công thần và đền Hiền lương.
bố susu
07-2013
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét